Sinh Viên Đại Học Năm 3 Tiếng Anh

Sinh Viên Đại Học Năm 3 Tiếng Anh

Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Chọn lớpLớp 1Lớp 2Lớp 3Lớp 4Lớp 5Lớp 6Lớp 7Lớp 8Lớp 9Lớp 10Lớp 11Lớp 12 Lưu và trải nghiệm

Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Chọn lớpLớp 1Lớp 2Lớp 3Lớp 4Lớp 5Lớp 6Lớp 7Lớp 8Lớp 9Lớp 10Lớp 11Lớp 12 Lưu và trải nghiệm

Sinh viên năm 3 mới lật đật đi học Tiếng Anh có muộn không?

Ngoại ngữ là điều khó lòng học dồn, học nhồi một cách gấp gáp, tức là các em sẽ khó lòng từ một người mất căn bản, trở nên vững kiến thức, đủ điểm chuẩn ngoại ngữ đầu ra chỉ trong 3-4 tháng, thay vào đó, mình cần một quá trình học dài hơn và kiên trì theo đuổi. Trên thực tế, học sinh/sinh viên đã được tiếp xúc với môn Tiếng Anh ngay từ cấp 1, cấp 2, từ khi còn nhỏ, nhưng đến khi lên đại học thì vẫn còn nhiều sinh viên chưa thật sự tự tin vào khả năng Tiếng Anh của bản thân, từ vựng học trước quên sau, giao tiếp thì ấp a ấp úng, thiếu tự tin, làm thử đề thi TOEIC thì cũng chỉ mới ở mức điểm cơ bản 300 – 350. Chính vì thế, không ít bạn lo ngại rằng liệu cần bao lâu để đủ thời gian ôn luyện cho đạt chuẩn ngoại ngữ đầu ra của trường, vốn dĩ mình đã học Tiếng Anh cũng cả chục năm rồi mà trình độ cũng vẫn chỉ ở mức căn bản, thì phải làm sao đây, năm 3 mới lật đật đi học Tiếng Anh để thi lấy bằng thì liệu có muộn không?

Mỗi trường đại học sẽ có tiêu chuẩn ngoại ngữ đầu ra khác nhau, nhưng thường sẽ xoay quanh bằng TOEIC với mức điểm dao động trong khoảng 450-550. Thật ra, cột mốc này không quá khó, vì tính ra nó cũng chỉ ở mức khá, tức là sinh viên cần nắm được các từ vựng Tiếng Anh phổ biến, các cấu trúc ngữ pháp thường gặp, rồi chịu khó ôn luyện thêm về kỹ năng Listening + Reading, thì hoàn toàn có thể đạt mức điểm chuẩn này. Bằng chứng là các anh chị khoá trên đều đã tốt nghiệp đại học, cho dù trước đó cũng có nhiều người tự ti về khả năng ngoại ngữ của mình. Hơn nữa, nếu bắt đầu học Tiếng Anh từ đầu năm 3, thì sinh viên sẽ có khoảng 1.5 năm để ôn luyện, hoàn toàn có thể đạt chuẩn ngoại ngữ đầu ra mà trường yêu cầu.

Chuẩn ngoại ngữ đầu ra của các trường đại học

Trong quá trình giảng dạy ở đại học, đa số các trường đều quan tâm tới việc nâng cao Tiếng Anh cho sinh viên, thường sẽ có khoảng 3-4 môn Tiếng Anh với cấp độ từ cơ bản đến nâng cao, phân bổ đều trong các năm học, để củng cố trình độ ngoại ngữ, giúp sinh viên có được vốn từ vựng và khả năng giao tiếp đủ để có thể cạnh tranh việc làm khi ra trường. Tất nhiên, nếu chỉ dừng lại ở việc thêm môn Tiếng Anh vào chương trình học, thì cũng chưa chắc sinh viên sẽ tập trung, cố gắng học để đạt điểm cao và nắm vững kiến thức ngoại ngữ, vì các em sẽ chủ quan rằng điểm Tiếng Anh thấp cũng chẳng sao, mình sẽ ráng học tốt các môn chuyên ngành để bù lại, để kéo điểm trung bình tích luỹ lên.

Chính vì thế, các trường đại học thường sẽ có thêm yêu cầu về chuẩn ngoại ngữ đầu ra, quy định rõ rằng sinh viên cần có chứng chỉ ngoại ngữ như TOEIC/IELTS hoặc các bằng cấp tương đương, phải đạt đủ mức điểm chuẩn mà trường quy định theo từng ngành, để bổ sung vào hồ sơ xét tốt nghiệp. Nếu không có sự tìm hiểu kỹ lưỡng từ trước, chưa nắm rõ quy định về chuẩn ngoại ngữ đầu ra, thì sinh viên có thể sẽ gặp phải những bất lợi, rắc rối khi xét tốt nghiệp ra trường. Cụ thể hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu xem nếu sinh viên không đạt chuẩn Tiếng Anh đầu ra thì có tốt nghiệp được không?

Lộ trình học Tiếng Anh hiệu quả cho sinh viên năm 3

Sau khi yên tâm rằng lên năm 3 bắt đầu đi học Tiếng Anh để thi lấy bằng vẫn kịp, vẫn có thể đạt yêu cầu chuẩn ngoại ngữ đầu ra của trường, thì sinh viên có thể thở phào nhẹ nhõm, bớt áp lực, bớt căng thẳng hơn. Tuy nhiên, các bạn sinh viên năm 3 cũng cần phải tập trung cho việc học, phải có lộ trình học Tiếng Anh hiệu quả và chăm chỉ ôn luyện, thì mới đạt kết quả tốt, chứ nếu chủ quan, dung dăng dung dẻ, vừa học vừa chơi, thiếu tập trung, thì các em vẫn có khả năng không đạt, tệ hơn là chỉ thiếu một chút so với chuẩn ngoại ngữ đầu ra của trường, như thế sẽ cực kỳ đáng tiếc, mất thời gian học lại, rồi thi lại thêm lần nữa. Dưới đây là lộ trình học Tiếng Anh hiệu quả mà sinh viên năm 3 có thể tham khảo.

Đầu tiên, các em cần xác định chính xác trình độ ngoại ngữ hiện tại của mình đang ở mức bao nhiêu so với chuẩn đầu ra của trường, chẳng hạn như trường yêu cầu TOEIC 500, thì các em hãy làm 2-3 đề thi thử TOEIC, rồi lấy trung bình xem hiện tại mình đang bao nhiêu điểm. Nếu dưới 250, thì các em đang mất căn bản, cần ôn luyện lại nền tảng trước, bằng cách đăng ký theo học các khoá Tiếng Anh căn bản kéo dài 5-6 tháng, để lấy lại nền tảng, thuộc các từ vựng và cấu trúc ngữ pháp Tiếng Anh phổ biến. Sau đó, thi thử lại TOEIC, các em sẽ đạt được mức điểm khoảng 330 – 400. Khi đang ở mức điểm này, sinh viên có thể lựa chọn tham gia tiếp các khoá luyện thi TOEIC trong khoảng 4 tháng, để lấy mức điểm đạt mức chuẩn ngoại ngữ đầu ra mà trường yêu cầu. Hoặc các em cũng có thể tự ôn luyện, giải đề tại nhà, hoặc học nhóm cùng bạn bè, miễn sao các em tự tin vào năng lực học hỏi của mình, và có đủ quyết tâm, nỗ lực để tự ôn luyện một cách nghiêm túc.

Tức là thường thì sinh viên sẽ mất khoảng 9-10 tháng học liên tục để có thể đạt chuẩn ngoại ngữ đầu ra của trường, đây chỉ là con số ước lượng, trên thực tế, sẽ có những bạn cần ít thời gian hơn, nhưng cũng có những bạn mất nhiều thời gian hơn, tuỳ thuộc vào sự quyết tâm và khả năng học hỏi của mỗi người. Tất nhiên, song song với việc ôn luyện Tiếng Anh, thì sinh viên năm 3 cũng cần phân bổ thời gian hợp lý để đảm bảo mình vẫn học tốt các môn chuyên ngành trong trường, tránh trường hợp quá mải mê luyện ngoại ngữ, rồi lại chểnh mảng các môn học quan trọng khác.

Trên đây là lộ trình học luyện thi lấy bằng TOEIC, nếu như trường các em yêu cầu chuẩn đầu ra với các chứng chỉ khác, thì mình cũng có thể áp dụng tương tự. Bài viết này đã giải đáp băn khoăn rằng sinh viên năm 3 mới lật đật đi học Tiếng Anh có muộn không, kèm theo lộ trình học Tiếng Anh hiệu quả để đạt chuẩn ngoại ngữ đầu ra của trường. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em. Chúc các em học tốt!

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.

— + Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời. + Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,… Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích + Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Thay vì để sinh viên tự học, nhiều trường đưa ra lộ trình hoàn thành chuẩn ngoại ngữ đầu ra cho sinh viên, phần lớn là tiếng Anh.

Theo danh sách được trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) công bố, đợt công nhận tốt nghiệp tháng 12/2022 của trường có khoảng 400 trong tổng số 723 sinh viên không thể tốt nghiệp vì không đạt chuẩn đầu ra tiếng Anh.

Cũng với lý do tương tự, tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP HCM), TS Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng, cho hay mỗi khóa chỉ có khoảng 50-60% sinh viên tốt nghiệp đúng thời hạn. Còn tại trường Đại học Sư phạm TP HCM, dù không tiết lộ số liệu cụ thể, TS Quách Thanh Hải, Trưởng phòng Đào tạo, thông tin rằng trong số những sinh viên không tốt nghiệp đúng hạn, nguyên nhân lớn nhất vẫn là không đạt chuẩn đầu ra ngoại ngữ.

Sinh viên trường Đại học Công nghệ TP HCM (Hutech) làm thủ tục nhập học sáng 17/9/2022. Ảnh: Thanh Tùng

Để khắc phục, TS Quách Thanh Hải cho biết trong chương trình đào tạo mới của trường, sinh viên chính quy có hai học phần tiếng Anh bắt buộc, chú trọng vào kỹ năng giao tiếp, nghe, nói, đọc. Trường xác định nhu cầu cơ bản của sinh viên kỹ thuật khi ra trường là cần giao tiếp trước khi tính đến các kỹ năng chuyên sâu khác. Hai học phần tiếng Anh tổng cộng 8 tín chỉ, được đánh giá không đạt hoặc đạt, không tính vào điểm trung bình khóa học và sinh viên được khuyến khích hoàn thành ngay từ năm thứ nhất, năm thứ hai. Hiện hai học phần này được miễn phí, nhưng nếu không đạt, sinh viên học lại sẽ phải đóng tiền.

Đưa tiếng Anh thành học phần bắt buộc cũng là cách nhiều trường đại học đang áp dụng, thu học phí theo tín chỉ, tùy quy định của từng trường.

Đại học Quốc gia Hà Nội đã thay đổi quy định về việc dạy học ngoại ngữ, theo Quy chế đào tạo bậc đại học được ban hành cuối năm 2022. Quy chế mới yêu cầu sinh viên cần đạt chuẩn đầu ra trình độ tương đương bậc 3 hoặc bậc 4 tùy vào chương trình đào tạo, theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Trong đó, học phần ngoại ngữ được quy định bắt buộc. Sinh viên phải học lấy điểm tích lũy và được tính vào điểm trung bình chung toàn khóa.

Điều này ngược lại với quy chế năm 2014 khi ngoại ngữ được xem là học phần điều kiện, không tính vào điểm trung bình chung. Sinh viên có thể tự tích lũy bằng cách học ở trường hoặc bên ngoài, miễn là có chứng minh đạt yêu cầu khi xét tốt nghiệp.

Tương tự, trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP HCM) cũng đặt ra lộ trình đào tạo tiếng Anh theo từng năm thay vì để sinh viên tự "bơi" như trước đây. TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo, cho hay trước đây trường không bắt buộc sinh viên phải học tiếng Anh trong trường mà chỉ có những kỳ kiểm tra nội bộ để sinh viên tự đánh giá và điều chỉnh, tiến độ học tập phụ thuộc hoàn toàn vào sự tự giác của sinh viên. Sau một thời gian, trường nhận thấy nhiều em không có khả năng tự học, không đạt chuẩn ngoại ngữ, ảnh hưởng đến việc tốt nghiệp. Do đó, từ khóa 2022, trường thử nghiệm đưa tiếng Anh thành học phần bắt buộc. Sau khi nhập học, sinh viên trải qua một bài kiểm tra ngoại ngữ của trường, nếu có năng lực khá trở lên thì được tự chọn lộ trình học tiếng Anh của mình. Ngược lại, sinh viên có kết quả thấp bắt buộc phải tham gia lớp học tiếng Anh trong trường.

Chương trình đào tạo chính quy có bốn học phần tiếng Anh. Hết năm thứ nhất, sinh viên phải hoàn thành học phần 1. Học phần 2, 3 được hoàn thành trong năm thứ hai. Đến năm ba, sinh viên hoàn thiện học phần 4. Đạt bốn học phần, sinh viên đã tiệm cận chuẩn đầu ra tiếng Anh của trường là Toeic 650, theo ông Thắng.

Từ nhiều năm nay, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP HCM) quy định sinh viên phải tạm dừng học tập, không được đăng ký các học phần tiếp theo nếu hết năm thứ hai chưa đạt trình độ ngoại ngữ A2 theo khung tham chiếu châu Âu.

Phó hiệu trưởng Phạm Tấn Hạ cho biết trường quy định ngoại ngữ là học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo cho sinh viên hệ chính quy. Sau khi nhập học, tân sinh viên được khảo sát trình độ ngoại ngữ. Trừ những trường hợp khả năng ngoại ngữ tốt, gần đạt chuẩn đầu ra của trường, sẽ được miễn. Các sinh viên còn lại phải tham gia học ngoại ngữ không chuyên và tham dự kỳ kiểm tra trình độ cuối kỳ. Học phần tiếng Anh không chuyên của Nhân văn khoảng 10 tín chỉ, tùy trình độ sinh viên, học phí khoảng 1,8 triệu đồng.

"Đây là một cách nhằm kiểm soát quá trình học ngoại ngữ để đạt chuẩn đầu ra của sinh viên. Nếu cứ thả nổi, với nhiều lý do, những sinh viên yếu ngoại ngữ khó đảm bảo chuẩn đầu ra đúng hạn", TS Hạ nói, cho biết ngay từ khi nhập học, sinh viên được phổ biến quy định này và được cảnh báo phải có lộ trình học ngoại ngữ nghiêm túc nếu muốn tốt nghiệp đúng hạn.

Lê Thanh Phong, sinh viên khóa 2021 của trường Đại học Bách khoa chọn tự tích lũy khả năng tiếng Anh bằng cách học ở trung tâm bên ngoài vì thoải mái hơn. Tuy nhiên, sau mỗi năm học, Phong phải báo cáo về trường trình độ hoặc các chứng chỉ đạt được, ít nhất phải tương đương với kết quả các học phần tiếng Anh trong trường. Hết năm hai, Phong phải đạt TOEIC 550. "Em cảm thấy có định hướng, lộ trình rõ ràng hơn khi trường yêu cầu từng nấc thang trình độ tiếng Anh qua mỗi năm", Phong nói.

Ngược lại, Thanh Hà, sinh viên năm cuối trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, cho rằng quy định không cho phép đăng ký học phần năm ba nếu chưa đạt chuẩn ngoại ngữ không chuyên vào cuối năm hai của trường có phần gây khó cho người học.

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chuẩn đầu ra ngoại ngữ được xác định theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam ban hành từ năm 2016. Trong đó, yêu cầu với người có bằng đại học là năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam, tương đương trình độ B1 theo khung châu Âu. Các ngoại ngữ đang được áp dụng hiện nay là tiếng Anh, Trung, Pháp, Đức, Nhật, Hàn, Nga, tùy trường. Có đại học chỉ quy định chuẩn đầu ra duy nhất bằng tiếng Anh. B1 là mức tối thiểu được đa số đại học chấp nhận, nhưng cũng có trường yêu cầu mức cao hơn. Sinh viên cần thi chứng chỉ ngoại ngữ để làm minh chứng, nộp cho trường khi xét tốt nghiệp. Lệ phí thi các chứng chỉ tiếng Anh phổ biến như TOEIC, TOEFL, APTIS, VSTEP hiện khoảng 1 - 4,6 triệu đồng một lượt. Các chứng chỉ ngoại ngữ khác có lệ phí thấp hơn, khoảng 400 - 900.000 đồng.

Thông thường, sinh viên tập trung thi chứng chỉ vào năm cuối do nhiều chứng chỉ có thời hạn hai năm. Tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, ông Quách Thanh Hải cho biết khuyến khích sinh viên hoàn thành và nộp về trường từ sớm, không cần chờ đến lúc xét tốt nghiệp. Theo ông Hải, hai năm học cuối, cường độ học tập của sinh viên khối ngành kỹ thuật rất cao, lịch đồ án, luận văn dày đặc và nặng. Nhiều sinh viên khó đảm bảo giữa việc học tập ở trường và ôn luyện, thi chứng chỉ ngoại ngữ, dẫn đến tốt nghiệp trễ.

"Nhà trường quan niệm chuẩn ngoại ngữ không phải chỉ để xét tốt nghiệp, mà quan trọng là ứng dụng trong quá trình học. Các bạn sinh viên giỏi ngoại ngữ có thể đọc, sử dụng các tài liệu, nghiên cứu quốc tế. Trường xem như các bạn đã đạt chuẩn đầu ra ngay từ khi nộp chứng chỉ", TS Hải lý giải.

Tiếng anh là một trong những ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, với sự hội nhập và toàn cầu hóa thì việc sử dụng tiếng Anh như là một yêu cầu tất yếu của công việc. Ở Việt Nam nói chung và ở đại học Hàng Hải nói riêng, khả năng học và sử dụng tiếng anh của các bạn sinh viên còn nhiều hạn chế, vì vậy để nâng cao khả năng học và sử dụng tiếng anh của sinh viên viện Cơ khí, tôi có một vài chia sẻ về phương pháp và cách thức học tiếng anh để có thể đạt được thành công.

Các vấn đề chính được trình bài trong bài viết hôm nay sẽ là :

1. Mục tiêu, động lực và thái độ của người học tiếng Anh

2. Giai đoạn đầu cho người mới học hay mới bắt đầu lại sau một thời gian dài không học và sử dụng tiếng Anh.

3. Các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế quan trọng và cách luyện.

Chúng ta đi vào nội dung cụ thể.

1. Mục tiêu, động lực và thái độ của người học tiếng Anh

Tại sao phải đặt vấn đề này lên đầu?

Thực tế cho thấy, khi chúng ta làm bất kì việc gì, muốn có được thành công, chúng ta phải xác định rõ mục tiêu của mình. Bởi đơn giản, mục tiêu là thước đo của thành công, khi ta đạt được mục tiêu của mình, ta nói rằng ta đã thành công.

Đối với việc học tiếng Anh cũng vậy, nếu chúng ta chỉ xác định việc học tiếng Anh như một nghĩa vụ, học vì nhiều người bảo nó quan trọng, học để qua môn, qua các học phần tiếng Anh, thật ra đó cũng là đã có mục đích học, tuy nhiên mục đích như vậy đã phù hợp với sinh viên đại học, những người trẻ, đầy năng động khát khao chưa? Chắc chắn là chưa.

Sinh viên là đối tượng có khả năng nhận thức rất tốt, vì thế chúng ta cấn có một mục tiêu cao hơn, một tham vọng to lớn hơn. Hãy tìm hiểu về các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế và hãy đặt cho mình các mục tiêu cụ thể, rõ ràng và quan trọng mục tiêu đó phải giúp chúng ta có được những mục tiêu khác trong cuộc sống. Tôi ví dụ :

-Tôi muốn làm việc tại công ty nước ngoài, nơi có mức thu nhập hấp dẫn hơn các nơi khác, nơi mà làm việc thường xuyên với người nước ngoài, ví dụ như SAMSUNG, LG, HUYNDAI, DAMEN …. Vậy thì tôi cần gì? – Chắc chắn là một khả năng sử dụng tiếng Anh tốt. Nhưng bao nhiêu là tốt? do đó, ta cần có sự công nhận là ta sử dụng tiếng Anh tốt bằng các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế. Đối với những công ty như trên, Điểm TOEIC khoảng 600 hay IELTS 5.0 sẽ giúp các bạn dễ dàng hơn trong quá trình phỏng vấn và làm việc.

-  Một ví dụ khác, tôi muốn đi nước ngoài học tiếp thạc sỹ, để mở rộng tầm mắt, nâng cao kiến thức, qua đó cũng để có thu nhập cao hơn. Vậy để làm điều này, chúng ta cần có chứng chỉ IELTS tối thiểu 6.0. Tuy nhiên, vấn đề nữa là, tôi không có tiền, gia đình tôi không có điều kiện, vậy chắc chắn tôi phải xin được các học bổng mới có cơ hội thực hiện ước mơ đó. Vậy để cạnh tranh học bổng điểm IELTS không chỉ là 6.0 nữa mà có thể phải là 7.0, khi đó ta lại phải cố gắng hơn nữa.

- Cụ thể hơn, giả sử đối với một bạn sinh viên ngành ô tô, nhưng bạn vẫn thích làm kinh tế. Bạn học ô tô để có hiểu biết về ô tô, phục vụ cho việc kinh doanh xe hơi của bạn sau này. Ví dụ, bạn sẽ sang Đức, Mỹ…nhập ô tô về Việt Nam bán, khi đó chắc chắn bạn phải có ngoại ngữ tốt.

Trên đây là 3 ví dụ cụ thể, ngoài ra mỗi người chúng ta lại có một mục tiêu sống, mục tiêu sự nghiệp khác nhau nên chúng ta sẽ đặt mục tiêu với tiếng Anh cho mình khác nhau.

Bạn đã xác định được mục tiêu cho mình, ngày đầu tiên sau khi nghĩ ra mục tiêu, bạn rất quyết tâm, quyết tâm đó duy trì trong một tuần, sau đó giảm dần bởi vì bạn luôn có khá nhiều mục tiêu khác trong cuộc sống, ví dụ làm quen một bạn nữ dễ thương, hay trở thành game thủ top 1 trong một game nào đó. Rất nhiều bạn không thể học được tiếng Anh, mặc dù bạn nhận thức được nó rất quan trọng là bởi vì, ta không có một động lực học thật lớn. Tôi không nói rằng, các bạn không được chơi game, không được đi chơi với bạn gái. Vấn đề tôi muốn nói ở đây là nếu như đã có động lực học tiếng Anh, các bạn sẽ phân chia cho nó một phần thời gian nhất định trong đời sống hàng ngày của các bạn. Giả sử, mục tiêu cao thì là 2 tiếng, mục tiêu vừa phải thì 1 tiếng học một ngày, duy trì đều. Việc học như vậy không thể ảnh hưởng đến các niềm đam mê khác của các bạn được, thay vào đó bạn đã làm một việc thực sự có trách nhiệm với tương lai của mình.

Có nhiều người học tiếng Anh, đến những lúc khó khăn, không làm được bài, kết quả vẫn chưa tiến bộ nhiều, hay là quá mệt mỏi, những lúc như vậy tôi thường ngồi và nghĩ đến lúc mà mình đạt được thành quả cao, bạn bè sẽ nể phục, thầy cô ghi nhận, và hãy mơ đến những điều có được từ việc học này. Giấc mơ đó sẽ trở thành hiện thực nếu chúng ta duy trì được quyết tâm.

Hãy tìm cho mình động lực học tập phù hợp. Tôi ví dụ, có anh bạn tôi thì vì thích một bạn ở lớp học tiếng Anh, anh ta muốn gây sự chú ý của cô, nhưng lại là người nhút nhát không dám thể hiện, và giả dụ anh ta có thể hiện, nhưng anh ta không có gì xuất sắc cả, đối với một cô gái xinh đẹp như vậy, khả năng thành công là không cao. Khi đó anh ta quyết tâm, sẽ luôn là người đứng đầu lớp học, luôn thể hiện mình rất tốt trong các bài nói tiếng Anh, và cuối cùng trong mắt các bạn trong lớp anh ta thật tuyệt, tuy nhiên bạn nữ kia đã yêu một người khác. Vậy điều này có phải là anh ta đã phí phạm công sức của mình không. Đôi khi động lực để bạn làm việc gì đó tốt đẹp, nếu không giúp bạn đạt được điều bạn muốn, nó sẽ đền bù cho các bạn những điều tốt đẹp hơn. Quay trở lại với anh bạn của tôi, anh ta đã ra trường, và với vốn tiếng Anh của mình, anh ta đã đạt học bổng đi Anh, mở ra một tương lai tươi sáng.

- Hãy tỏ ra là người ham học hỏi, đừng giấu những điều mình chưa biết, hãy hỏi thầy cô bạn bè nếu không thể tự tìm hiểu được.

- Hãy tự tin và nghĩ rằng mình không chỉ có thể học được, mà còn học rất tốt ngoại ngữ. Tự tin là rất quan trọng trong giao tiếp, đặc biệt quan trọng khi nói tiếng Anh, chỉ khi chúng ta không sợ sai, không sợ người khác chê cười, chúng ta mới nói trôi chảy, và nói đúng được theo phong cách nói của người bản ngữ.

- Không được bỏ cuộc, hãy tìm lời giải thỏa đáng cho tất cả các vấn đề còn hoài nghi.

- Phải là một học sinh tích cực nếu theo học các lớp, hay là một người khắt khe với bản thân nếu như bạn tự học.

2. Giai đoạn đầu cho người mới học hay mới bắt đầu lại sau một thời gian dài không học và sử dụng tiếng Anh.

Đây là giai đoạn khó khăn nhất, khi mà kiến thức đều là mới mẻ, hoặc quay lại thành mới mẻ sau một thời gian chúng ta không dùng đến.

Cụ thể chúng ta quên các bài ngữ pháp đã học rất nhiều lần tại cấp 3, cấp 2. Chúng ta không thể nghe được do khả năng nghe kém và từ vựng yếu. Không thể nói một câu tiếng Anh dài quá 10 từ, không thể viết một bài văn tiếng Anh dù là ngắn.

Giai đoạn đầu cũng là giai đoạn mà các cám dỗ khác dễ dàng chi phối nhất, nhưng nếu bạn vượt qua giai đoạn này, và hình thành một thói quen học tiếng Anh cho mình bạn đã thành công 70% rồi, vấn đề còn lại là tìm cho mình một hướng đi, cải tiến dần phương pháp học của mình.

Lời khuyên từ những kinh nghiệm của tôi trong thời gian này đó là : Các bạn hãy cũng cố lại 3 vấn đề nên tảng của tiếng Anh đó là : Từ Vựng, Ngữ pháp, Khả năng nghe (ngữ âm).

- Về kỹ năng nghe :  Kỹ năng nghe có thể nói là quan trọng nhất trong tiếng Anh. Nhưng cũng tốn nhiều thời gian luyện tập nhất.Chúng ta hãy áp dụng phương pháp nghe có phụ đề, hoặc nghe chép chính ta.

Cách làm như sau : Các bạn lên Youtube, gõ từ khó “VOA special English” hoặc “Economic reports” hay “technological reports”. Các bạn sẽ tìm thấy một chương trình nghe VOA, ở đó người bản ngữ đọc rất chuẩn và tốc độ rất vừa phải. Các bạn có một cuốn sổ ghi chép, hãy ghi lại các từ mới, từ mà có phát âm khác với kiểu bạn hay phát âm vào cuốn sổ đó. Mỗi bài nghe VOA chỉ kéo dài 3 phút, các bạn mới bắt đầu thì trong vòng một giờ, cả nghe và ghi từ mới, từ phát âm lạ so với mình sẽ chỉ làm được một hay hai bài thôi. Điều này là bình thường, các bạn không được nản.  Dần dần, sau một thời gian nghe phụ đề, ghi lại như vậy khả năng nghe các bạn sẽ tăng lên, số bài nghe được trong 1 giờ cũng tăng lên. Bên cạnh đó, với những bạn cẩn thận, các bạn có thể vừa nghe vừa chép lại các từ, cụ thể chúng ta nghe được 3 từ thì lại Pause lại và ghi vào vở, làm như thế khá mất công nhưng thành quả các bạn thu được sẽ rất tốt, các bạn có thể nghe được cả mạo từ a, an, the… hay cả đuôi “s”, đuôi “ed”…Các bạn học liên tục như vậy sau một, hai tháng chắc chắn khả năng nghe của chúng ta sẽ tiếng bộ rất nhiều. Bên cạnh đó việc ghi lại và học từ vựng khi nghe giúp chúng ta nhớ từ lâu hơn, hơn thế nữa, những từ trong VOA là nhưng từ vựng rất quan trọng và phổ biến, nếu muốn sử dụng được tiếng Anh các bạn chắc chắn phải biết hết các từ trong series VOA này.

- Về ngữ pháp : Để ôn TOEIC hay IELTS thì việc học ngữ pháp là khác nhau, các bạn có thể đến các lớp học, hay tự học ở nhà bằng việc down các tài liệu ngữ pháp cho TOEIC, IELTS trên các diễn đàn hoặc trên các trang ebook. Ban đầu, nên tập chung vào các chủ điểm ngữ pháp chính, ví dụ như với TOEIC thì nó có khoảng 12 chủ điểm chính, trong IETLS thì cũng tương tự nhưng yêu cầu là ngoài nhớ được các chủ điểm đó, chúng ta còn phải áp dụng thành thạo chúng trong khi viết, nói và đọc. Các bạn có thể lên google và tìm kiếm bằng key : “ Các chủ điểm ngữ pháp quan trọng nhất của TOEIC/IELTS”, tải về và in ra để tiết kiệm chi phí, thay vì mua sách, rất tốn kém. Trong quá trình tôi học tiếng Anh, tôi đều tự tải tài liệu và in ra lên cũng tiết kiệm được một khoản rất khá. Ngữ pháp thật ra là một mảng dễ học, và có thể học nhanh hơn rất nhiều so với kĩ năng nghe nếu như chúng ta chăm chỉ. Bản chất của ngữ pháp cũng là chuỗi các Logic, bạn cần nắm được để chọn đáp án cũng như sử dụng ngữ pháp đó.

- Về từ vựng : trong tiếng Anh có khoảng 3000 từ vựng xuất hiện thường xuyên, ngoài việc học từ vựng trong nghe VOA đã trình bày ở trên, nếu chúng ta học TOEIC, chắc chắn chúng ta phải học cuốn sách hoặc list 600 từ vựng cho TOEIC, đây là cuốn sách từ vựng không thể thiếu cho các bạn học TOEIC. Đối với IELTS thì từ vựng là nhiều hơn tương đối, các bạn muốn học IELTS hãy học từ vựng theo các chủ đề trong một số cuốn sách như “ Check Vocabulary for Ielts” hay cuốn “ Vocabulary for Ielts”

Quá trình học từ vựng là quá trình vất vả, chúng ta cần phải gặp từ đó ít nhất 3 lần mới có thể nhớ nó. Do đó hãy học đi học lại cuốn sách từ vựng ít nhất ba lần nhé. Các bạn yên tâm, lần thứ hai, và thứ ba sẽ không mất nhiều thời gian như lần một đâu.

Sau khi đã có hoặc đã chắc chắn được ba yếu tố kể trên, các bạn hãy chuyển sang quá trình học và luyện thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế.

3. Các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế quan trọng và cách luyện.

Toeic là chứng chỉ tiếng Anh mà trường Đại học Hàng Hải Việt Nam đang áp dụng làm chuẩn đầu ra cho sinh viên.

3.1.1. Thông tin về chứng chỉ Toiec :

- Thang điểm : 990 (điểm số là bội số của 5, ví dụ : 450, 525, 505…)

- Có 2 hình thức Toeic, nhưng phổ biến ở Việt Nam là hình thức thi 2 kỹ năng : Nghe và Đọc, ngoài ra ở một phiên bản khác Toeic có cả kỹ năng nói và viết.

- Số câu hỏi : 200 câu ( 100 câu nghe/100 câu đọc), các câu hỏi liên quan đến trong tình huống có thể xảy ra trong môi trường làm việc.

- Cách tính điểm : Căn cứ vào số câu trả lời đúng, nhưng lưu ý không phải lấy tổng số câu trả lời đúng nhân với 5 để ra điểm số cuối cùng, mà chúng ta có bảng để đối chiếu, ví dụ các bạn làm đúng 30 câu đọc thì được 150 điểm, nhưng là đúng 30 câu nghe thì được 200 điểm. Sau đó chúng ta cộng 2 điểm này lại để được kết quả cuối cùng.

-  Đánh giá : Chuẩn đầu ra của các bạn là 450 điểm, tuy nhiên để có lợi thế khi xin việc và làm việc các bạn cần đạt được tầm 600 điểm.

3.1.2. Thuận lợi và bất lợi trong việc học Toeic :

- Với Format 2 kĩ năng Đọc và Nghe thì Toeic rất dễ tự học, không quá tốn chi phí thi so với các chứng chỉ khác.

- Nhiều nguốn tài liệu học tập, nhiều chỗ học với học phí vừa phải.

- Do không học 2 kĩ năng nói và viết, nên khó khăn cho bạn trong quá trình phỏng vấn xin việc và giao tiếp khi làm việc sau này.

- Chứng chỉ TOEIC không phù hợp với các bạn có mục tiêu học ở nước ngoài.

- Thật ra khi học TOEIC các bạn có thể học rất nhiều kinh nghiệm thi, hay nói cách khác là các mẹo, giúp cho việc làm bài thi nhanh hơn. Vấn đề này sẽ được các thầy cô hướng dẫn các bạn trong quá trình học, hoặc các bạn cũng có thể tìm kiếm trên google cũng có rất nhiều kết quả.

- Tiếp đó là quá trình kiên trì luyện tập, để xây dựng cho mình kỹ năng làm bài, để quen với format bài thi. Trong quá trình ôn, hãy luôn suy nghĩ xem mình yếu ở kĩ năng nào, ở dạng nào và tìm cách cải thiện điều đó.

- Bạn vẫn có thể áp dụng cách nghe phụ đề và chép chính tả chính phần đề thi các bạn đang luyện, điều này là cực kì tốt.

- Phải chủ động khi làm bài, hãy để bộ nào làm việc nhiều hơn, hãy ghi lại thông tin đọc được trong bài đọc vào đầu. Điều này giúp bạn làm bài nhanh hơn.

Ngoài ra, còn nhiều yếu tố, khi các bạn bắt tay vào học thực sự chúng ta sẽ tìm ra, đó cũng là những điều rất thú vị.

Chứng chỉ Ielts cũng được công nhận là chuẩn đầu ra cho sinh viên. Về mặt tổng quát thì  luyện Ielts phức tạp hơn so với Toeic.

3.1.1. Thông tin về chứng chỉ Ielts :

- Thang điểm : 9 (điểm số là bội số của 0.5, ví dụ : 4.5, 5.5, 5.0,8.0…)

- Ielts bao gồm 4 kỹ năng : Nghe, Đọc, Viết và Nói

- Số câu hỏi : Nghe, Đọc có 40 câu hỏi. Phần Viết có 2 Task và phần Nói có 3 Part. Thông tin cụ thể các bạn có thể tìm hiểu thêm trên mạng

- Cách tính điểm : Điểm số là trung bình cộng điểm của 4 kĩ năng, và được làm tròn đến 0.5. Ví dụ : Nghe 6. Đọc 7, Viết 6, Nói 6 như vậy các bạn có điểm trung bình là 6.25 và bị làm tròn xuống là 6.0

- Đánh giá : Chuẩn đầu ra của các bạn là 3.5, tuy nhiên để có lợi thế khi xin việc và làm việc các bạn cần đạt được tầm 5.5

3.1.2. Thuận lợi và bất lợi trong việc học Ielts :

- Ielts có đầy đủ 4 kĩ năng, với yêu cầu cao, chắc chắn là một chứng chỉ giá trị, hơn nữa nó còn có nhiều giá trị sử dụng trong xin việc, học tập, nghiên cứu…

- Nhiều nguồn tài liệu học tập, người học Ielts tự tin hơn trong khi sử dụng tiếng Anh.

- Việc học là khó khăn và vất vả hơn khá nhiều so với Toeic.

- Nếu không tự học thì chi phí để học tập là khá tốn kém. Chi phí thi cũng khá cao.

Để luyện Ielts, chúng ta cần có một nền tảng tiếng Anh tương đối tốt, nền tảng đó thể hiện qua từ vựng, ngữ pháp và khả năng nghe (ngữ âm). Chúng ta, hãy tật trung học tốt các vấn đề này trước khi chính thức bắt đầu vào việc luyện Ielts, nếu không con đường luyện của chúng ta sẽ trở lên rất dài và mệt mỏi.

Ielts cũng có các kinh nghiệm làm bài trong phần đọc và nghe. Đặc biệt trong phần nói, viết thi sinh được đánh giá trên các tiêu chí chấm điểm nhất định, do đó chúng ta cần biết là đáp ứng được các tiêu chí đó.

Nếu một người, chưa được học viết, hay học cách trả lời câu hỏi trong phần thi nói, thì sẽ là rất khó khăn cho họ có thể trả lời được, chứ chưa nói đến việc trả lời tốt. Tuy nhiên, học hai kĩ năng này cũng không phải là quá khó như mọi người vẫn nghĩ. Vấn đề, là chúng ta tìm được cách viết, cách nói và tìm được những tài liệu phù hợp. Vấn đề này tôi sẽ trình bày trong một bài viết khác.

Đối với các bạn muốn học Ielts, ban đầu hãy tìm thầy cô hướng dẫn, giúp các bạn hiểu rõ hơn về kì thi, kinh nghiệm thi, phương pháp làm bài viết, phương pháp trả lời câu hỏi. Điều này mất khoảng 4 đến 6 tháng. Sau đó chúng ta có thể ở nhà tự học, bằng cách tham gia vào các nhóm luyện thi, hay học qua Youtube…

Để nói chi tiết từng vấn đề, trong phạm vi một bài viết như thế này là rất khó. Tuy nhiên, tôi khuyên các bạn hãy tìm hiểu về các chứng chỉ này và chọn cho mình chứng chỉ phù hợp với mục tiêu của mình. Qua đó, năng động trong việc tìm tài liệu và tìm phương pháp học tập, hay tìm thầy cô trợ giúp mình. Các thầy cô trẻ trong Viện Cơ khí cũng là những người có rất nhiều kinh nghiệm trong việc ôn tập các chứng chỉ quốc tế này.

Nếu có vấn đề cần trao đổi, các bạn có thể gửi email cho tôi qua địa chỉ : [email protected]