Tại Việt Nam, tỉnh Tuyên Quang sở hữu địa hình đặc biệt kiến tạo nên bức tranh núi non hùng vĩ với những cảnh đẹp ngoạn mục. Ông Hoàng Việt Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang cho biết, địa phương này đặt mục tiêu đến năm mỗi huyện, thành phố có ít nhất 1 điểm du lịch nông thôn được công nhận gắn với lợi thế về nông nghiệp, văn hóa, làng nghề hoặc môi trường sinh thái của địa phương và trên 50% cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch nông thôn đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
Tại Việt Nam, tỉnh Tuyên Quang sở hữu địa hình đặc biệt kiến tạo nên bức tranh núi non hùng vĩ với những cảnh đẹp ngoạn mục. Ông Hoàng Việt Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang cho biết, địa phương này đặt mục tiêu đến năm mỗi huyện, thành phố có ít nhất 1 điểm du lịch nông thôn được công nhận gắn với lợi thế về nông nghiệp, văn hóa, làng nghề hoặc môi trường sinh thái của địa phương và trên 50% cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch nông thôn đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
Cùng tham dự lễ ký kết, phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có đại diện lãnh đạo Tổng cục Thủy lợi, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, Vụ Hợp tác Quốc tế, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp.
Các hoạt động hợp tác chủ yếu là đào tạo, nâng cao năng lực và chia sẻ kinh nghiệm trong nông nghiệp và phát triển nông thôn, trước mắt sẽ đào tạo cán bộ về lĩnh vực thủy lợi, vận hành và duy tu bảo dưỡng hạ tầng nông thôn cũng như xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, hai bên cũng nhất trí tăng cường chia sẻ thông tin về các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển nông thôn, tổ chức các hội thảo chuyên đề và huy động thêm nguồn lực để thực thi thỏa thuận.
Mặc dù Hàn Quốc là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn tại Việt Nam, song đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp lại rất ít, chưa tương xứng với tiềm năng hợp tác của hai nước.
KRC là một doanh nghiệp nhà nước của Hàn Quốc, hoạt động phi lợi nhuận. KRC được Chính phủ Hàn Quốc sử dụng để cấp viện trợ quốc tế, nhưng đằng sau KRC là một loạt các doanh nghiệp tư nhân của Hàn Quốc tìm kiếm các cơ hội đầu tư. Thỏa thuận này hy vọng sẽ mở ra một kênh kết nối giữa các nhà đầu tư Hàn Quốc và Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Một số lãnh đạo doanh nghiệp Hàn Quốc tham dự Hội thảo đã chia sẻ những kinh nghiệm quý báu của Hàn Quốc trong xây dựng nông thôn (phong trào Saemaul Undong), trong đó nhấn mạnh đến vấn đề nâng cao năng lực và tăng cường tối đa sự tham gia của người dân vào các hoạt động phát triển cộng đồng, tăng cường năng lực lãnh đạo nông dân, đảm bảo tính minh bạch. Chính phủ cần có chính sách động viên những tập thể, cá nhân làm tốt, cùng với đó là sự quyết liệt của các Bộ, ngành cùng nhau xây dựng và phát triển nông thôn./.
(Tạp chí KTVN 229) – Sau 1945, kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng rất khó khăn. Người Nhật đã chọn nông thôn làm nơi khởi phát lại nền kinh tế.
Chính phủ không chỉ có chủ trương phân tán nhiều nhà máy về các khu vực nông thôn sâu xa gắn với vùng nguyên liệu và nhân công giá rẻ để tăng hiệu quả mà còn chọn những vùng quê có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có di tích lịch sử văn hoá để thực hiện chính sách đầu tư, hỗ trợ nâng cấp để biến thành những nơi thu hút du lịch. Dần dần những nơi đó không chỉ thu hút khách tham quan mà còn thu hút vốn đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau, tạo thành những điểm động lực mới ở nông thôn giúp cho nông thôn phát triển nhanh hơn và sau này quay trở lại hỗ trợ, thúc đẩy phát triển công nghiệp, đô thị.
Ở Nhật Bản, điều luật về nhà ở nông thôn đã có từ hơn 100 năm trước nhưng đến nay vẫn hiện hữu trong ý thức người dân, đó là “nhà nông thôn không được xây quá 2 tầng và phải có mái”. Chúng tôi đã rất ngạc nhiên vì nghĩ Nhật Bản là nơi đất chật người đông, quy định thế thì có vẻ lãng phí đất. Tuy nhiên sau nhiều lần trải nghiệm từ phía Bắc (vùng Hokkaido) đến phía Nam Nhật Bản (vùng Okinawa) đều không tìm thấy nhà dân nông thôn nào xây 3 tầng (trừ nhà công cộng).
Ấn tượng mạnh đối với du khách đến thăm Nhật Bản dường như chỗ nào cũng xanh – sạch: những căn nhà nhỏ ẩn dưới những tán cây to. Sân nhà thường hẹp, có khi chỉ là lối đi. Người Nhật tận dụng mọi chỗ đất trống quanh nhà để trồng hoa, làm bonsai cây cảnh. Những rãnh thoát nước công cộng đều trong, không có mùi xú uế do các hộ gia đình dù không có chăn nuôi nhỏ cũng bắt buộc phải xử lý nước thái sinh hoạt qua hệ thống biogad 4 ngăn, khi thải vào mương tiêu của làng đảm bảo hợp vệ sinh đủ tiêu chuẩn tưới cây nông nghiệp.
Nhiều con đường làng cũng không thẳng tắp, không bê tông nhựa mà chỉ trải sỏi, uốn lượn để tránh một tảng đá tự nhiên hoặc một cây cổ thụ. Nhiều đoạn suối không bắc cầu mà làm ngầm để nước tràn qua, đi ô tô hoặc lội bộ đều dễ dàng.
Cảnh sắc nông thôn của Nhật Bản dường như hòa quyện với thiên nhiên nhưng vẫn có dấu tích rõ của nhân tạo, đẹp mê hoặc lòng người. Chính vì thế mỗi năm bình quân có khoảng 20 triệu du khách từ nước ngoài hoặc các đô thị nội địa đến thăm và nghỉ dưỡng tại các Làng quê Nhật Bản.
(Vietnamarchi) - Sau 1945, kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng rất khó khăn. Người Nhật đã chọn nông thôn làm nơi khởi phát lại nền kinh tế.
Chính phủ không chỉ có chủ trương phân tán nhiều nhà máy về các khu vực nông thôn sâu xa gắn với vùng nguyên liệu và nhân công giá rẻ để tăng hiệu quả mà còn chọn những vùng quê có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có di tích lịch sử văn hoá để thực hiện chính sách đầu tư, hỗ trợ nâng cấp để biến thành những nơi thu hút du lịch. Dần dần những nơi đó không chỉ thu hút khách tham quan mà còn thu hút vốn đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau, tạo thành những điểm động lực mới ở nông thôn giúp cho nông thôn phát triển nhanh hơn và sau này quay trở lại hỗ trợ, thúc đẩy phát triển công nghiệp, đô thị.
Ở Nhật Bản, điều luật về nhà ở nông thôn đã có từ hơn 100 năm trước nhưng đến nay vẫn hiện hữu trong ý thức người dân, đó là “nhà nông thôn không được xây quá 2 tầng và phải có mái”. Chúng tôi đã rất ngạc nhiên vì nghĩ Nhật Bản là nơi đất chật người đông, quy định thế thì có vẻ lãng phí đất. Tuy nhiên sau nhiều lần trải nghiệm từ phía Bắc (vùng Hokkaido) đến phía Nam Nhật Bản (vùng Okinawa) đều không tìm thấy nhà dân nông thôn nào xây 3 tầng (trừ nhà công cộng).
Ấn tượng mạnh đối với du khách đến thăm Nhật Bản dường như chỗ nào cũng xanh – sạch: những căn nhà nhỏ ẩn dưới những tán cây to. Sân nhà thường hẹp, có khi chỉ là lối đi. Người Nhật tận dụng mọi chỗ đất trống quanh nhà để trồng hoa, làm bonsai cây cảnh. Những rãnh thoát nước công cộng đều trong, không có mùi xú uế do các hộ gia đình dù không có chăn nuôi nhỏ cũng bắt buộc phải xử lý nước thái sinh hoạt qua hệ thống biogad 4 ngăn, khi thải vào mương tiêu của làng đảm bảo hợp vệ sinh đủ tiêu chuẩn tưới cây nông nghiệp.
Nhiều con đường làng cũng không thẳng tắp, không bê tông nhựa mà chỉ trải sỏi, uốn lượn để tránh một tảng đá tự nhiên hoặc một cây cổ thụ. Nhiều đoạn suối không bắc cầu mà làm ngầm để nước tràn qua, đi ô tô hoặc lội bộ đều dễ dàng.
Cảnh sắc nông thôn của Nhật Bản dường như hòa quyện với thiên nhiên nhưng vẫn có dấu tích rõ của nhân tạo, đẹp mê hoặc lòng người. Chính vì thế mỗi năm bình quân có khoảng 20 triệu du khách từ nước ngoài hoặc các đô thị nội địa đến thăm và nghỉ dưỡng tại các Làng quê Nhật Bản.
Du lịch ở nông thôn là loại hình du lịch được tổ chức tại vùng, khu vực nông thôn với quy mô hộ gia đình, hộ kinh doanh nhỏ. Du lịch ở nông thôn ưu ái không gian mở, ưu ái sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên gắn với đặc điểm nổi bật, văn hóa vùng miền và địa phương.
Du lịch ở nông thôn là loại hình du lịch được tổ chức tại vùng, khu vực nông thôn với quy mô hộ gia đình, hộ kinh doanh nhỏ. Du lịch ở nông thôn không gian mở, ưu ái sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên gắn với đặc điểm nổi bật, văn hóa vùng miền và địa phương.
Du lịch nông thôn hay thường được gọi với một số tên khác như: Rural Tourism,agritourism, agro-tourism, farm tours, study tours, farm holidays…
Du lịch nông thôn ở Việt Nam dùng để khai thác giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc tại địa phương. Loại hình này đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của du khách về nhiều khía cạnh như: văn hóa, ẩm thực, tinh thần, trải nghiệm,… Du lịch nông thôn mang đậm tính đặc trưng về văn hóa, lối sống tại nông thôn đi đôi với sản xuất nông nghiệp.
Du lịch nông thôn ở Việt Nam có 3 loại hình chính:
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch tại nông thôn phát triển dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa. Du lịch sinh thái tại nông thôn giúp thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội cho địa phương hơn hết sẽ giúp phát triển bền vững khu vực.
Du lịch sinh thái giúp du khách chiêm ngưỡng thiên nhiên và văn hóa tại địa phương, góp phần bảo tồn văn hóa và giúp cải thiện đời sống người dân tại khu vực.
Du lịch canh nông hay thường được gọi là du lịch tại trang trại được canh tác theo hướng ứng dụng công nghệ cao, chăn nuôi công nghệ cao. Dịch vụ du lịch đi kèm thường là thưởng thức sản phẩm nông trại và lưu trú thường có một số hoạt động như: trồng rau, tát nước, câu cá, bắt cua, lươn… đến với mô hình du lịch nông nghiệp không chỉ là bạn đi du lịch mà là còn là trải nghiệm và thử thách bản thân.
Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch thúc đẩy giá trị văn hóa của cộng đồng. Cộng đồng địa phương là người cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho du khách, cũng chính là người có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch và họ được chia sẻ các nguồn lợi kinh tế do phát triển du lịch tạo ra, góp phần xóa đói giảm nghèo của địa phương.
Các sản phẩm du lịch ở nông thôn thường đi đôi với 3 loại hình trên như du lịch làng nghề, du lịch lễ hội, du lịch sản xuất, sản phẩm… Du lịch nông thôn cũng bao gồm các Tour du lịch nông thôn như: thăm vườn quốc gia, tham quan danh lam thắng cảnh, công viên công cộng, nghiên cứu truyền thống và di sản trong khu vực nông thôn để du khách được trải nghiệm những nét hấp dẫn khác vùng đô thị, tiếp xúc với người dân nông thôn, nghỉ ngơi, giải trí và chăm sóc sức khỏe…
Du lịch nông thôn có đặc điểm chung là hoạt động du lịch được tổ chức tại khu vực nông thôn. Mục tiêu khai thác các giá trị tài nguyên du lịch đặc thù về văn hóa, lối sống, truyền thống làng quê – gắn với hoạt động sản xuất nông nghiệp của cộng đồng ở vùng nông thôn; tạo ra nhiều cơ hội việc làm, tác động tích cực đến cuộc sống của cộng đồng nông thôn; trực tiếp tạo ra cầu nối hoạt động sản xuất và cung cấp nông sản, sản phẩm thủ công của làng nghề truyền thống.
Du lịch nông thôn sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của cộng đồng vùng nông thôn (bản làng, nhà truyền thống), các thiết chế văn hóa làng (đình, đền, giếng nước…), các cơ sở sản xuất nghề truyền thống, cơ sở hạ tầng (đường, điện, nước, dịch vụ viễn thông…) gắn với môi trường tự nhiên, bản sắc văn hóa và các hoạt động sinh hoạt sản xuất nông nghiệp của cộng đồng dân cư.
Theo dõi Long Hoàng Investment tại Google News để nhận được thông tin bất động sản mới nhất
VTV.vn - Ngược với các thành phố lớn cùng nhịp sống sôi động như Tokyo, Osaka, Yokohama, tỉnh nông thôn Gifu với sự hoang sơ, cổ kính còn rất mới mẻ với du khách Việt.
Cục trưởng cục phát triển nông thôn Hàn Quốc ông Jeong Hwang Geun đang chia sẻ về những thành tích đạt được năm 2016 với trung tâm dự án phát triển kĩ thuật nông nghiệp nước ngoài vào ngày 14 tháng 3.
Quan chức của ‘dự án phát triển kĩ thuật nông nghiệp’(Korea Program on International Agriculture, KOPIA, hợp tác nhằm phát triển nông thôn thế giới cùng nhau họp lại và chia sẻ kĩ thuật nông nghiệp.
Cục phát triển nông thôn Hàn Quốc ngày 14 tháng 3 đã tổ chức buổi họp cùng với đại diện từ 20 nước thành viên của KOPIA bao gồm 9 nước châu Á, 6 nước châu Phi, 5 nước Trung Nam Mỹ chia sẻ về những thành tích đạt được trong quá trình triển khai dự án năm 2016 với Hàn Quốc.
Buổi họp cũng đưa ra thảo luận phương án phát triển nhằm thúc đẩy dự án phù hợp với từng quốc gia thông quá việc phân tích môi trường nông nghiệp và trình độ kĩ thuật của các quốc gia đó.
Đặc biệt với những thành tích đạt được trung tâm đại diện KOPIA tại Việt Nam và Kenya trong năm 2016 đã dành được giải trung tâm xuất sắc. Trung tâm đại diện tại Kenya đãn áp dụng kĩ thuật nuôi trồng gia cầm và sản xuất giống khoai tây mới tăng hiệu suất và giảm tỉ lệ rủi ro nhờ đó thu hoạch của người nông dân đã tăng lên đến 3~4 lần.
Từ năm 2015 một dự án giáo dục mang tên ‘school farm’ dành cho các học sinh tiểu học đã đi vào hoạt động với kết quả đạt được là sản lượng 7 loại nông sản bao gồm ngô được sản xuất tại đây lên đến con số 20,5 tấn.
Tại trung tâm đại diện ở Việt Nam tiến hành trồng 12 loại nông sản với 23 loại giống bao gồm cải thảo, củ cải,... Đặc biệt là giống củ cải Hàn Quốc có khả năng thích ứng cao, vị ngon và chắc, được nhiều người yêu thích đang được trồng thí điểm tại 10 điểm ở Việt Nam.
Hình thành hệ thống phân phối giống lạc ‘TK10’ có khả năng chống lại bệnh héo xanh vi khuẩn và thu được 144 tấn giống trong năm ngoái.
Cục phát triển nông thôn và đại diện văn phòng phát triển nông nghiệp tại nước ngoài Hàn Quốc đã có cuộc họp báo cáo thành tích tiến hành dự án phát triển kĩ thuật nông nghiệp năm 2016 vào ngày 12 tháng 3.
Cục trưởng cục phát triển nông nghiệp Hàn Quốc ông Jeong Hwang Geun cho biết thông qua trung tâm KOPIA kĩ thuật nông nghiệp của Hàn Quốc đã có thể góp phần vào tăng trưởng nông nghiệp bền vững của các quốc gia đang phát triển, mong rằng các lãnh đạo và nhân viên có thê cố gắng hơn nữa để mang lại sự ổn định cho phát triển nông nghiệp và tăng nguồn thu nhập cho người nông dân.
Phóng viên korea.net Kim Eun Yeong
Ảnh: Cục phát triển nông nghiệp
SEOUL, Hàn Quốc, 14/12/2021 /PRNewswire/ -- Bộ Nông nghiệp, Lương thực và Nông thôn Hàn Quốc cho biết đây là lần đầu tiên trong lịch sử xuất khẩu nông sản và thủy sản của nước này vượt mốc 10 tỷ USD tính đến 25/11. Đây là thành tựu đặc biệt xuất sắc vì các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu gồm nông sản và thủy sản sẽ mang lại lợi ích trực tiếp cho nông và ngư dân bên cạnh các thực phẩm truyền thống như nhân sâm và kim chi.
Một viên chức của Hiệp hội Nhân sâm Hàn Quốc cho biết: ''Trong 10 tỷ USD giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản và thủy sản, thực phẩm truyền thống như Nhân Sâm chiếm 170 triệu USD. Văn hóa trồng trọt và điều chế thuốc từ nhân sâm đã được công nhận là bảo vật phi vật thể quốc gia, đồng thời nhân sâm được Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm chứng nhận là thực phẩm chức năng giúp cải thiện sức khỏe lá gan. Chúng tôi hy vọng thông tin giá trị này sẽ tăng cường thêm sức ảnh hưởng của nhân sâm để người dân trên thế giới đều biết Hàn Quốc là xứ sở thực phẩm tinh túy này".
Kể từ những năm 1990, các mặt hàng được xuất khẩu lần đầu trên quy mô toàn diện đã góp phần truyền bá văn hóa ẩm thực của Hàn Quốc lan rộng ra thế giới. Chiến dịch toàn cầu hóa thực phẩm Hàn Quốc năm 2008 cũng như các chính sách thúc đẩy phát triển thị trường mới trong năm 2017 đã cải thiện hoạt động xuất khẩu thực phẩm nông - thủy sản sang 200 quốc gia trên thế giới tăng trưởng ổn định.
Đứng trước cuộc khủng hoảng về chuỗi cung ứng logistics toàn cầu nhưng giá trị xuất khẩu của Hàn Quốc vẫn giữ vững tăng trưởng và nắm giữ kỷ lục cao nhất trong 10 năm qua (tăng 16,1% ↑ so với cùng kỳ năm ngoái).
Đặc biệt, nhân sâm được công nhận là cây trồng biểu tượng của Hàn Quốc, vốn từ lâu đã nổi tiếng nhờ giá trị y học cổ truyền và sức khỏe trên toàn thế giới. Để có được thành công này, Hàn Quốc không chỉ ưu tiên về khí hậu và thổ nhưỡng mà còn sử dụng công nghệ trồng và chế biến nhân sâm tốt nhất thế giới.
Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc đã trực tiếp quản lý Hiệp hội Nhân sâm Hàn Quốc nhằm thúc đẩy ngành nhân sâm phát triển lành mạnh, qua đó nâng cao thu nhập của những người trong ngành cũng như toàn cầu hóa nhân sâm Hàn Quốc. Để biết thêm thông tin chi tiết về nhân sâm Hàn Quốc trên website, vui lòng truy cập (http://korean-ginseng.org/en2/)
Copyright © 2024 VNPT. All rights reserved.
Du lịch nông thôn (Rural Tourism) được định nghĩa là loại hình du lịch diễn ra ở khu vực nông thôn, với quy mô kinh doanh nhỏ, không gian mở, được tiếp xúc trực tiếp và hòa mình vào thiên nhiên, gắn với những đặc điểm tiêu biểu ở khu vực nông thôn, những di sản văn hóa xã hội và văn hóa truyền thống ở làng xã...; thể hiện đặc tính đa dạng về môi trường, kinh tế, lịch sử, địa điểm của mỗi vùng nông thôn.
Bà Ngô Thị Thu Trang, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Nông thôn - Saemaul Undong, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết: Ở giai đoạn đầu, Chương trình Quốc gia ‘Mỗi xã một sản phẩm’ (OCOP) đã đạt được những thành tựu cơ bản, về số lượng sản phẩm, quy mô và sự đồng thuận tham gia ở các địa phương, song hiện nay rất cần sự kết nối để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.
Tuy nhiên việc kết nối tiêu thụ sản phẩm phải mang ý nghĩa, giá trị trong từng sản phẩm OCOP như đúng với ý nghĩa chương trình, đó là hồn quê, là giá trị đặc sắc của mỗi địa phương, “mỗi làng một sản phẩm”. Nếu những giá trị đó được thể hiện qua ẩm thực, qua quà tặng, qua các sản phẩm nông sản địa phương để giới thiệu cho khách du lịch sẽ đạt được mục tiêu kép, vừa phát triển du lịch, vừa giúp tiêu thụ sản phẩm nông sản tốt hơn”.
“Nếu không có các hoạt động tạo thu nhập ở vùng nông thôn thì các dòng di dân từ nông thôn lên đê thị càng mạnh mẽ. Khi du lịch nông thôn phát triển sẽ có thêm việc làm cho giới trẻ, để họ có những ý tưởng sáng tạo, tận dụng chính những cảnh sắc làng quê thanh bình, những nét văn hoá đa dạng, những sản phẩm nông nghiệp phong phú để đẩy mạnh phát triển du lịch nông nghiệp-nông thôn. Điều quan trọng của du lịch nông thôn là kết nối giá trị kinh tế, giá trị văn hóa và giá trị nhân văn cũng như giải quyết những vấn đề di dân và vấn đề nâng coa thu nhập nông thôn hiện tại đang được quan tâm”, bà Ngô Thị Thu Trang nhấn mạnh.
Thực tế thời gian qua, các hoạt động du lịch nông thôn đã tạo “không gian” quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP, đồng thời, phát huy và lan tỏa các giá trị về chất lượng, văn hóa, tri thức bản địa của từng địa phương.
Từ góc nhìn của nhà lữ hành, bà Phan Yến Ly, Giám đốc Công ty Tư vấn, Truyền thông và Sự kiện Cánh Cam cho rằng, với thế mạnh sẵn có về nông nghiệp và với sự hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Việt Nam hoàn toàn có thể có ít nhất 63 sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn đặc trưng của từng địa phương.
Hiện tại, loại hình du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đang phát triển nhưng lại chưa đi đúng hướng và thiếu bền vững. Không chỉ có các sản phẩm sao chép, na ná giống nhau khắp các vùng miền gây ra sự cạnh tranh giữa các địa phương với nhau. Cần tuyên truyền thay đổi tư duy của các chủ thể tham gia xây dựng và triển khai các hoạt động du lịch nông nghiệp, nông thôn phục vụ du khách: Phải làm sao để các bác nông dân, các hợp tác xã, các trang trại muốn làm du lịch ngay cả khi nông lâm thủy sản được tiêu thụ tốt, khi kinh tế nông nghiệp thành công và các doanh nghiệp lữ hành chung tay, đồng hành cùng các điểm đến nông thôn làm du lịch.
Nổi bật những năm gần đây là Chương trình “Mỗi quận, huyện một sản phẩm du lịch đặc trưng” của TP.HCM. Dựa trên tài nguyên thiên nhiên và nhân văn sẵn có của từng địa bàn, các quận, huyện và thành phố Thủ Đức của TP.HCM đã có nhiều ý tưởng mới trong việc xây dựng được các chương trình du lịch đặc trưng, riêng có và không sao chép: “Quận 4 - Cù Lao giữa lòng phố thị”, “Về quận 5 xem múa lân”, “Thủ Đức - Thành phố xanh bên sông Sài Gòn”, “Quận Bình Thạnh - Vùng đất thanh bình”, “Quận Gò Vấp - Trăm năm tìm lại dấu xưa”, “Bình Chánh - Về chốn linh thiêng”; “Về Quận 10, nghe kể chuyện Đông y”…
Có những quận, huyện chưa từng có các hoạt động du lịch cũng bất ngờ về những nét đặc sắc của địa phương mình như “Quận Tân Phú đi là nhớ”, “Quận Phú Nhuận - Nơi ta tìm về”, “Quận 11 - Có một Chợ Lớn rất khác”, “Quận 8 - Vùng đất của những câu chuyện”, “Sắc màu Bình Tân”, “Nhà Bè ngày mới”...
Đặc biệt, mô hình du lịch cộng đồng “Khám phá đảo muối Thiềng Liềng” có khoảng 16 điểm đến với các sản phẩm du lịch mang đặc trưng của hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ và văn hóa của người dân vùng biển như ẩm thực và thức uống vùng biển, không gian nghề muối, không gian hoài niệm, homestay, đờn ca tài tử, ngâm chân thư giãn và tất nhiên là không thể thiếu các hoạt động về muối. Tất cả sản phẩm du lịch này do chính các hộ dân và cư dân đang sinh sống tại ấp đảo Thiềng Liềng thực hiện và đang bắt đầu được khách du lịch quan tâm.
Thực tiễn hiệu quả từ chương trình cho thấy, cách thức tiếp cận này hoàn toàn có thể lan rộng ra các địa phương khác, giúp các sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn của các tỉnh/thành không bị trùng lắp, nhàm chán. Từ đó, tránh cạnh tranh không lành mạnh; tạo nên sức hút du khách qua các thông điệp và câu chuyện truyền thông riêng biệt. Các cơ quan quản lý Nhà nước có dịp nhìn lại du lịch nông nghiệp, nông thôn của địa phương mình sâu sát hơn trong việc quản lý cũng như đề xuất cơ chế, chính sách phù hợp.
Những mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn vẫn chưa được đầu tư bài bản để phát triển tương xứng tầm tiềm năng và vẫn đang chờ thời cơ, chính sách thích hợp để “cất cánh.”
Du khách đi thuyền tham quan vùng trồng bầu của Khu du lịch Trần Bá Chuốt, huyện Lai Vung. Mô hình làm du lịch nông nghiệp này giúp nông dân Đồng Tháp cải thiện thu nhập, vừa phát triển kinh tế nông nghiệp.
Du lịch nông nghiệp, nông thôn bao gồm các hoạt động xoay quanh nông nghiệp, người nông dân và cảnh quan nông thôn.
Loại hình này cung cấp các trải nghiệm toàn diện, hấp dẫn, mang tính giải trí và giáo dục đang là xu hướng được ưa chuộng. Ở Việt Nam đã xuất hiện loại hình du lịch này.
Tuy nhiên, những mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn vẫn chưa được đầu tư bài bản để phát triển tương xứng tầm tiềm năng và vẫn đang chờ thời cơ, chính sách thích hợp để “cất cánh.”
Hình thức đi chơi kết hợp nghỉ dưỡng, trải nghiệm tại vùng nông thôn đang ngày càng trở nên phổ biến.
Xu hướng du lịch nông nghiệp, nông thôn không chỉ phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới mà đặc biệt phù hợp ở Việt Nam - quốc gia có diện tích đất nông nghiệp rộng lớn, dân số sinh sống chủ yếu ở nông thôn chiếm đến hơn 62,7%.
Hơn 10 năm trước, bà Ngô Kiều Oanh - một tiến sỹ khoa học tâm huyết bảo vệ văn hóa truyền thống Việt đã quyết tâm xây dựng mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn tại vùng phụ cận chân núi Ba Vì - nơi có nhiều làng nghề nông nghiệp truyền thống lâu đời.
Khu du lịch dựa trên sản xuất nông nghiệp hữu cơ, gắn liền với các làng nghề và cảnh quan thiên nhiên..
Mô hình được xây dựng trên cơ sở đảm bảo vững chắc mối giao hòa giữa tự nhiên-văn hóa-con người với cơ sở vật chất đảm bảo hoạt động lưu trú, nghỉ dưỡng đáp ứng nhu cầu của cá nhân, gia đình và cả những nhóm hàng trăm học sinh; các bữa ăn gắn với nông sản địa phương; các hoạt động trải nghiệm gắn với đời sống thôn quê, sản xuất nông nghiệp truyền thông và trang trại chăn nuôi hiện đại. Đặc biệt, du khách được tìm hiểu những nét đặc trưng văn hóa của người Mông, Dao gắn với những làng, điểm di sản văn hóa.
“Trang trại gắn kết chặt chẽ với cộng đồng nông dân xung quanh để vừa cung cấp thông tin hấp dẫn du khách, đồng thời trở thành đơn vị quảng bá các sản phẩm nông nghiệp của vùng Ba Vì, Sơn Tây nói riêng, Hà Nội nói chung. Đây là một hình thức phát triển mối giao hòa giữa tự nhiên, văn hóa và con người ở các đô thị với nông thôn, thông qua việc đến ở, nghỉ dưỡng, thưởng ngoạn danh lam thắng cảnh và hưởng thụ các đặc sản thiên nhiên tươi sạch trong khung cảnh gia đình, làng quê ấm cúng,” tiến sỹ Oanh chia sẻ.
Theo chuyên gia du lịch Nguyễn Quang Đăng (Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch), đây là một hình thức du lịch độc đáo, kết hợp giữa trải nghiệm văn hóa và môi trường tự nhiên tại các khu vực nông thôn bao gồm nhiều hoạt động, dịch vụ, tiện nghi được cung cấp bởi nông dân, cộng đồng nông thôn nhằm thu hút và phục vụ khách du lịch. Trong đó bao gồm các hình thức du lịch trang trại, du lịch nông nghiệp, du lịch làng nghề, du lịch lễ hội, du lịch sinh thái...
“Những trải nghiệm từ các hoạt động du lịch nông thôn như: Bắt cá dưới ao, hái chè về sao thành trà rồi pha nước thưởng thức, giã, xay gạo bằng cối để tráng bánh cuốn… đều mang đến nhiều trải nghiệm bất ngờ, thú vị, gợi nhớ đến kỷ niệm tuổi thơ khiến quãng thời gian du lịch thêm ý nghĩa,” ông Nguyễn Quang Đăng cho biết.
Tại Quyết định số 922/QĐ-TTg ngày 2/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 đã nêu rõ phát triển du lịch nông thôn là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; phát huy vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng; thúc đẩy sự tham gia tích cực và chủ động của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức kinh tế khác vào phát triển kinh tế du lịch nông thôn thông qua các hình thức liên kết chuỗi giá trị du lịch hiệu quả.
Việc phát triển du lịch ở Việt Nam có quan hệ chặt chẽ với xây dựng nông thôn hiện đại. Cơ sở vật chất của nông thôn hiện đại gắn với hạ tầng dịch vụ ăn nghỉ, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, làng nghề truyền thống… đã tạo cơ sở cho sự phát triển của du lịch nông thôn.
Chiều ngược lại, du lịch nông thôn cũng đóng góp vào việc nâng cao nguồn thu nhập cho các gia đình, sinh kế cho người dân, thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng vùng miền, từ đó góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương, nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới.
Ở miền Bắc, hiện có nhiều tour du lịch nông nghiệp khai thác các hoạt động trồng, cấy lúa nước truyền thống, các nghề thủ công, trang trại chăn nuôi... Đáng nói, quanh khu vực ngoại thành Hà Nội hiện có 11 trang trại nông nghiệp sinh thái hoạt động theo mô hình giáo dục, du lịch trải nghiệm; 5 hợp tác xã chuyên ngành kết hợp giáo dục, du lịch trải nghiệm và nhiều vùng có tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn.
Ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên cũng có nhiều sản phẩm du lịch thể hiện tính đa dạng nông nghiệp như tour tham quan làng dân tộc thiểu số tại nhiều địa phương. Vùng miền Nam và đồng bằng Sông Cửu Long với đặc thù sông nước, nhà vườn... có tiềm năng rất lớn để khai thác, phát triển du lịch nông nghiệp.
Theo tiến sỹ Ngô Kiều Oanh, để du lịch nông thôn phát triển bền vững, cần có sự tham gia đồng bộ của tất cả các bên liên quan, từ chính quyền địa phương đến người dân.
Quan trọng nhất, những người làm du lịch cần phải thực sự hiểu và yêu cái đẹp, cái giá trị của sản phẩm du lịch nông thôn mà mình, địa phương mình đang gìn giữ và phát triển.
Tiến sỹ Phạm Hương Trang, giảng viên ngành Quản trị du lịch và khách sạn, Đại học RMIT cho biết, để đảm bảo phát triển hiệu quả, các hoạt động du lịch nông nghiệp cần có không gian dịch vụ bài bản như nông trại, cánh đồng, vườn cây ăn trái, làng nghề truyền thống hay các vùng quê có giá trị văn hóa, lễ hội, ẩm thực địa phương độc đáo.
Đặc biệt, sự tham gia của cộng đồng địa phương là vô cùng quan trọng. Là đối tượng gắn bó mật thiết với môi trường văn hóa và phương pháp sản xuất, người dân địa phương đóng vai trò không thể thiếu trong việc tổng hợp, chia sẻ các giá trị văn hóa với du khách. Họ trở thành người bảo tồn, lan tỏa những giá trị văn hóa nông nghiệp, góp phần tạo nên trải nghiệm du lịch đặc trưng riêng.
Bên cạnh đó, để phát triển hình thức du lịch này, các địa phương nên gắn chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) với sản phẩm là dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch.
Mỗi điểm du lịch cần được xây dựng đề án phát triển tổng thể dựa trên tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hóa và giá trị bản địa tại các bản, làng, thôn, ấp. Đồng thời, việc xây dựng những tour tuyến chung, liên kết trong các hoạt động truyền thông, xúc tiến quảng bá du lịch giữa các địa phương liên kết làm tăng sức hút cho các điểm đến du lịch nông thôn.
Quảng bá, kết nối, xúc tiến sản phẩm du lịch nông thôn với các hãng lữ hành hay trung tâm du lịch lớn, đa dạng hóa hình thức quảng bá, đặc biệt ứng dụng công nghệ số trong việc kích thích mọi giác quan của du khách khi tiếp cận với sản phẩm du lịch được quảng bá bằng công nghệ thông tin./.
Trong xã hội Hàn Quốc, nhu cầu quản lý nông thôn hiệu quả đang gia tăng đáng kể do sự già đi của dân cư nông thôn và giảm dân số. Trên một phía, có nguy cơ các ngôi làng sẽ dần mất đi do quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh. Tuy nhiên, trái ngược với điều đó, một xu hướng đang xuất hiện là giới trẻ trở lại nông thôn và lựa chọn làm nông nghiệp. Điều này tạo nên hai sự thay đổi đồng thời, có những khía cạnh tích cực và tiêu cực đang diễn ra đồng thời tại các vùng nông thôn của Hàn Quốc.
Hiện nay, việc thúc đẩy sự thông minh hóa khu vực nông thôn đã trở thành một vấn đề cốt lõi, đồng thời là một giải pháp cần thiết để phát triển và đối phó với các mối đe dọa trong quá trình phát triển kinh tế và xã hội. Cả chính quyền trung ương và địa phương đang hỗ trợ phát triển nông thôn và nông trại thông minh bằng cách tạo ra một mạng lưới liên kết toàn diện trong mọi lĩnh vực. Trang trại thông minh là một trong những dự án chiến lược và mô hình đổi mới sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp dựa trên công nghệ tại Hàn Quốc. Dự án này tập trung vào ba yếu tố cốt lõi là công nghệ, sản xuất và con người để xây dựng các khu vực nông thôn thông minh. Nội dung chi tiết của dự án bao gồm: (1) Thiết lập các chương trình giáo dục chuyên nghiệp về trang trại thông minh và đào tạo các chuyên gia trẻ. (2) Xác định các mặt hàng xuất khẩu tiềm năng từ các trang trại thông minh và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Đồng thời, tổ chức Hội chợ K-Food tại Thái Lan và Việt Nam để tăng cường xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp Hàn Quốc. (3) Xây dựng các tổ hợp thực nghiệm nhằm thúc đẩy sự phát triển sản phẩm và công nghệ mới giữa các ngành công nghiệp (thiết bị, thực phẩm và sinh học), nông dân và các cơ quan nghiên cứu. (4) Xây dựng nền tảng mở để chia sẻ và giao dịch dữ liệu liên quan đến tăng trưởng và canh tác trong các trang trại thông minh. (5) Ban hành các tiêu chuẩn quốc gia để đảm bảo tính tương thích giữa các thiết bị trang trại thông minh và hiệu quả bảo trì.
Hàn Quốc đẩy mạnh phát triển nông nghiệp thông minh
Nhờ vào những nỗ lực này, Hàn Quốc đang hướng đến việc thúc đẩy phát triển nông thôn thông minh và sử dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tạo ra sự phát triển bền vững trong ngành nông nghiệp và góp phần vào phát triển kinh tế và xã hội của đất nước.
Tương tự với Chương trình Nông thôn Mới tại Việt Nam, ở Hàn Quốc, để xây dựng thành công nông nghiệp thông minh, chính phủ đã chỉ đạo tất cả các bộ ngành tại địa phương tham gia và đảm nhận trách nhiệm trực tiếp trong việc triển khai các dự án thuộc lĩnh vực quản lý của mình. Mỗi bộ ngành và địa phương được yêu cầu ban hành các chính sách riêng, đồng thời tận dụng các ưu điểm riêng biệt và hợp tác với các bộ ngành khác.
Hàn Quốc đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa nông nghiệp
Bộ Thực phẩm, Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Gia súc là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong lĩnh vực nông thôn thông minh, bao gồm các dự án như thung lũng cách tân trang trại thông minh, dự án thí điểm nông nghiệp thông minh điền dã, doanh nghiệp công nghệ cao trong nông nghiệp sinh học đa ngành, doanh nhân trẻ, doanh nghiệp phát triển công nghệ thông minh, cải tiến giống cây trồng, và doanh nghiệp cho thuê trang trại.Bộ Quản trị Công cộng và An ninh đảm nhận vai trò phát triển cộng đồng làng nông thôn thông minh và cải thiện hiệu suất quản lý thông qua dự án như kích hoạt thông tin làng và khuyến khích ứng dụng công nghệ mới trong dịch vụ công. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm phát triển du lịch thông minh, bao gồm xây dựng nền tảng và phát triển phần mềm du lịch thông minh. Bộ Đất, Hạ tầng và Giao thông có trách nhiệm xây dựng thành phố thông minh thông qua các dự án hỗ trợ thách thức thông minh và tái tạo đô thị thông minh. Bộ Khoa học Công nghệ Thông tin và Truyền thông hợp tác với Bộ Nông nghiệp và Thực phẩm để mở rộng làng thông minh và các dự án mở rộng tại các trung tâm nông thôn.
Kỹ thuật chế biến đặc sản Hồng treo gió tại Sangju, Hàn Quốc
Dựa trên nhiệm vụ phân công, các bộ ngành và địa phương đã cùng xây dựng 4 tiêu chí dịch vụ cho làng thông minh. Tiêu chí bao gồm: tiêu chí về môi trường sống (giám sát môi trường, hạ tầng cơ bản, phòng ngừa dịch bệnh, an ninh và an toàn, giáo dục và sức khỏe); tiêu chí về xã hội nông thôn (kích hoạt cộng đồng, khảo sát làng); tiêu chí về kinh doanh nông nghiệp (thông tin nông nghiệp, mạng lưới nhân sự); tiêu chí về đa dạng hóa kinh doanh (marketing địa phương, chia sẻ nguồn lực). Chính phủ Hàn Quốc đã đề ra chính sách phát triển trang trại thông minh với chiến lược cách mạng nông nghiệp thông qua dự án trang trại thông minh. Dự án này đã được triển khai từ năm 2019 đến năm 2022 trên diện tích 42,7ha với tổng mức đầu tư khoảng 157,92 tỷ won (tương đương 140 triệu USD). Mục tiêu của dự án là tạo ra một hệ sinh thái đổi mới và sáng tạo trong nông nghiệp thông qua việc mở rộng bốn thung lũng công nghệ nông nghiệp, hướng đến xây dựng thị trường nông nghiệp công nghệ cao mới. Các thung lũng công nghệ này sẽ phát triển thành cụm công nghiệp nông nghiệp dựa trên công nghệ thông tin để thúc đẩy phát triển nông nghiệp và các ngành liên quan bằng cách tích hợp sức mạnh của nguồn nhân lực trẻ và đổi mới công nghệ. Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp, khu phức hợp cho thuê trang trại thông minh và trung tâm thử nghiệm sẽ được thành lập như một cơ sở quan trọng vào năm 2021. Các khu vực như Sangju và Gimje đã được chọn làm khu vực phát triển đầu tiên của dự án vào đầu năm 2018. Năm 2019, khu vực Koheung và Miryang đã được chọn để phát triển thành trung tâm ươm tạo doanh nghiệp cho nông dân trẻ và đổi mới công nghệ vào năm 2022. Vì dự án sẽ được thực hiện bởi chính quyền địa phương, mỗi khu vực sẽ phát triển theo hướng và trọng tâm khác nhau. Ngân sách được phân bổ cho các công việc xây dựng nền móng, trung tâm ươm tạo doanh nghiệp, trang trại thông minh cho thuê và tổ hợp thử nghiệm. Điều này cho thấy sự tập trung và phối hợp của các bộ ngành và địa phương trong việc thúc đẩy nông thôn thông minh ở Hàn Quốc, thông qua việc xây dựng các dự án và chính sách đa dạng nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp thông minh và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và doanh nhân trẻ tham gia vào lĩnh vực này. Nhờ vào những chiến lược trên nông thôn Hàn Quốc ngày càng hiện đại và đời sống vật chất và tinh thần của người dân ở khu vực nông thôn ngày càng được nâng cao, trở thành một trong những hình mẫu trong đầu tư xây dựng và phát triển nông thôn mới.
Tổ chức Du lịch thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO) mới đây đưa ra ấn phẩm mới có chủ đề: "Du lịch và Phát triển Nông thôn: Quan điểm Chính sách". Theo đó, du lịch nông thôn được định nghĩa là một loại hình du lịch, trong đó trải nghiệm của du khách có liên quan đến sản phẩm nông nghiệp, cuộc sống và văn hóa nông thôn.
Các hoạt động du lịch nông thôn sẽ tập trung ở những khu vực có mật độ dân số thấp; tận dụng lợi thế cảnh quan nông thôn hoặc quy hoạch đất nông nghiệp và lâm nghiệp làm du lịch; nhấn mạnh văn hóa truyền thống phong phú.