Qua 2 cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ, Hàm Thuận Bắc (từ năm 1983 trở về trước là huyện Hàm Thuận) đã ghi vào lịch sử những địa danh bất tử: “Khu Lê bất khuất, Tam Giác kiên cường, Nam Sơn trung dũng”, gắn với những chiến công oanh liệt, rất đổi tự hào là vô vàn mất mát, đau thương, hơn 6.000 cán bộ, chiến sĩ và đồng bào hy sinh, gần 5.000 người bị tra tấn, tù đày, nhà cửa, ruộng vườn tan hoang, nhân dân phiêu tán. Dân và Quân Hàm Thuận Bắc đã góp phần xứng đáng trong sự nghiệp giải phóng quê hương, thống nhất đất nước. Với những đóng góp ấy, Dân và Quân Hàm Thuận Bắc vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho: Đảng bộ và Nhân dân huyện Hàm Thuận, Đại đội 430 bộ đội địa phương huyện Hàm Thuận, Đại đội 450 bộ đội địa phương huyện Thuận Phong, Ban An ninh Hàm Thuận, 13/17 xã, thị trấn, 10 cá nhân và 766 cá nhân được phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.
Qua 2 cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ, Hàm Thuận Bắc (từ năm 1983 trở về trước là huyện Hàm Thuận) đã ghi vào lịch sử những địa danh bất tử: “Khu Lê bất khuất, Tam Giác kiên cường, Nam Sơn trung dũng”, gắn với những chiến công oanh liệt, rất đổi tự hào là vô vàn mất mát, đau thương, hơn 6.000 cán bộ, chiến sĩ và đồng bào hy sinh, gần 5.000 người bị tra tấn, tù đày, nhà cửa, ruộng vườn tan hoang, nhân dân phiêu tán. Dân và Quân Hàm Thuận Bắc đã góp phần xứng đáng trong sự nghiệp giải phóng quê hương, thống nhất đất nước. Với những đóng góp ấy, Dân và Quân Hàm Thuận Bắc vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho: Đảng bộ và Nhân dân huyện Hàm Thuận, Đại đội 430 bộ đội địa phương huyện Hàm Thuận, Đại đội 450 bộ đội địa phương huyện Thuận Phong, Ban An ninh Hàm Thuận, 13/17 xã, thị trấn, 10 cá nhân và 766 cá nhân được phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.
Địa chỉ: 81/333 Văn Cao, Đằng Lâm, Hải An, Hải Phòng
Trường Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh (gọi tắt là Bắc Ngoại) toạ lạc tại đường vành đai số 3 khu Hải Điến thành phố Bắc Kinh. Đây là trường Đại học trọng điểm quốc gia trực thuộc Bộ Giáo dục, nằm trong nhóm các trường đại học đầu tiên của “Dự án 211”, nhóm các trường đại học có nền tảng đổi mới ngành học ưu thế “985” và nằm trong các trường đại học đầu tiên được duyệt “Song nhất lưu” (hạng nhất kép).
Bắc Ngoại là cơ sở giáo dục đại học ngoại ngữ đầu tiên được thành lập bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trước đây tiền thân là đội dạy tiếng Nga thuộc phân hiệu thứ ba của Đại học Chính trị và Quân sự Chống Nhật Bản được thành lập tại Diên An vào năm 1941, sau đó phát triển thành Trường Ngoại ngữ Quân ủy Trung ương và trực thuộc sự lãnh đạo của Trung ương Đảng kể từ khi thành lập. Sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập, trường nằm dưới sự lãnh đạo của Bộ Ngoại giao. Năm 1954, trường được đổi tên thành Học viện Ngoại ngữ Bắc Kinh. Năm 1959, trường sáp nhập với Viện Ngôn ngữ Nga Bắc Kinh để thành lập Học viện Ngoại Ngữ Bắc Kinh mới. Sau năm 1980, trường trực thuộc Bộ Giáo dục, đến năm 1994 trường chính thức được đổi tên thành Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh.
Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh đã được phê duyệt thành lập 101 ngành ngoại ngữ. Nhóm ngôn ngữ Châu Âu và nhóm ngôn ngữ Á-Phi hiện là cơ sở xây dựng các ngành ngôn ngữ không phổ biến lớn nhất ở Trung Quốc và là nơi xây dựng những chuyên ngành đặc biệt đầu tiên của Bộ Giáo dục. Nhà trường đã hình thành mô hình lấy Văn học và ngôn ngữ nước ngoài làm môn chính và phối hợp phát triển nhiều môn học khác như văn học, luật, kinh tế, quản lý và giáo dục. Theo thứ tự thời gian, trường đã thành lập các ngành ngôn ngữ như tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ba Lan, tiếng Séc, tiếng Rumani, tiếng Nhật, tiếng Ả Rập, tiếng Campuchia, tiếng Lào, tiếng Sinhala, tiếng Mã Lai, tiếng Thụy Điển, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Hungary, tiếng Albania, tiếng Bungari, tiếng Swahili, tiếng Miến Điện, tiếng Indonesia, tiếng Ý, tiếng Croatia, tiếng Serbia, tiếng Hausa, tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Hàn, tiếng Slovak, tiếng Phần Lan, tiếng Ukraina, tiếng Hà Lan, tiếng Na Uy, tiếng Iceland, tiếng Đan Mạch, tiếng Hy Lạp, tiếng Philippin, tiếng Hindi, tiếng Urdu, tiếng Do Thái, tiếng Ba Tư, tiếng Slovenia, tiếng Estonia, tiếng Latvia, tiếng Litva, tiếng Ireland, tiếng Malta, tiếng Bengali, tiếng Kazakhstan, tiếng Uzbek, tiếng Latin, tiếng Zulu, tiếng Kyrgyz, tiếng Pashto, tiếng Phạn, tiếng Pali, tiếng Amharic, tiếng Nepal, tiếng Somali, tiếng Tamil, tiếng Turkmen, tiếng Catalan, tiếng Yoruba, tiếng Mông Cổ, tiếng Armenia, tiếng Malagasy, tiếng Gruzia, tiếng Azerbaijan, tiếng Afrikaans, tiếng Macedonia, tiếng Tajik, tiếng Tswana, tiếng Ndebele, tiếng Comorian, tiếng Creole, tiếng Shona, tiếng Tigrinya, tiếng Belarus, tiếng Maori, tiếng Tongan, tiếng Samoa, tiếng Kurd, tiếng Bislama, tiếng Dari, tiếng Tetum, tiếng Dhivehi, tiếng Fijian, tiếng Quần đảo Cook Maori, tiếng Lundi, tiếng Luxembourgish, tiếng Kinyarwanda, tiếng Niuean, tiếng Pi King, tiếng Chewa, tiếng Sesuto, tiếng Sango, tiếng Tamazighat, tiếng Java, tiếng Punjabi. Trường hiện đã thành lập đủ 183 ngành ngôn ngữ chính của tất cả các nước thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, kế thừa tinh thần Diên An, kiên trì phục vụ chiến lược quốc gia,
Trong những năm gần đây, trường đã thúc đẩy mạnh mẽ việc cải cách mô hình đào tạo nhân tài, thành lập văn phòng tài liệu giảng dạy đầu tiên trong các trường đại học trong nước, thành lập Học viện Tổ chức Quốc tế và Học viện Giáo dục Quốc tế, xây dựng Học viện Châu Á và Học viện Châu Phi trên cơ sở Học viện Á Phi ban đầu, đồng thời cũng đã thành lập Phòng thí nghiệm Trọng điểm về Trí tuệ Nhân tạo và Ngôn ngữ Con người, tăng cường năng lực truyền bá quốc tế, thành lập các tổ chức nghiên cứu đặc biệt như Trung tâm Nghiên cứu Năng lực Dịch thuật Quốc gia, lấy ngôn ngữ toàn cầu, văn hóa toàn cầu và quản trị toàn cầu làm định hướng chiến lược, khởi xướng thành lập Liên các trường đại học ngoại ngữ toàn cầu, Cộng đồng môn học nghiên cứu quốc gia khu vực toàn cầu và Cộng đồng môn học nghiên cứu quốc gia khu vực của Trung Quốc.
Trường có 54 cơ sở nghiên cứu cấp quốc gia, cấp tỉnh và bộ, trong đó có cơ sở nghiên cứu trọng điểm về khoa học xã hội và nhân văn của Bộ Giáo dục: Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục và Ngoại ngữ Trung Quốc, Phòng thí nghiệm Triết học Khoa học Xã hội của Bộ Giáo dục (Bồi dưỡng)/Dự án Xây dựng bồi dưỡng Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật Bộ Giáo dục: có Phòng thí nghiệm trọng điểm về Trí tuệ nhân tạo và Ngôn ngữ Con người, Cơ sở nghiên cứu Ủy ban Ngôn ngữ Quốc gia: có Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Năng lực Ngôn ngữ Quốc gia, Cơ sở nghiên cứu trọng điểm xây dựng tài liệu giảng dạy quốc gia: Cơ sở nghiên cứu tài liệu giảng dạy ngoại ngữ cho các trường đại học, trung học và tiểu học, Nền tảng đổi mới liên ngành của Viện nghiên cứu liên kết về các tổ chức quốc tế, khu vực và quốc gia, truyền thông quốc tế của Bộ Giáo dục/Cơ sở nghiên cứu cộng đồng dân tộc Trung Hoa của Dân ủy Quốc gia: Viện nghiên cứu cao cấp về quản trị khu vực và toàn cầu, 4 cơ sở nghiên cứu khu vực và quốc gia của Bộ Giáo dục: Trung tâm Nghiên cứu Trung và Đông Âu, Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Trung tâm Nghiên cứu Anh, Trung tâm Nghiên cứu Canada, cũng như 37 trung tâm đăng ký nghiên cứu quốc gia và khu vực của Bộ Giáo dục, và 3 trung tâm nghiên cứu trao đổi văn hóa Trung Quốc và nước ngoài của Bộ Giáo dục: Trung tâm Nghiên cứu Trao đổi Nhân văn Trung Quốc-Indonesia, Trung tâm Nghiên cứu Trao đổi Nhân văn Trung-Pháp, Trung tâm Nghiên cứu Trao đổi Nhân văn Trung-Đức. Trường còn có Cơ sở Nghiên cứu Trọng điểm về Triết học Khoa học Xã hội của thành phố Bắc Kinh và Cơ sở Nghiên cứu Quản lý Giáo dục theo pháp quyền của thành phố Bắc Kinh, được chọn vào số những cơ sở nghiên cứu được phê duyệt đầu tiên về xúc tiến ngôn ngữ và chữ viết quốc gia, trung tâm nghiên cứu Tư tưởng Tập Cận Bình về Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới, cũng đã được trao tặng danh hiệu “Trung tâm hợp tác đổi mới nghiên cứu lý thuyết về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc tại các trường đại học Bắc Kinh”.
Nhà trường đã xuất bản 5 tạp chí nguồn CSSCI như “Giảng dạy và nghiên cứu ngoại ngữ”, “Văn học nước ngoài”, “Diễn đàn quốc tế”, “Tuyến đầu nghiên cứu giáo dục ngoại ngữ” và “Hán học quốc tế”, xuất bản tạp chí nguồn CSSCI mở rộng “Giảng dạy tiếng Nga ở Trung Quốc”, xuất bản các tập san nguồn CSSCI như "Nghiên cứu Nhật Bản học" và "Nghiên cứu quy hoạch và chính sách ngôn ngữ", xuất bản 7 tạp chí học thuật tiếng Trung khác, trường cũng đã xuất bản tạp chí tiếng Anh ESCI “Chinese Journal of Applied Linguistics” (Tạp chí ngôn ngữ học ứng dụng Trung Quốc), "Journal of World Languages" (Tạp chí Ngôn ngữ Thế giới), 2 loại tạp chí tiếng Anh trong cơ sở dữ liệu Scopus "Interpreting and Society: An Interdisciplinary Journal" (Dịch nói và Xã hội) và 13 tạp chí đa ngôn ngữ khác. Trường có cơ sở xuất bản lớn nhất cả nước về sách ngoại ngữ, sản phẩm nghe nhìn và sản phẩm điện tử: Nhà xuất bản Nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ.
Trường đào tạo 122 chuyên ngành đại học, trong đó 46 chuyên ngành là chuyên ngành duy nhất trong cả nước, 54 chuyên ngành là điểm xây dựng chuyên ngành đại học hạng nhất cấp quốc gia, 18 chuyên ngành là điểm xây dựng chuyên ngành đại học hạng nhất cấp tỉnh, “Mô hình đào tạo khả năng cạnh tranh toàn cầu đa ngôn ngữ của Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh” đã giành được giải nhất của giải thưởng thành tựu giảng dạy quốc gia năm 2022.
Trường hiện có 4 ngành học trọng điểm cấp quốc gia (trong đó gồm các ngành bồi dưỡng) và 7 ngành học trọng điểm cấp thành phố Bắc Kinh. Trường có 6 điểm ủy quyền đào tạo tiến sĩ cấp 1 (văn học ngôn ngữ nước ngoài, khoa học quản lý và kỹ thuật, nghiên cứu quốc gia và khu vực, ngôn ngữ và văn học trung quốc, giáo dục học, dịch thuật) và 12 điểm ủy quyền đào tạo thạc sĩ (văn học và văn học nước ngoài, khoa học quản lý và kỹ thuật, ngôn ngữ và văn học trung quốc, nghiên cứu quốc gia và khu vực, giáo dục học, chính trị học, báo chí truyền thông, pháp luật, chính trị học, kinh tế học ứng dụng, quản trị kinh doanh, lý thuyết Chủ nghĩa Marx, lịch sử thế giới), 9 điểm ủy quyền đào tạo thạc sĩ chuyên ngành (dịch thuật, giáo dục tiếng Trung quốc tế, thương mại quốc tế, tài chính, báo chí truyền thông, pháp luật, kế toán, quản trị kinh doanh, nghiệp vụ quốc tế). Môn Ngoại ngữ và văn học nước ngoài được chọn là ngành xây dựng tiêu chuẩn “Song nhất lưu (hạng nhất kép) của quốc gia. Ngành học “ Giảng dạy ngoại ngữ” đã được chọn vào những môn học hàng đầu của các trường đại học và cao đẳng tại Bắc Kinh. Trong các lần đánh giá ngành học của Bộ giáo dục, ngành học ngoại ngữ và văn học nước ngoài cấp 1 của trường được xếp loại A+, đứng đầu cả nước. Trong Bảng xếp hạng môn học của đại học trên thế giới QS năm 2024, ngành Ngôn ngữ học của trường được xếp thứ 61, ngành ngôn ngữ và văn học tiếng Anh có vị trí trong top 151-200, ngành Ngôn ngữ học hiện đại có vị trí trong top 151-200, đứng đầu trong các trường và học viện cùng loại trong nước.
Trường Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh kế thừa truyền thống cách mạng, phục vụ chiến lược quốc gia, kiên trì với phương châm đào tạo "chuyên sâu về ngoại ngữ" và tinh thần phương châm "hòa hợp đa dạng, học rộng hành chuyên". Nhà trường thúc đẩy văn hóa học đường "vừa đỏ, vừa chuyên, vừa nhã", vun đắp tinh thần Bắc Ngoại, thực hiện nhiệm vụ cốt lõi là "bồi dưỡng nhân cách, trồng người". Trường trở thành một cơ sở quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực đối ngoại như ngoại giao, phiên dịch, giáo dục, kinh tế thương mại, báo chí, pháp luật, tài chính, v.v. Các thế hệ sinh viên tốt nghiệp từ Bắc Ngoại đã tỏa đi khắp các quốc gia trên thế giới và mọi miền đất nước, hoạt động sôi nổi trong các lĩnh vực khác nhau, đóng góp to lớn và đạt được nhiều thành tựu xuất sắc. Họ trở thành những tinh hoa, rường cột của xã hội. Theo thống kê chưa đầy đủ, trong số các cựu sinh viên của trường, đã có hơn 500 người từng giữ chức vụ Đại sứ tại nước ngoài và hơn 3000 người từng đảm nhiệm vai trò Tham tán. Nhờ đó, nhà trường được mệnh danh là "cái nôi của các nhà ngoại giao nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa".Trường Đại Học Ngọai Ngữ Bắc Kinh có hơn 5.700 sinh viên đại học, hơn 4.300 nghiên cứu sinh (thạc sĩ và tiến sĩ) và hơn 1.200 sinh viên quốc tế. Năm 2024, nhà trường đã được công nhận xếp hạng A trong cuộc tái kiểm định chất lượng giáo dục đại học dành cho du học sinh tại Trung Quốc.
Trường Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh tập trung vào đổi mới cơ chế quản lý nhân tài và nâng cao toàn diện trình độ đội ngũ giảng viên của trường. Hiện nay, Trường Đại Học Ngoại Ngữ Bắc Kinh có hơn 1.200 giảng viên và nhân viên đang làm việc và gần 200 giáo viên nước ngoài dài hạn và ngắn hạn từ 57 quốc gia và khu vực. Trường có giáo viên cấp cao như những người đoạt "Huân chương Hữu nghị" của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, giáo viên xuất sắc toàn quốc và nhân tài quốc gia. Hơn 90% giáo viên có kinh nghiệm học tập ở nước ngoài. Đội ngũ giáo sư của Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục và Ngoại ngữ Trung Quốc cùng đội ngũ Đào tạo nhân tài của tổ chức quốc tế và quản trị toàn cầu đã được chọn là "Đội ngũ giáo viên kiểu Hoàng Đại Niên trong trường đại học và cao đẳng trên toàn quốc".
Trường Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh đã ký kết thỏa thuận trao đổi và hợp tác với hơn 300 trường đại học và cơ sở giáo dục tại hơn 80 quốc gia và khu vực trên thế giới, và đã thiết lập mối quan hệ hợp tác đáng kể với các trường đại học nổi tiếng khác ở nước ngoài như Đại học Cambridge Anh, Đại học Chicago Mỹ, Đại học Công nghệ Nam Dương Singapore, Đại học Tokyo Nhật Bản, Đại học Quốc gia Úc, Đại học Sorbonne Paris Pháp, Đại học Trung Văn Hồng Kông, Đại học Malaya Malaysia, Đại học Quốc gia Moscow Nga, Đại học São Paulo Brazil, Đại học Heidelberg Đức, Đại học Tự trị Quốc gia Mexico, Đại học Tự trị Barcelona Tây Ban Nha, v.v.. Trường đã thành lập 23 Học viện Khổng Tử và các Lớp Khổng Tử độc lập tại 18 quốc gia ở Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ, đứng đầu trong các trường đại học trong nước về số lượng, trong đó có 7 Học viện Khổng Tử kiểu mẫu toàn cầu.
Nhà trường đã thành lập Trung tâm Văn hiến Tài nguyên đa ngôn ngữ đặc sắc toàn cầu, Thư viện Bắc Ngoại có bộ sưu tập gần 1,60 triệu đầu sách bao gồm 107 thứ tiếng ngoại ngữ, hơn 1,41 triệu đầu sách điện tử, 873 loại báo, tạp chí định kỳ, cùng 103 cơ sở dữ liệu, tạo thành một kho tàng về ngôn ngữ, văn học, và văn hóa. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xây dựng ngành học, hệ thống kho sách và tài liệu về chính trị, kinh tế, ngoại giao, luật pháp, ,báo chí, quản lý và nghiên cứu quốc gia khu vực dần hình thành. Nhà trường tiếp tục tăng cường xây dựng tin học hóa giáo dục, lấy “cởi mở, liên kết, thông minh, đổi mới và tích hợp” là khái niệm phát triển, phát triển các nền tảng phần mềm như trang web đa ngôn ngữ, Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh kỹ thuật số, trung tâm dữ liệu, giảng dạy trực tuyến, và tài nguyên giảng dạy; Xây dựng môi trường giảng dạy thông minh, nền tảng thông minh phát triển giáo viên và phòng thí nghiệm, nhằm thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển của giáo sư và đạt được một số kết quả mang tính bước ngoặt. Bộ Giáo dục đã hoàn thành đợt đầu tiên của dự án thí điểm trí tuệ nhân tạo của Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh nhằm thúc đẩy việc xây dựng đội ngũ giáo viên. Xây dựng bảo tàng ngôn ngữ thế giới, tạo ra một cột mốc mới về ngôn ngữ và văn hóa, đồng thời hoàn thành bảo tàng lịch sử trường học mới để trưng bày toàn diện lịch sử của Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh.
Hiện nay, nhà trường kiên trì dưới sự chỉ đạo bởi Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới, thực hiện đầy đủ tinh thần Đại hội XX của Đảng và tinh thần của Hội nghị Giáo dục Quốc gia. Theo sát những phát biểu quan trọng của Tổng Bí thư Tập Cận Bình về giáo dục, và tinh thần phản hồi quan trọng của Tổng Bí thư Tập Cận Bình gửi tới các giáo sư kỳ cựu của Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh. Thực hiện tinh thần Đại hội Đảng lần thứ 10 của trường và kế hoạch “Kế hoạch 5 năm lần thứ 14”, bám sát và tăng cường sự lãnh đạo chung của Đảng, thực hiện chiến lược củng cố nhà trường bằng nhân tài, vững mạnh nhà trường bằng học thuật và xây dựng một nền giáo dục toàn cầu.Với mục tiêu xây dựng một trường đại học nghiên cứu nước ngoài đẳng cấp thế giới, đặc biệt, cấp cao và toàn diện, đồng thời với sứ mệnh “Tinh thông ngôn ngữ đi khắp thiên hạ”, đào tạo bồi dưỡng thêm nhiều nhân tài toàn diện có tinh thần yêu nước, tầm nhìn toàn cầu và kỹ năng chuyên môn, góp thêm sức lực trong việc quảng bá Trung Quốc với thế giới và để thế giới hiểu rõ hơn về Trung Quốc.