Cách Gọi Điện Hỏi Thăm Bố Mẹ Chồng

Cách Gọi Điện Hỏi Thăm Bố Mẹ Chồng

Chồng tiếng Anh là gì? Husband, hubby, honey,… là những cách gọi chồng dễ thương và tình cảm dành cho người vợ. Cùng khám phá xem những cách gọi khác của chồng trong tiếng Anh với bài viết dưới đây nhé!

Chồng tiếng Anh là gì? Husband, hubby, honey,… là những cách gọi chồng dễ thương và tình cảm dành cho người vợ. Cùng khám phá xem những cách gọi khác của chồng trong tiếng Anh với bài viết dưới đây nhé!

Chồng tiếng Anh là gì? Cách gọi thân mật với vợ chồng người yêu

Chồng tiếng Anh là husband /ˈhʌzbənd/, còn vợ tiếng Anh là wife /waɪf/. Đây là những từ để gọi vợ chồng một cách chính thống trong văn viết cũng như văn nói. Ngoài ra từ để chỉ chung vợ/ chồng trong tiếng Anh là spouse /spaʊs/ (người hôn phối).

Còn trong giao tiếp, có rất nhiều cách để gọi chồng hoặc vợ bằng tiếng Anh thân mật gần gũi hơn như sau:

+ trích dẫn tình yêu hay nhất dành cho vợ chồng

“Love is not about how many days, months, or years you have been together. Love is about how much you love each other every single day.” – “Tình yêu không phải là về số ngày, tháng, hoặc năm bạn đã bên nhau. Tình yêu là về việc bạn yêu nhau mỗi ngày.”

“The best thing to hold onto in life is each other.” – Audrey Hepburn – Điều tuyệt vời nhất để giữ nhau lại trong đời là chính nhau

“I love you not only for what you are but for what I am when I am with you.” – Roy Croft – Em yêu anh không chỉ vì chính anh mà em còn yêu cả chính mình khi em bên anh

“You are my today and all of my tomorrows.” – Leo Christopher – Anh là hiện tại và tất cả tương lai của em sau này

“In all the world, there is no heart for me like yours. In all the world, there is no love for you like mine.” – Maya Angelou – Trên thế giới này, không có trái tim nào thuộc về em như trái tim của anh. Trên thế giới này, không có tình yêu nào dành cho anh như tình yêu của em.”

“Love is a partnership of two unique people who bring out the very best in each other and who know that even though they are wonderful as individuals, they are even better together.” – Tình yêu là kết nối của hai con người riêng biệt, họ khiến nhau thành phiên bản tốt nhất và họ biết rằng, mặc dù đã  tuyệt vời khi đứng độc lập, nhưng khi ở bên nhau, họ càng trở nên xuất sắc hơn

“You know you’re in love when you can’t fall asleep because reality is finally better than your dreams.” – Dr. Seuss – Bạn biết bạn đang yêu khi bạn không thể ngủ vì hiện thực cuối cùng còn lộng lẫy hơn cả những giấc mơ.”

“A successful marriage requires falling in love many times, always with the same person.” – Mignon McLaughlin – Một cuộc hôn nhân thành công nghĩa là bạn đã đắm chìm trong tình yêu nhiều lần, luôn với cùng một người

“The greatest happiness you can have is knowing that you are loved for who you are and nothing more.” – Unknown – “Hạnh phúc lớn nhất bạn có thể có là biết rằng bạn được yêu vì chính bản thân bạn. Không còn gì tuyệt diệu hơn thế nữa

“I am happiest when I’m right next to you.” – Unknown – Em hạnh phúc nhất khi được ở cạnh anh

“You are the source of my joy, the center of my world, and the whole of my heart.” – Anh là nguồn niềm vui của em, trung tâm của thế giới của em và toàn bộ trái tim em

“Love is like the wind, you can’t see it but you can feel it.” – Nicholas Sparks – Tình yêu giống như gió, bạn không thể nhìn thấy nhưng bạn có thể cảm nhận được nó.

“Every love story is beautiful, but ours is my favorite.” – Unknown – Mọi câu chuyện tình yêu đều đẹp, nhưng câu chuyện của chúng ta là tuyệt nhất

“The best and most beautiful things in this world cannot be seen or even heard, but must be felt with the heart.” – Helen Keller – Những điều tốt và đẹp nhất trên thế giới này không thể nhìn thấy hoặc nghe thấy, mà phải cảm nhận bằng trái tim

“Your hand fits in mine like it’s made just for me.” – Unknown – Bàn tay anh vừa vặn trong tay em như thể là nó được sinh ra vì em

“Love is not just looking at each other, it’s looking in the same direction.” – Antoine de Saint-Exupéry – Tình yêu không chỉ là nhìn vào nhau, mà là nhìn cùng một hướng

“I choose you. And I’ll choose you over and over and over. Without pause, without a doubt, in a heartbeat. I’ll keep choosing you.” – Unknown – Em chọn anh. Và em sẽ chọn anh lần nữa và lần nữa và lần nữa. Không có dừng lại, không có nghi ngờ, trong một nhịp tim. Tôi sẽ tiếp tục chọn anh

“Two souls with but a single thought; two hearts that beat as one.” – Friedrich Halm – Hai linh hồn nhưng một suy nghĩ duy nhất; hai trái tim đập như một

“Grow old with me, the best is yet to be.” – Robert Browning – Hãy già đi cùng với em, bởi những điều tốt đẹp nhất thậm chí còn chưa đến

“I fell in love with you because of the million things you never knew you were doing.” – Em yêu anh vì hàng triệu điều mà anh không biết anh đã làm

“I am in you and you in me, mutual in divine love.” – William Blake – Em ở trong anh và anh ử trong em, chúng ta hòa quyện vào thứ tình yêu thiêng liêng vĩnh cửu

Ở tuổi 15, nữ sinh Nguyễn Ngọc Thiên Trang (học sinh lớp 9/5 Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến, TP Đà Nẵng) đã trúng tuyển học bổng 10 trường trung học nội trú tại Mỹ với tổng trị giá gần 24 tỷ đồng.

Mang “gen” hiếu học khi Trang có bố làm bác sĩ, mẹ dược sĩ, anh trai đang du học sau khi nhận học bổng 5 trường Đại học danh tiếng tại Mỹ.

Nữ sinh chia sẻ, gia đình em ở TP Tam Kỳ (Quảng Nam). Sau khi học hết lớp 5, Trang ra Đà Nẵng học tại Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến để có môi trường, điều kiện tốt hơn và phát huy được hết khả năng.

“Khi đến lớp 9, em tìm tòi đăng ký vào các trường THPT nội trú tại Mỹ. Nhiều bạn sẽ chọn cách tìm trường thông qua các trung tâm. Lúc đầu, em cũng tìm qua trung tâm nhưng mấy trường ở đó có một số điểm chưa phù hợp với em.

Sau đó, em tự tìm qua trang web của các trường, xem bản thân phù hợp hay không rồi chủ động nhắn tin, nộp hồ sơ xin phỏng vấn… Em chuẩn bị khá nhiều từ các chứng chỉ học thuật như IELTS, SAT, viết bài luận gửi các trường. Cùng với đó, học tốt để điểm trung bình cả năm luôn đạt 9.7, kết quả đến với em là được 10 trường ở Mỹ chọn”, Trang tâm sự.

Trang chia sẻ bản thân luôn quan trọng tính kỷ luật trong học tập và sắp xếp thời gian hợp lý. Một ngày nữ sinh giành 5 tiếng học tại trường, 3 tiếng đi học thêm, sau đó em tham gia các hoạt động thể thao, các câu lạc bộ xã hội…

“Kỷ luật sẽ giúp em tập trung nhất trong quá trình học và đạt kết quả tốt. Gần đây, nhiều bạn học mệt, áp lực, em muốn nhắn nhủ các bạn không cần quá khắt khe với bản thân, học cách chấp nhận những khuyết điểm và sửa dần. Chúng ta nên bắt đầu từ những việc nhỏ nhất dần dần sẽ làm được những việc lớn, chứ không phải ngay từ đầu làm những việc lớn, khi không hoàn thiện được sẽ thất vọng”, Trang nói.

Trúng tuyển 10 trường nhưng Trang quyết định chọn Trường PTTH nội trú The Grier School (bang Pennsylvania, Mỹ), giá trị học bổng 2,7 tỷ đồng. Chọn ngôi trường này bởi vì phù hợp với khí hậu, thời tiết, cũng như mức đãi ngộ học bổng. Dự kiến tháng 8 này, Trang sẽ lên đường đến với xứ người học tập, tìm kiếm những thành công mới.

“Du học được coi là mục tiêu của nhiều bạn trẻ trong hành trình chinh phục tri thức, mở rộng cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp. Em tin rằng có rất nhiều trải nghiệm thú vị, mới lạ đang chờ đón em ở phía trước tại đất nước danh tiếng như Mỹ. Em sẽ cố gắng học thật tốt”, Trang nói.

Nữ sinh cho biết, trước ngày đi Mỹ học bản thân Trang có một số lo lắng như trường ít bạn người Việt và em phải ở lại ký túc xá của trường. Nền văn hóa và ẩm thực ở đất nước mới cũng phần nào ảnh hưởng.

“Có thể ban đầu em sẽ khó thích nghi lối sống mới. Thời gian qua, em đã chuẩn bị tinh thần và tìm hiểu trước các hoạt động của trường mới xem cách các bạn đăng ký môn học, học như thế nào, ngoại khóa ra sao. Từ đó, em định hướng trước một vài hoạt động, khi qua đó em tham gia luôn không cần phải suy nghĩ. Bản thân em làm việc gì đó luôn nỗ lực đạt kết quả tốt nhất, em tin mình sẽ sớm bắt nhịp ở môi trường mới”, nữ sinh cho hay.

Nói về dự định của mình, Trang bộc bạch, sau này em muốn trở thành một bác sĩ giúp đỡ mọi người. Khi học xong các chương trình em sẽ mang kiến thức mình có được trở về Việt Nam đóng góp cho đất nước.

“Em suy nghĩ rất nhiều, khi qua Mỹ học xong những chương trình như đại học, học lên thạc sĩ hay tiến sĩ em sẽ quay về quê hương mở các dự án, hoạt động hỗ trợ cho các bạn có niềm say mê, hứng thú đi du học. Xa hơn nữa nếu đủ khả năng em sẽ mở câu lạc bộ y học để có thể đóng góp cho các bệnh viện, giúp những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn”, Trang thổ lộ.

Không tạo áp lực học tập cho con

Bác sĩ Nguyễn Thanh Tiên (bố của Thiên Trang) cho biết, gia đình đã đồng hành cùng những thành công của con qua các phương châm giáo dục, thái độ, sự truyền cảm hứng của ba mẹ.

“Gia đình tôi đã để các con tự hình thành thói quen tốt với thời khóa biểu được phân bổ theo ý muốn của con, cùng con thực hiện mỗi ngày trong nhiều năm.

Luôn động viên con học hành thoải mái, không áp lực, không quan trọng về điểm, bên cạnh việc tạo điều kiện phát triển học thuật, gia đình cũng tạo điều kiện cho con có thời gian phát triển thể chất như bơi lội, học đàn, học nhạc, tập yoga… để giữ gìn sức khỏe”, anh Tiên nói.

Tiếp đến, thói quen đọc sách cùng ba mẹ đã được gia đình anh Tiên rèn luyện các con từ khi lên 3 bằng việc xem sách tranh, đọc truyện trước khi đi ngủ, từ đó dần hình thành thói quen cho Trang.

Anh Tiên đã định hướng con tiếp cận Tiếng Anh từ lớp 1, các môn học ở trường con chủ động tự học, tự sắp xếp, phân bổ giờ giấc hợp lý. Gia đình cũng tập thói quen cho con tự đặt vé, đặt tour đi du lịch trong và ngoài nước không có bố mẹ đi cùng trong những dịp bé nghỉ lễ, hè, tết, tập dần thói quen tự lập ngay từ nhỏ làm nền tảng cho việc du học trung học nội trú sau này.

Bên cạnh đó, dù bận rộn thế nào, vợ chồng anh Tiên vẫn cố gắng đồng hành cùng con lúc con cần. Từ đó, anh Tiên hiểu được điểm mạnh, yếu của các con, hướng dẫn con phát triển những thế mạnh, cải thiện những điểm yếu.

Anh Tiên nhìn nhận, điều anh và vợ truyền cảm hứng cho các con là niềm đam mê học tập khi còn bé và làm nghiên cứu sau này đóng góp cho xã hội, chứ không phải là áp lực từ bằng cấp.

Thầy Ngô Văn Nuôi, Phó hiệu trưởng Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến, đánh giá Nguyễn Ngọc Thiên Trang là một học sinh giỏi toàn diện, giàu tình cảm và biết quan tâm đến mọi người. Nữ sinh này luôn năng nổ tham gia các hoạt động tình nguyện, dự án vì cộng đồng, mang lại niềm vui cho những hoàn cảnh kém may mắn.

Theo thầy Nuôi, khi biết học trò trúng tuyển 10 trường nội trú tại Mỹ với suất học bổng lên đến hàng chục tỷ đồng, nhà trường rất tự hào.

“Thiên Trang học xuất sắc tất cả các môn, luôn muốn vươn lên và có khả năng thích ứng rất nhanh với môi trường học tập mới, có tính tự lập rất cao. Thành tích của em là tấm gương và cảm hứng để các học sinh khác noi theo, phấn đấu”, thầy Nuôi nói thêm.

Từng có nhiều dịp tham dự các sự kiện do bà ngoại tổ chức, Khánh Huyền cảm thấy vô cùng tự hào và ngưỡng mộ. Lâu dần, sự ngưỡng mộ ấy trở thành áp lực lên em.

Trong bài luận gửi tới Đại học California, Hân chia sẻ việc hay so sánh mình với người khác đem lại cho em nhiều cảm xúc tiêu cực. Sau đó, em nghĩ rằng bản thân mỗi người đều là một cá thể riêng biệt.

Hiện Mỹ có chính sách hỗ trợ định cư cho du học sinh theo học ngành STEM. Cụ thể, chương trình OPT đã được kéo dài tới 36 tháng. Trong thời gian hoàn thành chương trình, du học sinh có thể nộp hồ sơ xin visa định cư theo diện EB1, EB2, EB3.

Vay mượn xây lại căn nhà xập xệ ở quê cho bố mẹ chồng, nghĩ kiểu gì cũng được thừa kế, nhưng 5 năm sau ông bà cho bác cả.

"Nói về câu chuyện chia thừa kế, đúng là 'mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh'. Có người chịu bi kịch vì chia thừa kế sớm, nhưng như gia đình tôi lại gặp đủ chuyện rắc rối, lục đục chỉ vì cha mẹ không sớm sang tên tài sản rõ ràng cho các con.

Chuyện là nhà chồng tôi có ba anh em trai. Chồng tôi là con út. Hai vợ chồng tôi lấy nhau và ở lại Hà Nội để sinh sống, làm việc. Năm 2017, tôi bàn với chồng xây sửa lại căn nhà ở quê cho bố mẹ vì nay đã rất cũ kỹ, xập xệ, mất an toàn.

Lúc đó, hai chúng tôi có về nói chuyện với hai người anh của chồng. Bác cả bấy giờ còn sinh sống ở trong Nam, nói rằng 'không có ý định quay về quê' nên không tham gia vào chuyện này, để vợ chồng tôi tự xử lý. Còn bác Hai cũng nói 'sẽ làm nhà ở riêng tại khu đất ngoài', nên cũng không có ý kiến gì.

Sau khi trao đổi thống nhất, bố mẹ và các anh chồng nói ý với vợ chồng tôi rằng 'cứ tự bỏ tiền ra làm nhà rồi sau này về đấy mà ở', mọi người sẽ không tham gia, đóng góp, hay đòi hỏi gì về ngôi nhà này. Nghĩ nhà đã quá cũ, cứ để ông bà ở đấy tôi cũng không yên tâm, nên tôi bàn với chồng quyết xây lại nhà vì trước là để ông bà ở, rồi sau này có cũng là của mình, coi như có chỗ cho chúng tôi đi về.

Vì tài chính không đủ, lại không được ai hỗ trợ nên vợ chồng tôi phải vay mượn thêm bên ngoài, được gần 500 triệu đồng. Cố gắng xoay xở, cuối chúng tôi cũng làm xong được căn nhà mái thái khang trang cho bố mẹ chồng ở, tiện trông nom nhà cửa cho mình sau này.

Đến giữa năm 2023, nhà bác cả làm ăn không thuận lợi, vợ chồng lục đục rồi ly hôn. Sau đó, bác mang con về ở chung với ông bà trong căn nhà chúng tôi xây lúc trước. Vấn đề là từ đó đến nay, ông bà vẫn không hề sang tên cho vợ chồng tôi căn nhà đó. Nghĩa là về mặt luật pháp, đó vẫn là nhà của ông bà chứ không phải của chúng tôi.

Vừa rồi, bố mẹ cứ giục chúng tôi làm nhà riêng ra phía ngoài, còn căn nhà này coi như của ông bà, sau này để lại cho bác cả. Bức xúc nhưng nghĩ người một nhà nên cũng không muốn làm căng, tôi nói với bố mẹ chồng: 'Chúng con làm nhà mới cũng được, nhưng ông bà làm sổ và sang tên luôn chỗ đất bên ngoài cho bọn con. Có sổ thì con sẽ làm nhà mới".

Thế nhưng, đến giờ ông bà vẫn chưa chịu sang tên đất cho vợ chồng tôi. Nói thật, tính tôi luôn nhường nhịn để cho nhà cửa yên ấm, nghĩ cũng mấy năm làm dâu cư xử, chăm sóc bố mẹ chồng mà không hề tính toán gì. Giờ ông bà bảo tôi làm nhà mới, nhưng nhỡ làm xong, đất vẫn đứng tên ông bà như căn nhà tôi xây lúc trước thì sao? Không lẽ chúng tôi lại bỏ công, bỏ tiền ra để ông bà mang đi cho người khác hay sao?".

Đó là chia sẻ của độc giả Thùy Linh về trường hợp của bản thân sau bài viết "Bi kịch vì chia thừa kế sớm". Thời gian qua, có nhiều ý kiến tranh luận trái chiều xung quanh câu hỏi "Có nên chia thừa kế sớm cho con?". Một số người cho rằng tài sản thừa kế sẽ chỉ có giá trị khi con cái còn trẻ, cần một số vốn để vào đời. Tuy nhiên, số khác lại phản biện rằng người già cần tự lo được cho bản thân trước thay vì sớm phân chia tài sản rồi sống phụ thuộc vào con cái.