Trong những năm qua, nhất là sau khi đại dịch Covid-19 lắng xuống, ngành du lịch Hàn Quốc đã có những bước phát triển tích cực khi số lượng du khách đến thăm đất nước này ngày một tăng lên. Đặc biệt, trong thời điểm "Năm du lịch Hàn Quốc 2023 - 2024" đang diễn ra, các cơ quan, tổ chức Hàn Quốc đã thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động quảng bá thông qua nhiều hình thức khác nhau nhằm giới thiệu vẻ đẹp của Hàn Quốc đến với du khách quốc tế, trong đó có Việt Nam.
Trong những năm qua, nhất là sau khi đại dịch Covid-19 lắng xuống, ngành du lịch Hàn Quốc đã có những bước phát triển tích cực khi số lượng du khách đến thăm đất nước này ngày một tăng lên. Đặc biệt, trong thời điểm "Năm du lịch Hàn Quốc 2023 - 2024" đang diễn ra, các cơ quan, tổ chức Hàn Quốc đã thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động quảng bá thông qua nhiều hình thức khác nhau nhằm giới thiệu vẻ đẹp của Hàn Quốc đến với du khách quốc tế, trong đó có Việt Nam.
Du lịch Hàn Quốc những năm trở lại đây đang trở thành chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của người dân Việt Nam. Bằng sự ham mê khám phá văn hóa 4 phương và nhiệt huyết của tuổi trẻ, Hàn Quốc sẽ luôn là một trong những điểm đến hứa hẹn đem lại những trải nghiệm thú vị cho giới trẻ Việt Nam. Với xứ mệnh đem tới một “Hàn Quốc bỏ túi”, Tổng cục Du lich Hàn Quốc hân hạnh được dành tặng cho người hâm mộ những đầu sách “Cẩm nang du lịch Hàn Quốc bỏ túi”.
Thông qua những đầu sách này, hy vọng bạn đọc sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về văn hóa ẩm thực và con người Hàn Quốc, giúp các bạn trẻ trang bị những kiến thức cơ bản về du lịch xứ Kim chi cũng như khơi dậy niềm đam mê trải nghiệm văn hóa 4 phương.
Hãy cùng Tổng cục Du lịch Hàn Quốc điểm qua những đầu sách thú vị này nhé:
Cuốn sách giới thiệu đến bạn đầy đủ nhất các điểm tham quan, vui chơi, giải trí tại Hàn Quốc, giúp bạn lên kế hoạch cho các chuyến đi một cách chi tiết, chơi ít nhưng phải “chất” nhé! Những địa điểm nơi đây đều được những cá nhân có uy tín tổng hợp lại, KTO chắc chắn du khách sẽ những có những trải nghiệm thú vị khi đặt chân tới Hàn Quốc dễ thương này.
2. Du lịch Hàn Quốc bằng tàu điện ngầm
Vi vu trên những chuyến tàu tiện lợi đến những địa điểm du lịch hot nhất Hàn Quốc sẽ là một trải nghiệm không thể bỏ qua khi tới thăm xứ Kim Chi. Cuốn sách mang đậm phong cách “Hàn Quốc” này sở hữu rất nhiều hình ảnh dễ thương, mỗi hình ảnh thể hiện một điểm đến thú vị cũng như những kinh nghiệm xương máu mà các con nghiện du lịch để lại.
Cuốn sách thể hiện 100 điểm đến đáng ghé thăm nhất khi tới Hàn Quốc. Mỗi một điểm đến đều mang trong mình những câu chuyện hay và thú vị được thể hiện qua những dòng chia sẻ ngắn. Chắc chắn bạn đọc sẽ không thể du lịch toàn bộ 100 điểm đến này, vì vậy hãy chọn ra những nơi phù hợp với sở thích của bản thân và có những trải nghiệm đáng nhớ trong chuyến du lich nhé!
4. Khám phá Chợ truyền thống Hàn Quốc
Những khu chợ truyền thống đậm nét Hàn Quốc sẽ đem lại cho bạn trải nghiệm vô cùng mới mẻ và thú vị khi được thưởng thức các món ăn tại đây. Cuốn sách thể hiện rất sinh động nét văn hóa thường thấy của từng phiên chợ cũng như những món đặc sản mà chỉ riêng phiên chợ đó mới có, bạn đọc ngoài tham khảo cuốn sách này có thể theo dõi Tab chuyên mục: Chợ truyền thống Hàn Quốc để có những cái nhìn tổng quan nhất về văn hóa xứ Kim Chi đậm đà bản sắc.
Bản đồ sẽ thể hiện chi tiết toàn bộ lãnh thổ Hàn Quốc kèm bản đồ tàu điện ngầm và trung tâm Seoul, giúp cho chuyến đi của bạn trở lên hoàn hảo hơn. Đây chắc chắn sẽ là một công cụ không thể thiếu trong vali của du khách khi đặt chân lên xứ sở Kim chi. Lợi thế hơn sự giúp đỡ của Công nghệ chỉ đường tiên tiến được phát triển bởi Google, Bản đồ do người Hàn Quốc phát triển, thể hiện được các ngóc ngách, các chuyến tàu điện ngầm mà chỉ dân bản địa mới nắm được.
Nổi tiếng với những bộ phim ăn khách, vùng đất Busan thơ mộng luôn là một trong số những địa điểm du lịch lý tưởng khi đặt chân tới Hàn Quốc, những hòn Đảo Tongyeong vô cùng xinh đẹp cùng với vùng đất Jung-gu náo nhiệt nơi đây chắc chắn sẽ không làm du khách thất vọng. Thông qua những trang sách, độc giả dường như được đắm chìm vào khung cảnh đẹp nơi đây và KTO chắc chắn một điều rằng một khi bạn đã đọc hết cuốn sách, bạn sẽ không bao giờ nguôi nung nấu ý tưởng du lịch Busan sau khi hết dịch Covid-19.
Cuốn sách là tổng hợp những nội dung du lịch tuyệt vời nhất với các chủ đề thời trang, làm đẹp, nấu ăn cùng những lễ hội rực rỡ mà phái đẹp yêu thích. Thông qua đây, độc giả chắc chắn sẽ có những cái nhìn toàn diện về đất nước Hàn Quốc xinh đẹp cũng như nung nấu 1 ý định du lịch Xứ sở Kim chi 1 ngày không xa.
Mang đậm bản sắc văn hóa, Hanok là một sự trải nghiệm không thể bỏ lỡ khi tới Hàn Quốc để có thể cảm nhận sự yên tĩnh và sự đậm đà văn hóa nơi mà lối kiến trúc này đem lại. Bạn sẽ thấy nơi đây những ngôi nhà có kiến trúc cổ kính trong phim giã sử ngày xưa. Hanok (trong thời cận đại gọi là Hàn Ốc) là một kiểu kiến trúc ngôi nhà truyền thống của người Hàn Quốc ảnh hưởng kết hợp giữa Hàn Quốc và Nhật Bản, đều được thiết kế, sử dụng cho cả quý tộc cũng như nông dân. Ngày nay, Hanok được dùng để sáng tạo kiến trúc, làm nhà nghỉ, chùa, quán ăn,... Hiện tại trên thế giới đã công nhận ngôi nhà này là một quần thể kiến trúc hình mẫu và nhiều kiến trúc sư trên thế giới đánh giá cao về ngôi nhà phù hợp với từng điều kiện, có thể nói dựa vào các khâu thiết kế của ngôi nhà này cũng sẽ làm nên những ngôi nhà có khả năng chịu được lũ và cơn địa chấn bất ngờ xảy ra.
Ẩm thực Hàn Quốc luôn là một phương tiện truyền thông mũi nhọn khi đem văn hóa Hàn Quốc giới thiệu cho bạn bè 5 Châu. Thật vậy, kết quả đã chứng minh một cách hết sức thuyết phục rằng những món ăn Hàn Quốc đã và đang được rất nhiều quốc gia ưa chuộng trong đó có Việt Nam. Hãy cùng KTO học nấu và thưởng thức những món ăn đặc sắc nhất, khám phá vẻ đẹp của nền ẩm thực xứ sở Kim Chi này và hứa hẹn một ngày chúng ta cùng gặp nhau tại Hàn Quốc và đánh giá khả năng “nấu đồ Hàn” thông qua thang điểm 10 với những người bản địa nhé!
Các bạn có thể đăng ký nhận sách cứng bằng cách điền thông tin trên website hoặc ấn vào chữ ‘e-book’ và đọc trực tiếp
Hãy tham khảo khi lên kế hoạch du lịch Hàn Quốc để có một chuyến đi trọn vẹn nhé.
Tìm hiểu thêm các thông tin về du lịch Hàn Quốc tại website chính thức của Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam www.visitkorea.org.vn
Nguồn: [Link nguồn]Nguồn: [Link nguồn]
Du lịch là một ngành công nghiệp quan trọng của Úc, tính đến năm 2017, số lượt khách du lịch quốc tế đạt 8,8 triệu lượt, tăng 7% so với năm 2016 (8,3 triệu lượt), tổng thu từ khách du lịch là 41,3 tỷ đô la, tăng 6% so với năm 2016 (39,1 tỷ đô la), năng lực vận chuyển hàng không quốc tế đạt tổng số 25,9 triệu ghế ngồi tăng 5% so với năm 2016 (24,6 triệu chỗ). Tính đến tháng 3/2018, Úc đón được 9 triệu khách du lịch quốc tế, tăng 7,7% so với năm 2017[1]. Dự kiến đến năm 2026 – 2027, số lượt khách du lịch quốc tế ước đạt 15 triệu lượt, tăng 15% so với năm 2016 – 2017, mức tăng trưởng hàng năm 5,8%, trong đó, khách Trung Quốc: 26,2 tỷ lượt; New Zealand 3,9 tỷ; Mỹ: 6,3 tỷ. Tổng thu từ chi tiêu lưu trú qua đêm của khách du lịch quốc tế là 151,4 tỷ đô la, tăng 50% so với năm 2016 – 2017, đạt mức tăng trưởng hàng năm 4.1%.[2]
Ngành Du lịch thu hút hơn 500.000 lao động trực tiếp và đóng góp hơn 10% tổng thu nhập xuất khẩu, trở thành ngành dịch vụ xuất khẩu lớn nhất của Úc[3]. Ngành Du lịch giúp tài trợ cơ sở hạ tầng kinh tế quan trọng như sân bay, giao thông, CSLTDL và cơ sở vật chất kỹ thuật khác. Du lịch cũng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế vùng Australia, cứ mỗi đô la của khách du lịch chi tiêu thì có với 46 xu đóng góp cho kinh tế vùng của Úc. Có gần 280.000 doanh nghiệp du lịch bao gồm CSLTDL, quán bar, cà phê, casino, công ty du lịch, đại lý du lịch, công ty vận tải… Ngành Du lịch là động lực phát triển các ngành khác nhờ chuỗi cung ứng liên kết mạnh mẽ. Cứ mỗi đô la chi tiêu cho hoạt động du lịch đã tạo thêm 91 xu cho các lĩnh vực khác của nền kinh tế – tỷ lệ này cao hơn so với các tạo động tạo thêm trong các ngành khai thác mỏ, nông nghiệp và dịch vụ tài chính. Du lịch không chỉ là đi chơi trong các dịp nghỉ lễ mà du lịch còn là ngành kinh tế thu lợi nhuận từ dịch vụ đi lại trong nước và quốc tế với mục đích công vụ, học tập, làm việc, và thăm gia đình và bạn bè.
Thế mạnh của du lịch Úc là tài nguyên du lịch thiên nhiên và văn hóa. Cảnh quan độc đáo, dịch vụ du lịch dựa vào thiên nhiên; Văn hóa và di sản bản địa đặc sắc với nhiều thành phố và vùng miền giàu bản sắc; người dân thân thiện và khoan dung. Nhưng hơn thế, du lịch Úc chú trọng nâng cao chất lượng, xây dựng sản phẩm có chọn lọc, chuyên môn hóa và cơ sở hạ tầng đảm bảo. Nhờ vào những điểm mạnh này và khi người dân ở các cường quốc kinh tế châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ đang có xu hướng tiêu dùng mạnh hơn, đồng thời quan tâm, đánh giá cao du lịch Úc, cuộc cách mạng kỹ thuật số… dự kiến đến năm 2020, ngành Du lịch Úc sẽ đóng góp lên tới 50% GDP, ước tính khoảng 51 tỷ USD.
Năm 2016, GDP trên đầu người của Úc là 1189 USD, dự kiến đến năm 2030 con số này tăng lên 1663 USD và đến năm 2050 là 2564 USD.[4]
Tổ chức Du lịch Úc có nhiệm vụ chính là tiếp thị du lịch quốc gia với vai trò như một động lực tăng trưởng, xác định mục tiêu đem lại lợi ích kinh tế vững bền, tăng trưởng việc làm; Tăng trưởng tổng chi tiêu của du khách; Tăng trưởng về các khoản chi tiêu phân tán và chi tiêu của du khách theo khu vực; Tăng số lượt tham quan quốc tế và nội địa (số du khách, độ dài lưu trú, chi tiêu trên một khách, chi tiêu bình quân ngày).[5]
Tháng 6/2012, Chính phủ Úc đã bãi bỏ đề xuất tăng thuế xuất cảnh và tăng gấp đôi tỷ lệ doanh thu từ thuế xuất cảnh từ 10% đến 20% để hỗ trợ cho công tác xúc tiến du lịch – dự kiến khoản thu này có trị giá 48 triệu Đô la Úc.[6]
Dự báo xu hướng thị trường chính[7],[8]
Trong những năm qua, Ủy ban Du lịch Úc (ATC) [9] đã thực hiện dự án phát triển du lịch trung và dài hạn. ATC có đại diện tại 20 quốc gia trên toàn cầu chịu trách nhiệm về việc quảng bá Úc, xây dựng hình ảnh một nước Úc là một điểm đến du lịch không thể bỏ qua. Nghiên cứu cho thấy rằng người tiêu dùng ở một số thị trường xem Úc là tốn kém, quá xa. Để khắc phục những hạn chế này, Úc xây dựng một chiến lược marketing thông minh hơn, có tính đổi mới và độc đáo. Ngoài các chương trình FAM và Press, tiếp thị trực tiếp, trực tuyến thông qua Australia.com, qua những người có tầm ảnh hưởng, chương trình khuyến mãi, và các sự kiện thương mại.[10], ATC còn thực hiện các chiến dịch quảng cáo Chiến dịch quảng cáo linh hoạt, được thiết kế riêng cho các thị trường du lịch trọng điểm, như châu Âu, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản… Tính linh hoạt thể hiện qua việc phản ứng nhanh chóng với những hiện tượng tác động đến tâm lý của khách du lịch, thu hồi kinh phí dự kiến và tái phân bổ cho các hoạt động tiếp thị khi điều kiện bình thường trở lại.
Bộ Tài nguyên, Năng lượng và Du lịch Úc xây dựng Chiến lược phát triển du lịch quốc gia từ tháng 12/2009[11] và được cập nhật cho tới thời điểm hiện tại. Bộ cũng giới thiệu tiềm năng ngành Du lịch thông qua chương trình “Du lịch 2020” vào tháng 11/2010. “Du lịch 2020” được xem là văn bản quan trọng thực hiện Chiến lược du lịch dài hạn quốc gia nhằm đạt được tăng trưởng theo dự kiến của ngành Du lịch đến năm 2020. “Du lịch 2020” xây dựng căn cứ vào sự tập trung, nghiên cứu và hợp tác lâu dài để tối đa hóa tiềm năng kinh tế của ngành Du lịch. “Du lịch 2020” thể hiện mức độ hợp tác mạnh mẽ nhất từ trước tới nay giữa ngành Du lịch và chính phủ Úc, các tiểu bang và lãnh thổ để giảm thiểu những vướng mắc cản trở tăng trưởng của ngành Du lịch. Đó là, xác định rõ Chính phủ ưu tiên việc hoạch định khung chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngành, nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu và tận dụng các cơ hội ở Châu Á.
Du lịch 2020 đánh dấu giai đoạn tiếp theo trong sự phát triển của Chiến lược du lịch dài hạn quốc gia. Thông qua Du lịch 2020, chính quyền các cấp sẽ cần phải làm việc với các nhà khai thác ngành du lịch để thực hiện chiến lược và theo dõi tiến độ so với tiềm năng ngành du lịch 2020.
Tuy nhiên, tính cạnh tranh và sự trượt giá của đồng đô la Úc là hai trong số nhiều thách thức của ngành Du lịch Úc. Thị phần quốc tế của Úc đã giảm trong những năm gần đây và chi tiêu du lịch trong nước đã giảm từ năm 2000. Vì vậy, chương trình “Du lịch 2020” ưu tiên những lĩnh vực ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ, bao gồm: đầu tư vào sản phẩm mới, nân cao hiệu suất, tăng cường ứng dụng công nghệ kỹ thuật số và giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động có kỹ năng.
– Hiện tại ngành Du lịch đang cần tuyển dụng 36.000 việc làm, nhưng để đáp ứng tiềm năng thì phải cần thêm từ 56.000 – 152.000 việc làm.
– Cần thêm từ 40.000 – 70.000 phòng mới để đáp ứng tiềm năng
– Cần nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu tăng trưởng 40-50% cho vận chuyển hàng không quốc tế và 23-30% cho nội địa
– Chỉ 1/3 công ty du lịch của Úc có đặt phòng và thanh toán trực tuyến
– Đạt 115 tỷ USD – 140 tỷ USD chi tiêu cho dịch vụ lưu trú
– Duy trì hoặc tăng thị phần tại các thị trường trọng điểm
– Tăng cường lực lượng lao động
– Nâng cao năng lực hàng không quốc tế và nội địa
– Nâng cao chất lượng và hiệu suất ngành
1. Kích cầu của thị trường châu Á
Trong giai đoạn 2010-20, Úc xác định châu Á sẽ đóng góp hơn một nửa mức tăng trưởng du lịch quốc tế 42% chủ yếu từ Trung Quốc. Vì hầu hết các nước ở châu Á đều tăng trưởng kinh tế và khả năng chi trả, đặc biệt ở tầng lớp trung lưu (như Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia).
Mục tiêu: thu hút đối tượng khách du lịch có khả năng chi tiêu cao, đặc biệt là từ thị trường châu Á, bằng cách cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao. Cụ thể là:
– Xúc tiến du lịch thông qua xuất bản sách thế kỷ (Chính phủ Úc – RET chủ trì, tham vấn với công ty PM&C)
– Triển khai Chiến lược “Du lịch 2020” tập trung vào thị trường Trung Quốc (TA, STO) và Ấn Độ (Chính phủ Úc – TA)
– Triển khai Kế hoạch hành động trên thị trường Châu Á (TA, STO)
– Tiếp tục xây dựng Đề án Đích đã được phê duyệt về điểm đến thu hút khách Trung Quốc (ADS) (Chính phủ Úc – RET chủ trì)
– Thực hiện các sáng kiến quản trị chất lượng bao gồm chứng nhận T-QUAL (Chính phủ Úc – RET chủ trì)
– Cấp kinh phí cho chiến lược nâng cao chất lượng T-QUAL tại thị trường Trung Quốc (Chính phủ Úc – RET chủ trì)
– Đánh giá cơ hội kinh doanh và tiếp tục xây dựng kế hoạch cho khu vực châu Á (TA, STOs, Ban Sự kiện Kinh doanh)
– Đào tạo cho các công ty du lịch về năng lực sẵn sàng phục vụ khách Trung Quốc (hiệp hội Du lịch)
– Đáp ứng yêu cầu về chất lượng và nắm bắt cơ hội xây dựng sản phẩm cho thị trường Châu Á (STO, hiệp hội Du lịch, công ty du lịch
2. Nâng cao năng lực cạnh tranh kỹ thuật số
Yếu tố khả năng làm chủ công nghệ số không những góp phần thực hiện hiệu quả công tác marketing và phân phối sản phẩm mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến. Đến năm 2020, dự kiến 80% người dân Úc sử dụng công cụ trực tuyến và con số này trên cả thế giới sẽ là 66%. Trong bảng phân tích trên đây, chỉ 1/3 công ty du lịch của Úc có đặt phòng và thanh toán trực tuyến, vì vậy Chính phủ đã quan tâm tới vấn đề này để đảm bảo nhiều doanh nghiệp du lịch hơn tận dụng các cơ hội do công cụ trực tuyến mang lại.
Mục tiêu: Tận dụng tối đa lợi thế của công nghệ thông tin và truyền thông để thu hút khách du lịch và giao dịch trực tuyến. Cụ thể là:
– Thực hiện Chiến lược Quốc gia về sử dụng công cụ trực tuyến trong du lịch (NOST) (theo phân công trách nhiệm trong Kế hoạch Hành động)
– Từng bước thực hiện kế hoạch hành động Chiến lược Tiếp thị Kỹ thuật số 2020: xây dựng chiến lược truyền thông xã hội mới (TA)
– Liên tục cải tiến bộ công cụ điện tử (e-Kit) phục vụ cho ngành Du lịch (hiệp hội Du lịch, STO)
– Triển khai mạng băng thông rộng quốc gia và chương trình hỗ trợ doanh nghiệp (Chính phủ Úc – DBCDE chủ trì)
– Thực hiện xác định điểm chuẩn và nghiên cứu theo dõi (TRA, tổ công tác phân phối kỹ thuật số)
– Xây dựng chương trình nghiên cứu về xu thế kỹ thuật số (TA, TRA, Hội đồng tư vấn nghiên cứu)
– Giám sát tiến bộ (tổ công tác phân phối kỹ thuật số)
3. Khuyến khích đầu tư và thực hiện chương trình cải cách quy định
Mức độ đầu tư về du lịch trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2010 chỉ tăng ½ so với mức đầu tư vào các lĩnh vực khác của nền kinh tế Úc. Chính phủ đã nghiên cứu tìm giải pháp giảm bớt các rào cản đầu tư để ngành Du lịch hấp dẫn đầu tư vào xây dựng sản phẩm mới và kết cấu hạ tầng.
Mục tiêu: Chính phủ loại bỏ các rào cản quan liêu và tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư vào CSLTDL và kết cấu hạ tầng du lịch. Cụ thể là:
– Hoàn tất chương trình cải tổ du lịch và từng bước nghiên cứu chỉ ra các vấn đề COAG (Chính phủ Úc – RET chủ trì)
– Thực hiện kế hoạch hỗ trợ và tạo thuận lợi để thu hút đầu tư du lịch cho các nhu cầu địa lý khác nhau (TA, cơ quan thương mại Úc, STO)
– Làm việc với Chính phủ để xác định và thúc đẩy cơ hội đầu tư du lịch (các công ty du lịch, Hiệp hội Du lịch, STO)
– Xây dựng kế hoạch thực hiện nhằm đáp ứng các ưu tiên về cải cách quy định, làm việc với chính phủ. (STO làm việc với các cơ quan quản lý bang, vùng lãnh thổ và RET)
– Theo dõi, giám sát đầu tư du lịch (Chính phủ Úc – TRA chủ trì)
– Hoàn thiện và hỗ trợ sử dụng quốc gia công cụ lập kế hoạch quản lý điểm đến (ARTN)
– Giám sát tiến độ (Tổ công tác đầu tư và cải cách quy định)
4. Đảm bảo môi trường vận tải du lịch thuận lợi cho tăng trưởng
Năng lực vận chuyển du lịch và kết cấu hạ tầng tạo điều kiện cho khách đến và đi. Chính phủ đã phối hợp với ngành du lịch để tạo điều kiện và đảm bảo năng lực vận tải và kết cấu hạ tầng đáp ứng nhu cầu vận chuyển du lịch.
Mục tiêu: Nâng cao năng lực vận chuyển du lịch và kết cấu hạ tầng để đảm bảo phục vụ số lượng khách đến và đi du lịch trong nước Úc trên cơ sở phát triển bền vững. Cụ thể là:
– Đàm phán về Thỏa thuận dịch vụ hàng không đáp ứng nhu cầu trong tương lai (Chính phủ Úc – DIT chủ trì)
– Nâng cao năng lực đáp ứng với tăng trưởng bền vững và tuyến đường mới (sân bay, hãng hàng không, STO và TA phối hợp)
– Hoàn thiện và trao đổi về “Chiến lược sân bay khu vực” (Tổ công tác tiếp cận điểm đến du lịch, STO và các sân bay)
– Khai thác tối đa các cơ hội hàng không (các công ty du lịch)
– Tiếp tục thực hiện đề án Nghiên cứu Du lịch bằng tàu thủy và nghiên cứu xây dựng thỏa thuận Hành khách xuyên Tasman (Tổ công tác tiếp cận điểm đến du lịch)
– Tiếp tục xem xét kịch bản xu thế khách du lịch 2020 trong quy hoạch / tuyển dụng nhân viên cho các sân bay (Tổ công tác tiếp cận điểm đến du lịch, TRA, Ủy ban quốc gia về tạo điều kiện cho hành khách và các sân bay)
5. Tăng cường nguồn cung nhân lực, kỹ năng và sự tham gia của người dân địa phương
Tình trạng thiếu hụt lao động thể hiện ở qua thống kê 36.000 việc làm đang cần tuyển dụng (bao gồm 26.000 vị trí cần kỹ năng cao) và tỷ lệ thiếu nhân lực gấp bốn lần mức trung bình quốc gia làm giảm hiệu suất phục vụ khách du lịch. Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ đã hỗ trợ Ngành tuyển dụng, duy trì, dịch chuyển lao động, giáo dục và đào tạo nghề để thu hẹp khoảng thiếu hụt này, đồng thời tìm cách tăng cường nguồn cung nhân lực du lịch có kỹ năng và sự tham gia của người dân địa phương.
Mục tiêu: Các công ty du lịch có khả năng đáp ứng về nhu cầu và kỹ năng lao động để cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho khách du lịch, trong đó có khách du lịch châu Á. Cụ thể là:
– Thực hiện thí điểm tại 8 điểm đến thu hút nhất (Tổ công tác về Lao động và Kỹ năng)
– Tiến triển từ kết quả của các cuộc tọa đàm cấp Bộ trưởng/ ngành về việc đơn giản hóa 457 hướng dẫn quy trình cấp thị thực, xây dựng mẫu hợp đồng lao động cho ngành Du lịch và Khách sạn và triển khai Đề án thí điểm Lao động mùa vụ ở Thái Bình Dương tại Broome (Chính phủ Úc, RET, DIAC và DEEWR chủ trì)
– Xây dựng và triển khai chương trình thí điểm tạo điều kiện chuyển giao kỹ năng giữa các doanh nghiệp của người địa phương và không phải của người địa phương (Tổ công tác Du lịch cho người địa phương)
– Trao đổi và khuyến khích sáng kiến của ngành Du lịch và Chính phủ về việc giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động và lao động có kỹ năng (STO, hiệp hội Du lịch, công ty du lịch)
– Giải pháp trực tuyến về giáo dục, đào tạo, tuyển dụng và duy trì ngành Du lịch và Khách sạn với chương trình kết nối “Lao động và Kỹ năng” (Tổ công tác Lao động và Kỹ năng)
– Cấp kinh phí cho dự án Đầu tư Du lịch Chiến lược T-QUAL để đào tạo kỹ năng kinh doanh cho người bản địa tại Học viện Quốc gia về Đào tạo Du lịch Bản địa (Ayers Rock Resort) (Chính phủ Úc – RET chủ trì)
– Tạo điều kiện hợp tác giữa các doanh nghiệp của người địa phương và không phải của người địa phương trong ngành du lịch để chuyển giao kỹ năng và phát triển kinh doanh, đảm bảo nhất quán với Chiến lược Phát triển Kinh tế Bản địa (Chính phủ Úc – RET và FAHCSIA chủ trì)
– Tham gia đánh giá kết quả Hội chợ việc làm (ngành Du lịch)
6. Nâng cao năng lực phục vụ, hiệu suất và chất lượng
Hiệu suất làm việc của ngành Du lịch được đánh giá là thấp hơn so với các ngành khác của nền kinh tế Úc. Vì vậy, các công ty du lịch gặp khó khăn trong việc đem lại trải nghiệm cho khách du lịch phù hợp với chi phí. Chính phủ đã phối hợp với Ngành tập trung nâng cao hiệu suất làm việc, đổi mới và chất lượng dịch vụ của Ngành.
Mục tiêu: công ty du lịch có thể gia tăng lợi nhuận và khả năng tiếp thị thông qua cung cấp sản phẩm và dịch vụ có chất lượng nhờ cải thiện công cụ lập kế hoạch, hệ thống và tiêu chuẩn trong hoạt động kinh doanh. Cụ thể là:
– Trợ cấp cho việc áp dụng tiêu chuẩn T-QUAL (cơ quan thuộc Chính quyền Úc, hiệp hội Du lịch, công ty du lịch)
– Khuyến khích nâng cao chất lượng các công ty du lịch, tập trung vào việc tuân thủ theo sự kiểm định T-QUAL (TQCA phối hợp với hiệp hội Du lịch và STO; phối hợp với Chính phủ Úc trong hỗ trợ quản trị (RET) và tiếp thị (TA)
– Triển khai và thúc đẩy dự án kết nối doanh nghiệp và các sáng kiến doanh nghiệp nhỏ trên toàn quốc cho các công ty du lịch, coi đây như một nâng cao năng lực doanh nghiệp (Chính phủ Úc – DIISR chủ trì)
– Xây dựng bộ công cụ Năng lực bền vững Ngành (Tổ công tác Năng lực bền vững)
– Thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp du lịch trong ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua Dự án Thích ứng với Biến đổi khí hậu CSIRO (Tổ công tác Năng lực bền vững)
– Quan tâm nghiên cứu sâu hơn để hỗ trợ nâng cao hiệu suất ngành Du lịch (TRA, Hội đồng Tư vấn Nghiên cứu)
– Khuyến khích có nhiều kinh nghiệm có gia trị cao làm nền tảng cho xây dựng sản phẩm thông qua chương trình Cảnh quan nước Úc (RET, TA, STO, và các vườn quốc gia Úc)
– Tạo điều kiện kết nối mạnh mẽ hơn giữa ngành Du lịch và nghệ thuật thông qua các biện pháp phù hợp với Chính sách Văn hoá Quốc gia của Chính phủ Úc (Chính phủ Úc – PM&C & RET chủ trì).
Thực hiện Chiến lược Du lịch 2020
Tất cả các bên liên quan có vai trò quan trọng để thực hiện Chiến lược “Du lịch 2020”.
– Các công ty du lịch và các cơ quan trong Ngành sẽ tiếp tục tham gia hoặc hỗ trợ các tổ công tác, đồng thời sử dụng, điều chỉnh và quảng bá kết quả của chiến lược. Có nghĩa là lồng nghép công việc vào các chiến lược và kế hoạch của Ngành, và tận dụng các cơ hội thị trường.
– Các nhóm công tác sẽ tiếp tục tiến hành và giám sát các hoạt động chính trong Chiến lược, tập hợp các cơ quan của chính phủ, chính quyền và lãnh thổ và ngành Du lịch.
Hội đồng Chất lượng Du lịch của Úc sẽ tiếp tục phối hợp với chính quyền từ Trung ương tới địa phương và ngành Du lịch để thúc đẩy năng lực cạnh tranh và chất lượng của chương trình trên toàn ngành Du lịch Úc.
Chính quyền tiểu bang và lãnh thổ sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với ngành Du lịch và cử nhân sự chủ chốt (bao gồm cả các vị trí lãnh đạo) tham gia tất cả các lĩnh vực chiến lược. Các cơ quan thuộc chính phủ tiểu bang và lãnh thổ khác quản lý các công cụ thúc đẩy quan trọng cho du lịch, có có vai trò quan trọng giống như các tổ chức du lịch của vùng và của địa phương.
Chính phủ Úc có vai trò chủ trì trong triển khai nhiều lĩnh vực liên quan đến quyền quản lý của Bộ Tài nguyên, Năng lượng và Du lịch. Như vậy, ngành Du lịch Úc và các cơ quan chính phủ khác quản lý các công cụ quản lý về chính sách và pháp lý quan trọng ảnh hưởng đến du lịch.
Bộ trưởng Du lịch, cả ở cấp Liên bang và ở tất cả các tiểu bang và vùng lãnh thổ có vai trò lãnh đạo, được Ủy ban Thường vụ Du lịch Úc hỗ trợ (bao gồm Chủ tịch (CEO) của các tổ chức du lịch hàng đầu thuộc Chính phủ).
Việc triển khai sẽ được thực hiện theo từng giai đoạn, trong đó, có kế hoạch triển khai chi tiết hơn để hỗ trợ Chiến lược, bao gồm mốc thời gian và chi tiết về đo lường kết quả.
Truyền thông đóng vai trò then chốt để các bên liên quan và ngành Du lịch cập nhật tiến trình thực hiện chiến lược Du lịch 2020.
[1] http://www.tourism.australia.com/en/markets-and-research/tourism-statistics/international-visitor-arrivals.html
[2] https://www.tra.gov.au/ArticleDocuments/257/Tourism%20Forecasts.pdf.aspx?Embed=Y
[3] Bộ Tài nguyên, Năng lượng và Du lịch, Úc (2010), Du lịch đến năm 2020
[4] IMF (số liệu năm 2016); PwC (dự báo cho năm 2030 và 2050)
[5] UNWTO, Cấu trúc và Ngân sách của các Tổ chức Du lịch Quốc gia 2004-2005
[6] Britain Tourism Strategy: Delivering a Golden Legacy A growth strategy for inbound tourism to Britain from 2012 to 2020 – VisitBritain Consultation Document 2012
[7] OECD, Innovation and Growth in Tourism,
[8] Bob Pegler, Former Minister-Counsellor at the Permanent Delegation of Australia to the OECD, Innovation in the field of market communication and marketing: the Australian initiative
[10] http://www.tourism.australia.com/en/news-and-industry-tools/latest-news/tourism-australia-and-virgin-australia-expand-marketing-deal.html
[11] Bộ Tài nguyên, Năng lượng và Du lịch, Úc (2010), Du lịch 2020
Những bí kíp du lịch xứ sở kim chi sẽ được bật mí qua các trang sách.
4 tựa sách dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về đất nước, con người, văn hóa và ẩm thực Hàn Quốc.
Nữ tác giả mang đến cho người đọc kiến thức du lịch thiết thực để khám phá thành phố qua hành trình thưởng thức thiên đường ẩm thực ở xứ sở kim chi của cô.
Cuốn sách như một quyển cẩm nang du lịch, đưa độc giả chạm chân đến từng ngóc ngách, tuyến đường hẻo lánh nhất của thành phố này và chia sẻ một số kinh nghiệm khi khám phá thủ đô Hàn Quốc.