Điện Ảnh Trung Quốc 2023

Điện Ảnh Trung Quốc 2023

Điện ảnh Trung Quốc hay phim điện ảnh Trung Quốc (tức phim lẻ Trung Quốc) tính cho đến trước năm 1949 là nền văn hóa và công nghiệp điện ảnh nói tiếng Hoa của Trung Quốc đại lục, Hồng Kông và Đài Loan. Kể từ năm 1949, điện ảnh Trung Quốc được hiểu là nền điện ảnh của Đại lục do Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm quyền, nó tồn tại song song cùng ba nền điện ảnh nói tiếng Hoa khác là điện ảnh Singapore, điện ảnh Hồng Kông và điện ảnh Đài Loan.

Điện ảnh Trung Quốc hay phim điện ảnh Trung Quốc (tức phim lẻ Trung Quốc) tính cho đến trước năm 1949 là nền văn hóa và công nghiệp điện ảnh nói tiếng Hoa của Trung Quốc đại lục, Hồng Kông và Đài Loan. Kể từ năm 1949, điện ảnh Trung Quốc được hiểu là nền điện ảnh của Đại lục do Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm quyền, nó tồn tại song song cùng ba nền điện ảnh nói tiếng Hoa khác là điện ảnh Singapore, điện ảnh Hồng Kông và điện ảnh Đài Loan.

Thập niên 1950 và 1960: Sự hình thành của điện ảnh xã hội chủ nghĩa

Sau chiến thắng của quân đội Cộng sản trước quân Quốc Dân Đảng năm 1949, điện ảnh tiếng Hoa chứng kiến bước ngoặt quan trọng khi nó bị tách thành 3 nền điện ảnh gần như riêng biệt, điện ảnh xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc đại lục, điện ảnh Đài Loan và điện ảnh Hồng Kông. Từ năm 1951, toàn bộ các bộ phim sản xuất trước 1949, các phim Hồng Kông và phim Hollywood bị cấm tại Đại Lục, thay vào đó là các bộ phim tuyên truyền hoặc có đề tài tập trung vào giai cấp nông dân, công nhân và quân đội. Công ty phim đầu tiên của nhà nước Trung Quốc mới, hãng Trường Xuân (长春) được thành lập năm 1950.

Điểm đáng chú ý trong giai đoạn này là sự gia tăng đáng kể của số lượng người dân đến với điện ảnh, lượng khán giả từ 47 triệu người năm 1949 tăng đến 415 triệu người năm 1959. Trong vòng 17 năm kể từ ngày thành lập nhà nước mới đến khi Cách mạng văn hóa bùng nổ, đã có tổng cộng 603 bộ phim và 8342 cuộn phim tài liệu và thời sự được thực hiện, trong đó đa phần là các phim tuyên truyền[8]. Nếu như trước năm 1949, phần lớn các nhà điện ảnh Trung Quốc học hỏi kinh nghiệm và kĩ thuật từ điện ảnh Mỹ thì sau khi thành lập nhà nước Xã hội chủ nghĩa, các nhà điện ảnh Trung Quốc mới được gửi sang Moskva để đào tạo với sự giúp đỡ của điện ảnh Liên Xô. Năm 1956, Học viện Điện ảnh Bắc Kinh được thành lập. Điện ảnh Trung Quốc cũng bắt đầu tìm được bản sắc riêng với các bộ phim về đề tài lịch sử hoặc dựa theo các tiểu thuyết, điển tích cũ, tiêu biểu là bộ phim hoạt hình nổi tiếng Đại náo thiên cung (大鬧天宮, 1961). Bộ phim cực ăn khách này được thực hiện bởi Vạn Lại Minh, cha đẻ của nền phim hoạt hình Trung Quốc. Một nhân vật tiêu biểu khác của điện ảnh Trung Quốc thời gian này là Tạ Tấn, đạo diễn của bộ phim Hồng sắc nương tử quân (红色娘子军, 1961).

Thập niên 1980 và 1990: Sự nổi lên của các đạo diễn Thế hệ thứ 5

Từ nửa cuối thập niên 1980, điện ảnh Trung Quốc bắt đầu thực sự khởi sắc với các đạo diễn Thế hệ thứ 5, những người mới tốt nghiệp Học viện Điện ảnh Bắc Kinh thời gian trước đó (phần lớn là năm 1982). Có thể kể tới các đạo diễn Trần Khải Ca, Trương Nghệ Mưu, Trương Quân Chiêu và Điền Tráng Tráng. Họ là thế hệ nhà làm phim đầu tiên tốt nghiệp sau Cách mạng văn hóa và đã sớm khẳng định được mình bằng phong cách làm phim và đề tài mang tính đột phá. Hai bộ phim mở đầu cho thành công của thế hệ đạo diễn này là Nhất cá hòa bát cá (一个和八个, 1983, do Trần Đạo Minh thủ vai chính) của Trương Quân Chiêu và Hoàng thổ (黄土地, 1984, bộ phim xếp thứ 4 trong danh sách phim tiếng Hoa hay nhất 100 năm qua[7]) của Trần Khải Ca. Nhà quay phim cho cả hai bộ phim này là Trương Nghệ Mưu, người sau đó cũng có những thành công của riêng mình với Cao lương đỏ (红高粱, 1987), Cúc Đậu (菊豆, 1989) và Đèn lồng đỏ treo cao (大红灯笼高高挂, 1991). Không chỉ thành công trong nước, các đạo diễn này còn giành rất nhiều giải thưởng lớn tại các liên hoan phim uy tín, Cao lương đỏ của Trương Nghệ Mưu giành giải Gấu bạc tại Liên hoan phim Berlin, Thu Cúc đi kiện (秋菊打官司, 1992) cũng của Trương Nghệ Mưu giành giải Sư tử vàng tại Liên hoan phim Venezia và đặc biệt Bá Vương biệt cơ (霸王別姬, 1993) của Trần Khải Ca đã giành giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes.

Cùng với các đạo diễn thế hệ thứ 5, một thế hệ ngôi sao điện ảnh mới của Trung Quốc cũng thực sự khẳng định được vị trí của mình. Tiêu biểu trong số này là Củng Lợi, nữ diễn viên đóng vai chính trong hầu hết các bộ phim của Trương Nghệ Mưu hay Khương Văn, người sau này cũng trở thành một đạo diễn xuất sắc của điện ảnh Trung Quốc.

Thập niên 1960 đến 1980: Cách mạng văn hóa và giai đoạn kế tiếp

Năm 1966, Cách mạng văn hóa bùng nổ đã đưa cả nền văn hóa Trung Quốc, trong đó có điện ảnh, rơi vào chỗ khủng hoảng nặng nề. Gần như toàn bộ các tác phẩm điện ảnh bị cấm lưu hành, chỉ có rất ít các bộ phim mới được sản xuất (trong đó có phiên bản vũ kịch của Hồng sắc nương tử quân năm 1971). Nền điện ảnh của Trung Quốc đại lục gần như chững lại trong giai đoạn 1967-1972, việc làm phim chỉ bắt đầu được khởi động trở lại sau khi Bè lũ bốn tên bị xét xử và chỉ thực sự hoạt động bình thường từ năm 1976.

Trong thập niên 1980, công nghiệp điện ảnh Trung Quốc gặp khó khăn trước sự cạnh tranh từ các loại hình giải trí khác trong khi những bộ phim có tính giải trí cao (như phim kinh dị hoặc phim võ thuật) lại rất khó vượt qua được sự kiểm duyệt của chính quyền. Vì vậy để thu hút công chúng, các nhà điện ảnh Trung Quốc tập trung khai thác đề tài xã hội mà tiêu biểu là các bi kịch trong giai đoạn Cách mạng văn hóa trước đó cũng như di chứng của cuộc biến động này. Bộ phim đáng chú ý nhất theo thể loại này là bộ phim của đạo diễn Tạ Tấn, Phù Dung trấn (芙蓉镇, 1986), bộ phim đã đưa Khương Văn và Lưu Hiểu Khánh trở thành các ngôi sao điện ảnh mới của Trung Quốc.

Thập niên 1990 đến nay: Thế hệ thứ 6 và nền công nghiệp điện ảnh

Giữa thập niên 1990, thế hệ đạo diễn tiếp theo của Trung Quốc, thế hệ thứ 6, bắt đầu thể hiện khả năng với các bộ phim mang đề tài hiện thực và cách nhìn mới mẻ về một xã hội Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng. Tác phẩm tiêu biểu của thế hệ thứ 6 có thể kể tới Xe đạp Bắc Kinh (十七岁的单车, 2001) của Vương Tiểu Suất, Đông cung Tây cung (東宮西宮, 1996) của Trương Nguyên, Sông Tô Châu (苏州河, 2000) của Lâu Diệp.

Cùng với việc Hồng Kông trở về với Trung Quốc năm 1997 và sự phát triển kinh tế của Trung Quốc đại lục, bốn nền điện ảnh tiếng Hoa bắt đầu có những tác phẩm hợp tác, đặc biệt là về đề tài phim lịch sử và phim kiếm hiệp vốn là sở trường của điện ảnh Trung Quốc ngay từ thời kỳ đầu. Năm 1999, tác phẩm hợp tác Ngọa hổ tàng long (臥虎藏龍) với đạo diễn Lý An người Đài Loan, được quay ở Trung Quốc, có dàn diễn viên nổi tiếng đến từ cả ba khu vực như Châu Nhuận Phát (Hồng Kông), Chương Tử Di (Trung Quốc) và Trương Chấn (Đài Loan), đã thành công vang dội trên thị trường quốc tế và giúp điện ảnh ba khu vực này tìm được hướng đi mới, đó là các bộ phim kiếm hiệp pha trộn lịch sử có tính thương mại cao và tận dụng thế mạnh của mỗi nền điện ảnh. Năm 2002 bộ phim Anh hùng (英雄) của Trương Nghệ Mưu theo hướng đi mới này đã thành công và đánh dấu sự hình thành của ngành công nghiệp điện ảnh mới ở Trung Quốc. Lấy bối cảnh lịch sử đời Tần Thủy Hoàng với rất nhiều cảnh quay đẹp ở Trung Quốc và dàn diễn viên toàn sao như Lý Liên Kiệt, Chương Tử Di, Trương Mạn Ngọc, Lương Triều Vĩ, Anh hùng đã phá kỷ lục doanh thu ở Trung Quốc, đồng thời đạt được doanh thu rất cao ở châu Á và thậm chí là thị trường phim Mỹ.

Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội Trung Quốc, nền điện ảnh cũng phát triển theo, do đó ngày càng nhiều nhà làm phim, chuyên viên điện ảnh, đạo diễn và tài tử Hồng Kông, Đài Loan chuyển sang thị trường Trung Quốc tập trung lập nghiệp, trong đó những trường hợp tài năng của họ một số người không được phát triển đúng mức ở môi trường cũ, khi sang Đại Lục thì trở thành minh tinh hạng A nổi tiếng, như trường hợp của ca sĩ Đài Loan Hoắc Kiến Hoa. Hiện tượng này góp phần làm thăng tiến cho phim ảnh Trung Quốc đại lục, nhưng đồng thời cũng khiến cho điện ảnh các quốc gia và vùng lãnh thổ Hoa ngữ khác bị thoái trào, bởi các tài năng đều chuyển sang Trung Quốc lập nghiệp, đưa đến hiện tượng chảy máu chất xám trong lĩnh vực điện ảnh. Một trường hợp khác là nhà sản xuất, đạo diễn nổi tiếng Lý Quốc Lập của TVB Hồng Kông từ chối ký gia hạn hợp đồng mà chuyển sang làm việc cho hãng phim Thượng Hải Đường Nhân ở Trung Quốc, sau nổi danh với loạt phim Tiên Kiếm Kỳ Hiệp truyện.

Điện ảnh và làng giải trí ở thị trường Trung Quốc là nơi rất khó chen chân vào cạnh tranh, vì có quá nhiều đối thủ cạnh tranh, dự án, hãng phim, đài truyền hình lớn, diễn viên tiềm năng, học viện điện ảnh. Tuy vậy, cũng vì sự phong phú này mà mở ra càng nhiều đất diễn và cơ hội phát triển cho các quốc gia châu Á khác. Gần đây, nhiều tài tử Hàn Quốc, Nhật Bản cũng tham gia các dự án phim của Đại Lục.

Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Logo của Tập đoàn điện ảnh Trung Quốc

Tập đoàn điện ảnh Trung Quốc viết tắt là CFGC, là công ty điện ảnh quyền lực nhất Trung Quốc đại lục, thành lập vào tháng 2 năm 1999. Hiện tại công ty nắm giữ cổ phần gần 30 công ty, một kênh truyền hình, với tổng tài sản là 2,8 tỷ nhân dân Tệ. Tập đoàn điện ảnh Trung Quốc cũng là một trong hai công ty ở Trung Quốc đại lục giữ quyền nhập khẩu phim (công ty khác là công ty phân phối phim Hoa Hạ) và là công ty sản xuất lớn nhất của Trung Quốc. Tập đoàn điện ảnh Trung Quốc năm 2004 đã cố gắng để được liêm yết tại Hồng Kông, nhưng không nhận được sự chất nhận của SARFT [2]. Kể từ đó, Tập đoàn điện ảnh Trung Quốc dự định sẽ được niêm yết tại Trung Quốc vào năm 2008, được chính phủ chấp thuận về nguyên tắc [3], nhưng vì nhiều lý do và sự chậm trễ kéo dài. Ngày 21 tháng 1 năm 2010, Hội đồng quốc gia ban hành khẩu hiệu "Thúc đẩy sự thịnh vượng của ngành công nghiệp điện ảnh và hướng dẫn phát triển" để khuyến khích và hỗ trợ các công ty điện ảnh do nhà nước quản lý trong danh sách được liệt kê [4].

Công ty cung cấp dịch vụ sản xuất cho hơn 1000 bộ phim điện ảnh và truyền hình, và đào tạo một số lượng lớn các nhà biên kịch, đạo diễn, diễn viên và nhiều nhân viên chuyên nghiệp và kỹ thuật khác nhau trong ngành điện ảnh Trung Quốc ngày nay.

Công ty có nền tảng quản lý phân phối phim kỹ thuật số lớn nhất trong cả nước và có vị trí thống lĩnh trong lĩnh vực phân phối video kỹ thuật số, trong những năm gần đây, đã phát hành gần 1000 bộ phim trong và ngoài nước. Công ty có 7 nhà điều hành, cổ phần nhà hát và hơn 100 rạp chiếu phim.

Năm 2010, được sự chấp thuận của Ban tuyên truyền Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc và Tổng cục báo chí, Xuất bản, Đài phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình quốc gia, Tập đoàn phim Trung Quốc gia nhập Tập đoàn truyền hình quốc tế Trung Quốc, Tổng công ty phát triển truyền thông Ương Nghiễm, Tập đoàn Trường Ảnh, Tập đoàn liên hợp truyền thông võng lạc Trung Quốc, 7 đơn vị cùng khởi xướng thành lập Tập đoàn điện ảnh Trung Quốc. Ngày 9 tháng 8 năm 2016, China Film Co., Ltd. phát hành thành công cổ phiếu hạng A và chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thượng Hải. Cổ phiếu của công ty là Chinese Film Co.Ltd, mã chứng khoán là SH:600977.

Hoạt động kinh doanh của công ty bao gồm sản xuất điện ảnh và truyền hình, phân phối phim, chiếu phim và dịch vụ điện ảnh, truyền hình, bao gồm nhiều lĩnh vực kinh doanh như sản xuất điện ảnh và truyền hình, sản xuất, phân phối, tiếp thị, điện ảnh, rạp chiếu phim, sản xuất trang thiết bị và bán hàng, cho thuê hệ thống chiếu phim, môi giới nghệ thuật biểu diễn, ... và hợp tác chặt chẽ với hàng trăm công ty điện ảnh nổi tiếng ở nước ngoài.

Cơ sở sản xuất kỹ thuật số quốc gia Trung Ảnh của công ty có công nghệ tiên tiến và đầy đủ các trang thiết bị, gồm 16 studio, bao gồm một studio có diện tích 5.000 m2, trung tâm hậu kỳ phim kỹ thuật số hoàn toàn có khả năng sản xuất phim hoàn hảo như sản xuất âm thanh phim, chỉnh sửa màn hình, sản xuất phim kỹ thuật số trung gian, sản xuất hiệu ứng hình ảnh và sản xuất hoạt ảnh.

2000: Áp giải, Lam sắc ái tình, Cô gái không lo lắng về hôn nhân đại sự

2001: Thung lũng đẫm máu, Nhất bách cá

2002: Chuyến tàu tình yêu, Anh hùng đoạt bảo, Vương Thủ Tiên đích hạ thiên, Đôi mắt Tây Thi, Together (和你在一起)

2004: Đại sự kiện, Trương Tư Đức, Basic Interests (信天游), Night and day (日日夜夜)

2005: Bạn và Tôi, Huayao Bride in Shangrila, Thần Thoại, Sắc đẹp vĩnh cửu

2006: Hoắc Nguyên Giáp, Ganglamedo, Vân thủy dao

2007: Cuối năm (一年到头), Hutong Days, A Railway in the Cloud, Đảo hỏa tuyến, Diễn viên thực thụ, Nhóm máu của tôi nói tôi yêu em, Way Of The Snowstorm (风雪狼道), Môn đồ, The Secret of the Magic Gourd, Đầu danh trạng, Tiếng gọi tình yêu dịch chuyển, A Chinese Fairy Tale (欣月童话)

2008: Tam quốc chí: Rồng tái sinh, Ha Ha Ha (哈!哈!哈!), Missing (深海寻人), Esquire Runway (时尚先生), Xin đừng gác máy, Khải trình, Waiting in Beijing (北京等待), Ái tình tả đăng hữu hành, Mai Lan Phương, Đại chiến Xích Bích, Siêu khuyển thần thông, The One Man Olympics (一个人的奥林匹克), I Am Liu Yuejin

2009: Đại chiến Xích Bích, Nam Kinh! Nam Kinh, Đi tìm Thành Long, Dạ điếm, Thiên an môn, Love Tatics (爱情36记), Crazy Racer, Thích lăng, Phi thường hoàn mỹ, Đại nghiệp kiến quốc, Bông hồng đêm, Chiến binh và tình sói, Thập nguyệt vi thành, Heaven Eternal, Earth Everlasting

2010: Đường sơn đại địa chấn, CJ7:The Cartoon, Không người lái, 摇摆de婚约 (Love in Cosmo), Nhật ký Đỗ La La, Thông cáo tình yêu, Cảnh sát tương lai, Vô nhân khu, Mao Tu: Phoenix Rising, Cậu bé Karate, Khổng Tử

2011: Tân Thiếu Lâm Tự, Kiến đảng vĩ nghiệp

Tập đoàn điện ảnh Trung Quốc Lưu trữ 2017-09-17 tại Wayback Machine Trang chủ (Network)

Tập đoàn điện ảnh Trung Quốc Lưu trữ 2018-05-08 tại Wayback Machine Trang chủ

Tập đoàn điện ảnh Trung Quốc Sina