Ngành Tài Chính Ueh Học Ở Cơ Sở Nào

Ngành Tài Chính Ueh Học Ở Cơ Sở Nào

ThS. Nguyễn Thị Thý Liễu trả lời học sinh

ThS. Nguyễn Thị Thý Liễu trả lời học sinh

Bạn có phù hợp với ngành tài chính?

Học tài chính đòi hỏi những kỹ năng và phẩm chất gì để dễ dàng tiếp thu kiến thức và thành công trong sự nghiệp sau này? Bạn hãy thử tham khảo một vài kỹ năng và phẩm chất cần thiết dưới đây để dễ dàng xác định liệu mình có phù hợp không nhé!

Đáp ứng về yếu tố bằng cấp: theo đuổi ngành tài chính bên cạnh các tấm bằng thạc sĩ, cử nhân, tiến sĩ cũng cần phải trải qua các kỳ thi để có các chứng chỉ tăng kiến thức, hỗ trợ công việc, khả năng chuyên môn như:

Chứng chỉ Kế toán công chứng Anh Quốc - ACCA (Association of Chartered Certified Accountants).

Chứng chỉ hành nghề kế toán – kiểm toán - CPA (Certified Public Accountants).

Chứng chỉ phân tích đầu tư tài chính - CFA (Chartered Financial Analyst).

Chứng chỉ phân tích đầu tư thay thế - CAIA (Chartered Alternative Investment Analyst).

Có khả năng tính toán, phán đoán và tư duy logic: Học và làm việc trong ngành tài chính đòi hỏi bạn phải làm việc với rất nhiều con số và các phép tính từ đơn giản cho đến phức tạp. Vì vậy, việc giỏi tính toán được cho là kỹ năng then chốt để theo đuổi các ngành tài chính.

Tính cách cẩn thận, chính xác: Việc tính toán sai hay chỉ đơn giản là ghi nhầm một con số cũng có thể khiến bạn phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng.

Khả năng quản lý dữ liệu: Ngành nghề này đòi hỏi bạn phải thu thập, xác nhận, xử lý và lưu trữ rất nhiều dữ liệu.

Trung thực: Khi làm trong lĩnh vực tài chính, bạn sẽ tiếp xúc hằng ngày với tiền, và đôi khi là rất nhiều tiền. Nếu không có tâm lý vững vàng, thái độ và hành đồng trung thực thì bạn rất dễ bị tác động bởi yếu tố bên ngoài hay lòng tham mà lao vào vòng lao lý.

Dưới đây là danh sách các nước và một vài trường tiêu biểu mà bạn có thể lựa chọn để du học ngành tài chính:

Du học ngành tài chính tại Mỹ: Không thể bỏ qua thủ đô tài chính của thế giới với nhiều trường đại học top đầu và mức lương ra trường trong mơ. Nhiều tổ chức đầu tư và ngân hàng lớn cũng được đặt trụ sở tại đây. Một số trường đại học danh giá đứng đầu trong việc đào tạo các ngành tài chính tại đây là Đại học Michigan State, Đại học Texas State, Đại học Maryville, Học viện công nghệ Florida, Đại học North Texas,...

Du học ngành tài chính tại Anh: Một trong những trung tâm tài chính trên thế giới là Vương quốc Anh. Theo học tài chính tại đây bạn sẽ được tiếp xúc với môi trường kinh doanh đa dạng, các công ty tài chính hàng đầu và mạng lưới liên kết quan trọng trong ngành. Các trường có chương trình đào tạo tốt để bạn cân nhắc bao gồm Đại học Leeds, Đại học Hull, Đại học Brighton, Đại học Reading, Đại học East Anglia UEA,...

Du học ngành tài chính tại Úc: Nếu bạn đang tìm hiểu Học tài chính ở đâu tốt thì Úc cũng là một “ứng viên" đáng để cân nhắc. Rất nhiều trường đại học ở Úc cung cấp các chương trình giảng dạy chất lượng cao với kết hợp hài hoà giữa lý thuyết và thực hành. Đến Úc du học ngành tài chính, bạn có thể chọn 1 trong các trường Đại học RMIT, Đại học Curtin, Đại học Nam Úc, Đại học Deakin,...

Ngoài ra, bạn có thể tìm kiếm các trường đại học khác để theo học ngành Tài chính bằng công cụ tìm kiếm của Hotcourses Vietnam hoặc liên hệ với chuyên gia tư vấn du học tại IDP để nhận được sự tư vấn phù hợp.

Du học ngành tài chính đem đến nhiều cơ hội nghề nghiệp với mức thu nhập hấp dẫn cho sinh viên. Một số lĩnh vực phổ biến nhất bao gồm:

Quản lý tài chính: công việc cụ thể có thể thay đổi tùy thuộc loại hình và quy mô của tổ chức bạn lựa chọn. Một số nhiệm vụ chính có thể kể đến giám sát dòng tiền, đóng góp vào việc lập kế hoạch và chiến lược kinh doanh dài hạn, quản lý ngân sách, cung cấp báo cáo tài chính, đảm bảo đáp ứng các quy định tài chính và đánh giá các cơ hội để giảm chi phí và tăng lợi nhuận.

Kinh doanh tài chính: liên quan đến việc mua và bán các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu và tài sản. Thông thường, các nhà giao dịch tài chính được tuyển dụng bởi các công ty quản lý đầu tư lớn và bạn có nhiệm vụ thực hiện các giao dịch mua bán thay cho công ty của họ. Đây là một ngành nghề có áp lực cao, đòi hỏi khả năng giữ bình tĩnh trước áp lực, khả năng đưa ra quyết định nhanh chóng và đa nhiệm.

Kế toán: Kế toán là một trong những công việc quan trọng nhất trong lĩnh vực tài chính. Người làm kế toán có nhiệm vụ ghi chép và phân loại các giao dịch tài chính của một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Công việc của kế toán còn chuẩn bị báo cáo tài chính hàng tháng, quý và năm để cung cấp thông tin về hiệu suất kinh doanh và tình hình tài chính của tổ chức.

Bảo hiểm: theo đuổi sự nghiệp bảo hiểm là một trong những lựa chọn dành cho sinh viên ngành tài chính. Công việc trong lĩnh vực bảo hiểm bao gồm đánh giá rủi ro tài chính liên quan đến việc bảo hiểm, cung cấp lời khuyên cho khách hàng, xử lý yêu cầu bảo hiểm và xác định các cơ hội mới trong lĩnh vực bảo hiểm.

Tài chính ngân hàng: nhu cầu nhân lực trong ngành tài chính ngân hàng luôn được xếp hạng cao do tính chất rộng lớn của ngành này, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như ngân hàng, tài chính doanh nghiệp, tài chính bảo hiểm, tài chính thuế,… Tuy vậy, việc có nhu cầu tuyển dụng cao không có nghĩa là tất cả sinh viên tốt nghiệp đại học đều có thể dễ dàng tìm được việc làm trong ngành này.

Học ngành công nghệ tài chính ra làm gì?

Mức lương trung bình của nhân sự ngành Fintech ở Mỹ là 135.000 USD/năm (khoảng 64,90 USD/giờ). Các vị trí cấp đầu vào bắt đầu dao động ở mức 97.513 USD/năm trong khi hầu hết những người lao động có kinh nghiệm có thể kiếm được tới 190.000 USD/năm.

Dưới đây là những nghề nghiệp phù hợp với sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ tài chính Fintech:

Kỹ sư phần mềm là một trong những vai trò quan trọng nhất khi nói đến việc đưa công nghệ mới vào cuộc sống. Kỹ sư phần mềm hay các lập trình viên thường chuyên về blockchain, trí tuệ nhân tạo (AI), big data. Ngoài ra, họ cần thành thạo các loại ngôn ngữ lập trình như: Java, Python, C ++, HTML, PHP được vận dụng trong viết mã (code) trên trang web, thiết bị di động và dễ dàng chuyển đổi giữa hai loại này.

Các nhà phân tích dữ liệu lấy thông tin thô, xử lý, phân tích và biến nó thành những thông tin có giá trị cho doanh nghiệp. Những thông tin chi tiết này chủ yếu để giúp công ty nâng cao chất lượng trải nghiệm dịch vụ của khách hàng tốt hơn.

Nhà phân tích tài chính giúp một công ty nắm bắt những xu hướng và cơ hội thị trường dựa trên thông tin được cung cấp hoặc tự tìm hiểu. Nói chung, bạn sẽ cần có bằng cấp về kế toán hoặc tài chính để thực hiện vai trò này.

Các công ty Fintech xử lý rất nhiều dữ liệu tài chính cá nhân mang tính nhạy cảm nên cần được lưu trữ an toàn. Các chuyên gia an ninh mạng có trách nhiệm đảm bảo các ứng dụng phần mềm và hệ thống được bảo mật để ngăn chặn dữ liệu quan trọng rơi vào tay tin tặc độc hại.

Tài chính hành vi (Behavioral finance)

Tài chính hành vi là một trong những chủ đề ngày càng phổ biến hiện nay. Chuyên ngành này nghiên cứu về cách ra các quyết định về tài chính  của những cá nhân, tổ chức bằng cách sử dụng kết hợp các mô hình tâm lý, xã hội và kinh tế.

Chuyên ngành này tập trung vào việc đánh giá và quản lý rủi ro tài chính, bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản, v.v

Chuyên ngành này tập trung vào hoạt động của các thị trường tài chính, bao gồm thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu, thị trường ngoại hối, v.v.

Phân tích tài chính: Chuyên ngành này tập trung vào việc thu thập, phân tích và sử dụng thông tin tài chính để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.