Đi Tiểu Nhiều Lần Trong Ngày Ở Nữ

Đi Tiểu Nhiều Lần Trong Ngày Ở Nữ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Võ Thiện Ngôn - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Võ Thiện Ngôn - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Đi tiểu nhiều lần trong ngày là bệnh gì?

Sỏi thận và các dị vật đường tiết niệu có thể là nguyên nhân gây đi tiểu nhiều lần trong ngày

Vậy đi tiểu nhiều lần là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Theo đó, tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày nếu không sớm được khắc phục có thể gây ra rất nhiều phiền toái, làm cản trở trong công việc và cuộc sống, khiến người bệnh cảm thấy xấu hổ, tự ti, mặc cảm, cơ thể mệt mỏi và suy nhược, ảnh hưởng chức năng sinh lý và tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiết niệu, huyết áp, tim mạch...

Hiện tượng đi tiểu nhiều cả ngày và đêm được xác định là do 2 nhóm nguyên nhân chính sau:

Nguyên nhân đi tiểu nhiều lần trong ngày do bệnh lý:

Khắc phục chứng đi tiểu nhiều lần

Nên tránh các loại đồ uống có cồn (rượu, bia) vì nó khiến bạn đi tiểu nhiều hơn

Để cải thiện chứng đi tiểu nhiều lần, bệnh nhân cần thực hiện các biện pháp sau đây:

Bạn cần hạn chế uống nhiều nước vào buổi tối để giảm việc đi tiểu về đêm, thay vào đó nên chia lượng nước uống nhiều ở ban ngày.

Tránh các loại đồ uống có cồn (rượu, bia) vì nó làm lợi tiểu, như vậy sẽ khiến bạn đi tiểu nhiều hơn;

Hạn chế hoặc giảm việc uống nước chè và cà phê vì nó có tác dụng như một chất lợi tiểu. Mặt khác, tránh dùng các loại này sẽ giúp bạn cải thiện vấn đề tiểu nhiều lần không kiểm soát;

Hạn chế các thực phẩm có tính axit như nước vắt cam, chanh, bưởi, cà chua, khế, sấu, dưa muối chua vì chúng có thể gây kích ứng bàng quang làm cho bạn phải đi tiểu nhiều lần trong ngày;

Tránh dùng các loại nước uống có gas vì những đồ uống có gas cũng rất dễ kích thích bàng quang gây đi tiểu nhiều;

Các loại thực phẩm, gia vị nóng và ngọt bạn cũng không nên dùng nhiều vì chúng gây lợi tiểu. Mỗi khi phải dùng thuốc điều trị một bệnh nào đó, bạn cần nói cho bác sĩ biết để bác sĩ tránh cho bạn dùng các thuốc gây lợi tiểu. Điều quan trọng nhất là bạn cần khám để phát hiện và điều trị sớm các bệnh là nguyên nhân gây đi tiểu nhiều nói trên;

Cuối cùng, nếu đi tiểu nhiều lần là do bệnh lý, bạn cần đi khám và dùng thuốc của bác sĩ chuyên khoa điều trị. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Như sử dụng các loại thuốc kháng cholinergic giúp giảm co thắt cơ trong bàng quang, nhờ đó giảm tình trạng đi tiểu nhiều lần, hoặc mất kiểm soát bàng quang .

Bác sĩ Võ Thiện Ngôn đã có trên 7 năm kinh nghiệm làm bác sĩ điều trị, phẫu thuật Ngoại Niệu tại các Bệnh viện: Bệnh viện Trung Ương Huế, Bệnh viện Đại học Y Dược Huế, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng.

Bác sĩ Ngôn với khả năng điều trị chuyên sâu về lĩnh vực khám và điều trị các bệnh lý về hệ Tiết niệu và Nam khoa, phẫu thuật hệ Tiết niệu, phẫu thuật nội soi tiết niệu, phẫu thuật Laparo đường niệu, nội soi đường tiết niệu. Phẫu thuật điều trị các bệnh lý Nam khoa

Hiện nay, Bác sĩ Võ Thiện Ngôn là bác sĩ Ngoại Tiết Niệu – Nam học, khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Visa du lịch Mỹ được cấp cho công dân Việt Nam có thời hạn 12 tháng và được phép ra vào Mỹ nhiều lần trong khoảng thời gian này. Tuy nhiên, có thực sự nên đi nhiều lần hay không lại là một câu chuyện khác.

Thị thực du lịch B-1/B-2 dành cho những người đến Mỹ tạm thời để công tác (B-1) hoặc du lịch hoặc điều trị y tế (B-2), cụ thể:

•    Thị thực B-1 dành cho mục đích giải quyết các vấn đề công việc, tham dự hội nghị/ hội thảo khoa học, giáo dục, chuyên môn hoặc kinh doanh, dàn xếp tài sản hoặc đàm phán hợp đồng. •    Thị thực B-2 dành cho mục đích mang tính giải trí, bao gồm đi du lịch, thăm bạn bè hoặc họ hàng, điều trị y tế và các hoạt động có đặc thù về tình hữu nghị, xã hội hoặc dịch vụ.

Thông thường, thị thực B-1 và B-2 được kết hợp và cấp dưới dạng một thị thực: B-1/B-2.

Sau khi visa hết hạn nhưng không quá 12 tháng hoặc ngay khi visa vẫn còn hạn bạn có thể gia hạn qua đường bưu điện mà không cần tham gia phỏng vấn lại.

Nói là không cần tham gia phỏng vấn, nhưng có rất nhiều trường hợp vẫn nhận được thư mời tham gia phỏng vấn.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bạn được mời lên phỏng vấn, có thể bạn đã thay đổi công việc, hoặc tình trạng hôn nhân nhưng phần lớn đều xuất phát từ việc bạn có visa và bạn đi quá nhiều lần, mỗi lần ở lại thời gian tương đối dài (2 đến 3 tháng) và bạn nghĩ rằng chỉ cần bạn quay trở về trước thời hạn visa cho phép là được.

Đó là một trong những sai lầm mà rất nhiều người đang phạm phải.

Lúc này để visa được cấp lại lần nữa, bạn cần phải giải thích mỗi chuyến đi như thế bạn đi vì mục đích gì và lý do gì để bạn phải lưu trú tại Mỹ cho 1 khoảng thời gian dài như vậy. Đồng thời, bạn cũng phải chứng minh lại các điều sau:

•    Sự ràng buộc chặt chẽ với quốc gia bạn đang cư trú•    Phải thể hiện rằng họ có ý định rời khỏi Mỹ sau thời gian du lịch•    Khả năng chi trả cho toàn bộ chuyến đi tới Mỹ•    Mục đi rõ ràng

Việc nhận được thư mời không đồng nghĩa với việc hồ sơ xin gia hạn của bạn bị từ chối. Kết quả cuối cùng chỉ được quyết định khi bạn tham gia phỏng vấn, trực tiếp trả lời các câu hỏi từ phía viên chức lãnh sự.

Nếu bạn không tự tin trong việc thuyết phục viên chức Lãnh sự, hãy để việc đó cho Công ty Di Trú Và Quốc Tịch chuyên tư vấn visa du lịch Mỹ, Canada, Úc, Schengen:

Theo báo cáo từ trường THCS thị trấn (huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang) nguyên nhân em Đ.H.Tr. (học sinh lớp 8E5 đang học tại trường THCS Thị Trấn) và em C. V. ( học sinh đang học lớp 10 tại trường Trung học phổ thông Vĩnh Thuận) đánh nhau là do em V. cho rằng em Tr. "ngông", "mất dạy" và Tr. "dẹo bồ" của một bạn gái nhóm C.V.

Từ nguyên nhân đó, ngày 12/3 nhóm đối tượng gồm em V., em P., em Huỳnh (P. và H. chưa xác định) thách thức đánh nhau với em Tr. Lúc này em Tr. đã từ chối.

Sau đó, những em này đã nhắn tin qua lại và hẹn nhau lúc 3 giờ chiều ngày thứ 7 (ngày 13/3) để gặp mặt và tất cả đã đồng ý. Tuy nhiên, sau đó em Tr. nhắn tin từ chối gặp mặt như đã hẹn vì có việc riêng.

Khi 2 nữ sinh V. và Tr. đánh nhau, nhiều người đứng xem và có em tên P. quay clip rồi đăng lên mạng.

Ngay trong chiều 12/3, nhóm em V. đến nhà em Tr. rủ ra Nghĩa Trang (sau chợ huyện Vĩnh Thuận) nói chuyện. Lúc này cả nhóm đều đồng ý và đi ra điểm hẹn. Sau khi nói chuyện vài câu thì em P. đánh em Tr. chảy máu mũi. Lúc này có người can ngăn nên sự việc dừng lại.

Sau khi về nhà những em này tiếp tục nhắn tin hẹn nhau lúc 3 giờ chiều chủ nhật (14/3), để giải quyết mâu thuẫn, điểm hẹn là Kênh 1.

Đến điểm hẹn em Tr. đã đánh em V. trước, sau đó cả hai đánh nhau, lúc xảy ra ẩu đả có một đối tượng tên P. (chưa xác định rõ) đã quay clip và sau đó đăng lên mạng xã hội.

Khi xảy ra sự việc gia đình em V. mới hay tin. Phụ huynh em V. còn cho rằng, gia đình rất buồn vì cho rằng em V. là học sinh rất ngoan, lễ phép với mọi người. Nhưng sự việc diễn ra gia đình rất ngỡ ngàng và bối rối vì hiện nay em V đã trốn không biết nơi để tìm.

Hiện em V. đã bỏ nhà đi nhiều ngày, gia đình tìm kiếm đến nay nhưng vẫn chưa có tin tức em V.

Liên quan sự việc này, Phó hiệu trưởng trường THCS Thị Trấn Trần Thuận Tiến cho rằng: "Sau khi có thông tin xảy ra, Hiệu trưởng nhà trường đã nhanh chóng tiến hành xác minh đối tượng học sinh có liên quan, yêu cầu giáo viên chủ nhiệm lớp mời học sinh viết tường trình về sự việc và kết hợp với phụ huynh học sinh phân tích những hạn chế, sai lầm của học sinh khi giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực. Qua đó giáo dục học sinh giải quyết những mâu thuẫn có văn hóa, phù hợp với lứa tuổi học sinh".

Hiện ngành giáo dục huyện Vĩnh Thuận, nhờ cơ quan công an để điều tra làm rõ những đối tượng bên ngoài nhà trường liên quan đến sự việc để làm rõ thêm và có những biện pháp xử lý theo quy định pháp luật.

Ngoài ra, ngành giáo dục huyện Vĩnh Thuận chỉ đạo các đơn vị trường học, giáo viên phối hợp chặt chẽ với các phụ huynh thường xuyên tuyên truyền, giáo dục hơn nữa đến học sinh về hành vi ứng xử, đặc biệt là ứng xử trong giải quyết mâu thuẫn cá nhân phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS.

Đồng thời, giáo dục các em sử dụng mạng xã hội một cách có văn hóa, phù hợp với lợi ích mà mạng xã hội mang lại.

Việt Nam lần đầu tiên lọt vào nhóm 5 nước có số học sinh du học nhiều nhất ở Mỹ mặc dù số lượng người Việt đến Mỹ học giảm trong 3 năm liên tiếp kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát ảnh hưởng tới việc tuyển sinh của các trường đại học trên toàn thế giới.

Báo cáo Open Doors mới nhất của Viện Giáo dục Quốc tế Mỹ (IEE) công bố hôm 14/11 cho biết Hoa Kỳ có hơn 948.000 học sinh, sinh viên quốc tế từ hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu học tập tại các trường ở Mỹ trong năm học 2021-2022. Con số này tăng khoảng 4% so với năm học trước đó.

Theo thống kê của báo cáo, số học sinh, sinh viên người Việt học tại Mỹ trong năm 2021-2022 là 20.713, chiếm 2,2% tổng số học sinh, sinh viên nước ngoài học tập tại Hoa Kỳ và đóng góp 721 triệu USD cho nền kinh tế Mỹ.

Số du học sinh Việt Nam tại Mỹ giảm mạnh trong 3 năm liên tiếp, từ 23.777 trong năm học 2019-2020. Việt Nam có 21.361 du học sinh tại Mỹ trong năm học 2020-2021.

Trước khi đại dịch COVID bùng phát trên toàn cầu, số du học sinh Việt Nam tại Mỹ tăng liên tiếp hàng năm, từ 16.098 trong năm học 2012-2013 lên 24.392 trong năm học 2018-2019.

Trong bối cảnh du học sinh từ các nước khác đến Mỹ cũng sụt giảm, nên hiện tại Việt Nam lần đầu tiên được IEE xếp hạng 5 về số lượng du học sinh ở bậc đại học ở Mỹ. Trước đó, Việt Nam xếp hạng 8 vào năm học 2010-2011 và tụt xuống vị trí thứ 9 trong năm học 2014-2015 trước khi vươn lên vị trí thứ 6 và duy trì ở thứ hạng này từ năm học 2015-2016.

Các học sinh, sinh viên châu Á chiếm phần lớn trong tổng số du học sinh nước ngoài học tập tại Mỹ.

Trung Quốc tiếp tục giữ vị trí số 1 về số lượng du học sinh tại Hoa Kỳ, với hơn 290.000 học sinh, sinh viên trong năm học 2021-2022. Con số này giảm so với hơn 317.000 du học sinh trong năm học trước đó.

Ấn Độ giữ vị trí số 2 về lượng du học sinh tại Mỹ, với hơn 199.000, trong khi Hàn Quốc đứng ở vị trí thứ 3, với gần 40.800. Canada là quốc gia duy nhất không phải châu Á nằm trong nhóm 5 nước có số lượng du học sinh nhiều nhất, với hơn 27.000.

California và New York vẫn tiếp tục là hai bang có số du học sinh nước ngoài tới học nhiều nhất. Các ngành Toán và Khoa học máy tính, và Kỹ thuật cũng tiếp tục là những lĩnh vực thu hút sinh viên quốc tế lựa chọn học tập nhiều nhất tại Hoa Kỳ trong năm học 2021-2022.

Con số học sinh, sinh viên nước ngoài theo học tại Mỹ lần đầu tiên giảm dưới 1 triệu người kể từ năm học 2015-2016 sau một thập kỷ gia tăng nhanh chóng. Theo báo cáo mới nhất của IEE, sinh viên quốc tế chiếm 4,7% tổng số sinh viên học đại học ở Mỹ.

Báo cáo Open Doors được công bố hàng năm vào Tuần lễ Giáo dục Quốc tế, một sáng kiến chung giữa Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Bộ Giáo dục Hoa Kỳ.

Theo Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, với việc các cơ sở giáo dục đại học của Hoa Kỳ tạm dừng nhận học sinh, sinh viên du học để bảo vệ sức khỏe và phúc lợi cho học sinh, sinh viên của Mỹ trong thời gian dịch COVID bùng phát, số lượng học sinh, sinh viên nước ngoài du học ở Mỹ đã giảm đi trong thời gian này và thay vào đó học trực tuyến. Tuy nhiên, báo cáo Open Doors năm nay cho biết Hoa Kỳ vẫn tiếp tục là điểm đến hàng đầu trên toàn cầu cho học sinh, sinh viên quốc tế.

Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, trao đổi giáo dục quốc tế, với việc chào đón học sinh, sinh viên từ nước ngoài đến Hoa Kỳ cũng như người Mỹ du học ở nước ngoài, là một trụ cột cơ bản của các nỗ lực ngoại giao nhân dân của Hoa Kỳ, một thành phần quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ.