Chợ Kiến Bình

Chợ Kiến Bình

Tại đây, có một câu chuyện liên quan đến nguồn gốc ra đời địa danh Đầu Sấu.Theo báo Cần Thơ, đưa tin anh Trần Văn Út ngụ ở khu phố 1, phường An Bình, quận Ninh Kiều. Trong lúc mò cá, anh Út đã phát hiện được một mảng xương hàm trên của con cá sấu lớn khổng lồ tại sông Cái Răng, nơi gần vàm đầu sấu khiến cho nhiều người hết sức quan tâm. Chưa ai biết tên “Đầu Sấu” ra đời khi nào, đáng tiếc nay vẫn chưa có tài liệu chính thống nào giải thích về sự hình thành của địa danh này.Nhưng trong dân gian vẫn còn lại câu chuyện khá lý thú:”Vùng sông nước Cái Răng ( thuộc Cần Thơ cũ ) xưa kia có rất nhiều sấu. Một hôm, trên con sông này có diễn ra đám rước dâu bằng thuyền thì bị một con sấu to dùng đuôi quật chìm ghe và gắp cô dâu mang đi mất. Chú rể vô cùng đau xót và căm giận nên đã mời được nhiều thanh niên lực lưỡng đến tìm cách vây bắt. Sau khi tóm cổ được con sấu, chú rể đã tự phanh thây hung thủ và ném xuống sông cho hả giận. Sau đó chỗ nào tắp vào đâu, bà con liền dựa vào đó mà đặt tên cho con rạch. Chỗ phần đầu tắp vào gọi là Đầu Sấu, chỗ phần răng tắp vào gọi là Cái Răng và chỗ phần da tắp vào gọi là Cái Da...”.Đây là một câu chuyện giàu trí tưởng tượng và không kém phần thi vị, người nghe ai cũng lấy làm sảng khoái.

Tại đây, có một câu chuyện liên quan đến nguồn gốc ra đời địa danh Đầu Sấu.Theo báo Cần Thơ, đưa tin anh Trần Văn Út ngụ ở khu phố 1, phường An Bình, quận Ninh Kiều. Trong lúc mò cá, anh Út đã phát hiện được một mảng xương hàm trên của con cá sấu lớn khổng lồ tại sông Cái Răng, nơi gần vàm đầu sấu khiến cho nhiều người hết sức quan tâm. Chưa ai biết tên “Đầu Sấu” ra đời khi nào, đáng tiếc nay vẫn chưa có tài liệu chính thống nào giải thích về sự hình thành của địa danh này.Nhưng trong dân gian vẫn còn lại câu chuyện khá lý thú:”Vùng sông nước Cái Răng ( thuộc Cần Thơ cũ ) xưa kia có rất nhiều sấu. Một hôm, trên con sông này có diễn ra đám rước dâu bằng thuyền thì bị một con sấu to dùng đuôi quật chìm ghe và gắp cô dâu mang đi mất. Chú rể vô cùng đau xót và căm giận nên đã mời được nhiều thanh niên lực lưỡng đến tìm cách vây bắt. Sau khi tóm cổ được con sấu, chú rể đã tự phanh thây hung thủ và ném xuống sông cho hả giận. Sau đó chỗ nào tắp vào đâu, bà con liền dựa vào đó mà đặt tên cho con rạch. Chỗ phần đầu tắp vào gọi là Đầu Sấu, chỗ phần răng tắp vào gọi là Cái Răng và chỗ phần da tắp vào gọi là Cái Da...”.Đây là một câu chuyện giàu trí tưởng tượng và không kém phần thi vị, người nghe ai cũng lấy làm sảng khoái.

KIẾN TRÚC CỦA CHỢ CỔ CẦN THƠ :

Chợ có tổng diện tích 1.723m2 hình chữ nhật, hai mặt chính, một mặt hướng ra sông Hậu rộng mênh mông và một mặt hướng thẳng ra con đường thiên đạo ngày xưa

Mặc dù chợ đã được qua trùng tu , sữa chữa nhưng nét kiến trúc độc đáo và bản sắc văn hóa của biểu tượng kiến trúc xứ Tây Đô nơi đây vẫn được giữ nguyên vẹn đến thời điểm bây giờ. Với nét kiến trúc hài hòa, vừa hiện đại, vừa cổ kính, nên thơ nơi đây lúc nào cũng gây được ấn tượng đẹp và sâu sắc đối với du khách gần xa .

Hiện nay Nhà lồng chợ cổ Cần Thơ được trùng tu, khôi phục nguyên trạng như hàng trăm năm trước với trần cong xương cá, mái ngói lợp kiểu âm dương, không gian mở rộng, hài hòa, mang đặc trưng của vùng sông nước Cửu Long, và cũng thể hiện được biểu tượng kiến trúc của xứ Tây Đô.

Không gian bên trong chợ vẫn được giữ nguyên nét kiến trúc thời Pháp, bên trong chợ được phân lô nhỏ để các tiểu thương mua bán các mặt hàng lưu niệm , đặc sản ,… cho khách du lịch dạo chơi nơi bến Ninh Kiều mua về làm quà tặng để tặng cho những người thân yêu .

Dù hiện đại là vậy nhưng chợ cổ Cần Thơ đã bớt phần nhộn nhịp , đông đúc như xưa nhưng nơi đây vẫn mang một phần quan trọng trong lòng du khách tham quan .

Không gian buổi tối ở nơi đây có thể nói là khác một trời một vực so với buổi sáng . Không gian buổi tối nơi đây trở nên nhộn nhịp hơn với đông đúc người qua lại bởi hàng trăm gian hàng ăn uống tấp nập . Đây chính là nơi số 1 mà các du khách nên đến khi có dịp ghé thăm Cần Thơ .

Chợ cổ Cần Thơ không chỉ là chợ, mà còn là biểu tượng kiến trúc của xứ Tây Đô – là một nơi để thưởng thức văn hóa, thả hồn mình vào chân thực cuộc sống, sinh hoạt của cư dân vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long. Hãy đến đây và thưởng thức sự bình dị , thoáng đãng nơi này cùng SMJA bạn nhé !

VietBest® là nền tảng truyền thông sự kiện và thương hiệu Việt Nam. Tại đây, bạn có thể tìm thấy các sự kiện và hội chợ triển lãm trên toàn quốc. Ngoài ra, bạn còn có cơ hội tham gia các sự kiện miễn phí hoặc thuê gian hàng trưng bày tại hội chợ triển lãm với mức giá ưu đãi. VietBest® cũng cung cấp cơ hội giao thương B2B, mua sắm và sử dụng dịch vụ với chính sách bán hàng giảm giá, khuyến mãi hấp dẫn từ các thương hiệu đối tác khi mở giao dịch trực tuyến.

Trung Tâm TBECC tự hào là một trung tâm có khả năng cung cấp một địa điểm tổ chức triển lãm, hội nghị đa dạng trong khu vực nhà triển lãm. Điểm đặc biệt là nhà triển lãm được xây dựng theo lối không cột, thông nhau, có thể mở rộng hay thu hẹp diện tích triển lãm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển hàng hóa tại các cửa ra vào, nền bê tông có rãnh phục vụ nối đường dây điện, hệ thống máy lạnh hoạt động liên tục và nhiều phương tiện vật chất khác. Trung Tâm TBECC đóng vai trò đăng cai nhiều cuộc triển lãm quốc tế và các sự kiện toàn khắp khu vực Đông Dương. Trung tâm TBECC là sự lựa chọn của các nhà tổ chức.

BIỂU TƯỢNG KIẾN TRÚC XỨ TÂY ĐÔ – CHỢ CỔ CẦN THƠ XÂY DỰNG TỪ KHI NÀO :

Chợ cổ Cần Thơ – một ngôi chợ cũng như là một chứng nhân lịch sử đã chứng kiến sự thay đổi của Thành Phố Cần Thơ từ xưa đến nay. Ngôi chợ mà không thể thiếu rời trong các câu chuyện khi nói đến giai thoại bến Ninh Kiều hay hay chuyện giao thương, trao đổi của các thương buôn đến từ nhiều tỉnh thành miền Tây Nam Bộ.

Chợ Cần Thơ hiện tọa lạc trên đường Hai Bà Trưng, ngay trung tâm công viên bến Ninh Kiều của phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

Chợ cổ Cần Thơ được xây dựng khoảng năm 1915 cùng thời với chợ Bến Thành và chợ Bình Tây (TP Hồ Chí Minh). Đây được xem là ngôi chợ có kiến trúc đẹp nhất vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, là nơi tập kết, buôn bán hàng hóa của khu vực Nam Kỳ lục tỉnh, gắn liền với nếp sinh hoạt xưa của người dân đồng bằng sông Cửu Long .

Đây là ngôi chợ trung tâm của thành phố Cần Thơ nói riêng và của lục tỉnh Nam Kì nói chung. Với tuổi đời gần 100 năm, đây là ngôi chợ mang nhiều nét thăng trầm của thời gian cũng như là mang đậm nét văn hóa của người dân Nam Bộ nơi đây .

Minh chứng cho điều này, hẳn những ai từng biết lịch sử hình thành thì ngôi chợ đã từng mang nhiều tên gọi khác nhau, mỗi tên gọi là gắn liền với một thời kỳ suy hay thịnh.

Tên gọi đầu tiên của chợ cổ Cần Thơ là chợ Lục Tỉnh vì đây là nơi giao thoa , mua bán , trao đổi hàng hóa với nhau của người dân lục tỉnh Nam Kì.

Khoảng 40 năm sau, chợ cổ Cần Thơ được đổi thành chợ Hàm Dương bởi vì người dân chuyển hướng vận chuyển hàng hóa chủ yếu tập trung bằng đường sông và chợ nổi trên sông Tiền hay sông Hậu, và nét sầm uất của chợ Lục Tỉnh lúc này cũng dần dần mất đi. Chợ Lục Tỉnh lúc này từ một ngôi chợ trung tâm đã chuyển thành ngôi chợ buôn bán hàng hóa nhỏ lẻ. Tên gọi Hàm Dương ngụ ý chỉ một ngôi chợ tập trung nhiều gian hàng nhỏ lẻ vừa trên sống, vừa trên đất liền.

Đến những năm 2005, do ngôi chợ đã xuống cấp trầm trọng và không thể sử dụng được nữa, vì thế nên chính quyền thành phố Cần Thơ lúc này đã đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng lại ngôi chợ trên nền tảng kiến trúc cũ và đặt tên là chợ Cần Thơ.

Tuy nhiên, người dân ở nơi đây không gọi là chợ Cần Thơ mà gọi là chợ cổ Cần Thơ bởi nơi này mang tuổi đời gần 100 tuổi và đã gắn bó với vùng đất Cần Thơ này qua biết bao thế hệ. Đây cũng chính là một trong những biểu tượng kiến trúc xứ Tây Đô của Nam Bộ nước ta.

Song cùng với tên gọi chợ cổ Cần Thơ, ngôi chợ còn được gọi thêm một tên khác là chợ lồng Cần Thơ.