Viện Dưỡng Lão Trung Ương

Viện Dưỡng Lão Trung Ương

Nếu bạn đang thắc mắc về chi phí sống 1 tháng ở viện dưỡng lão là bao nhiêu? Thủ tục vào viện dưỡng lão cần phải có những gì? Thì ngay bây giờ,Viện dưỡng lão Nhân Nghĩa sẽ giúp bạn làm sáng tỏ các câu hỏi phía trên. Đồng thời, chúng tôi cũng sẽ cập nhật cho bạn bảng giá viện dưỡng lão mới nhất, để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về mức chi phí cần phải chuẩn bị khi sinh sống tại đây.

Nếu bạn đang thắc mắc về chi phí sống 1 tháng ở viện dưỡng lão là bao nhiêu? Thủ tục vào viện dưỡng lão cần phải có những gì? Thì ngay bây giờ,Viện dưỡng lão Nhân Nghĩa sẽ giúp bạn làm sáng tỏ các câu hỏi phía trên. Đồng thời, chúng tôi cũng sẽ cập nhật cho bạn bảng giá viện dưỡng lão mới nhất, để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về mức chi phí cần phải chuẩn bị khi sinh sống tại đây.

Thành viên các Hội khoa học, Tổ chức chuyên môn

Bác sĩ có chuyên môn sâu về các bệnh lý nội khoa thần kinh:

Thật sự phải cảm ơn một không gian sinh thái đúng nghĩa dành cho người cao tuổi: Được tĩnh lặng, được trầm mặc nhìn cuộc sống, được sẻ chia bởi đội ngũ nhân viên tận tình, tôi như đã tìm thấy gia đình thứ hai của mình…

Tại đây, đôi lúc thấy nhiều cụ tai biến đi lại được như cũ, tìm lại được trí nhớ của mình, niềm hạnh phúc ấy làm cả viện dưỡng lão, như thấy người thân trong gia đình mình khỏe trở lại

Giữa tháng 7, bà Nguyễn Lệ Hà chuyển từ cơ sở ở Cự Khê (Thanh Oai) đến cơ sở mới ở thị trấn Xuân Mai (huyện Chương Mỹ). Gia đình bà từng có kinh tế khá giả nhưng tài sản trong nhà dần đội nón ra đi vì người con trai duy nhất tiêu xài hoang phí. Năm 2021, anh con trai đòi mẹ bán nhà lấy vốn làm ăn. Số tiền còn lại không đủ mua một căn chung cư nên bà Hà chuyển vào viện dưỡng lão.

Nhưng số tiền đó cũng không duy trì được lâu, lương hưu hơn 5 triệu đồng của bà không đủ chi phí hàng tháng. Bà Hà định ra ngoài thuê phòng trọ sống cùng với sinh viên cho rẻ. Nghe bà giãi bày, chị Trần Thị Thúy Nga, phó giám đốc trung tâm dưỡng lão Diên Hồng, cho biết sắp mở cơ sở mới có mức phí thấp hơn.

Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng mới mở ở Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, cách nội thành Hà Nội 50 km, có mức phí khởi điểm 6 triệu đồng một tháng. Ảnh: Phan Dương

Chị Trần Thị Thúy Nga chia sẻ ngay khi thành lập viện dưỡng lão đã rất trăn trở khi thấy nhiều người muốn vào nhưng khả năng tài chính hạn chế. Chị nói không thống kê xuể số người hỏi "Khi nào trung tâm có viện dưỡng lão giá rẻ?", cũng không ít những hoàn cảnh "đứt gánh giữa đường" vì hết tiền trả phí.

"Khi đang loay hoay giải bài toán ấy, một tập đoàn chuyên về xuất khẩu lao động quyết định kết hợp với chúng tôi", chị cho biết.

Ngoài lý do ở ngoại thành, yếu tố giúp hạ mức phí là có sẵn nguồn đất đai nên có thể xây dựng bài bản, đủ các hạng mục. Ở giai đoạn một, khu dưỡng lão là một dãy nhà một tầng sức chứa tối đa 36 giường, gồm 2 phòng đôi, 8 phòng bốn giường bắt đầu hoạt động từ ngày 22/6. Các phòng đều được trang bị đầy đủ tiện nghi như giường, nệm, quạt, điều hòa hai chiều, TV, tủ lạnh, bình nóng lạnh, vệ sinh khép kín. Đặc biệt khuôn viên có sân vườn, ao hồ, bể bơi, sân bóng, nằm trên diện tích 3 hecta.

Tại cơ sở mới mở này, phòng 4 người có chi phí 6 triệu đồng, phòng đôi 8 triệu đồng, phòng đơn 10 triệu đồng, ở bán trú 200.000 đồng một ngày, chi phí chăm sóc lễ Tết 500.000 đồng một ngày.

Đang sống ổn định ba năm nay ở một viện dưỡng lão tại phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông) nhưng lúc nghe tới cơ sở ngoại ô này có chi phí rẻ hơn, cụ bà Nguyễn Thị Thanh, 86 tuổi, chuyển nhà không chút do dự. "Đến chỗ mới vừa đẹp vừa có không gian, lại ít tiền hơn", bà nói.

Cụ bà có lương hưu chưa đến 4 triệu đồng. Bốn người con đều có kinh tế bình thường. Năm ông xã mất, bà cảm thấy về ở với con nào cũng không ổn nên quyết định đến viện dưỡng lão.

Ở cơ sở cũ, bà thuộc nhóm đóng phí thấp nhất (8 triệu đồng) gấp đôi lương hưu. Đợt điều chỉnh tăng phí hàng năm sắp tới có thể cao hơn nữa. "Khi chuyển về đây tôi đã đỡ được một phần chi phí cho con cháu", cụ bà chia sẻ.

Các cụ ăn trưa tại phòng sinh hoạt chung hôm 2/8. Trong tuần đầu tiên mới mở, trung tâm có 5 cụ, sang tuần thứ hai trung tâm có hơn 10 cụ đang ở. Ảnh: Phan Dương

Khảo sát 10 trung tâm dưỡng lão phân khúc tầm trung ở Hà Nội cho thấy chi phí trong khoảng 8-20 triệu đồng mỗi tháng. Mức thấp nhất dành cho các cụ khỏe, ở phòng tập thể 5-8 người.

Trong thăm dò ý kiến hơn 6.000 độc giả của VnExpress với câu hỏi "Gia đình bạn có thể chi bao nhiêu nếu muốn gửi người cao tuổi vào viện dưỡng lão?", 40% cho biết không đủ khả năng, 38% cho biết có thể chi 8-10 triệu đồng, 14% ở mức 10-15 triệu đồng và 8% trên 15 triệu đồng một tháng.

Trên thực tế, hầu hết những người vào viện dưỡng lão đều có lương hưu hoặc gia đình có điều kiện. Cả nước hiện có gần 2,7 triệu người hưởng lương hưu với mức trung bình 5,4 triệu đồng một tháng.

Bà Lệ Hà, 80 tuổi, bên trong phòng mình, ngày 2/8. Ảnh: Phan Dương

Sáng 6/8, bà Nguyễn Thị Phi, 75 tuổi, thuê chiếc xe 5 tấn chở tất cả quần áo, đồ dùng, xe đạp, tủ lạnh, TV vào viện dưỡng lão này. Vừa lên đến nơi mặt bà giãn ra, cười không nghỉ vì không gian sống từ đây tới cuối đời "tuyệt vời hơn cả những gì tưởng tượng".

Một tuần đầu ở viện dưỡng lão một mình, bà Lệ Hà đã đi hái khế, hái nhãn, câu cá và thăm thú được mọi chỗ. Khi các bạn già khác tới, bà xung phong dẫn mọi người đi chơi khắp ngõ ngách.

"Mấy cháu điều dưỡng đang rủ tôi mặc đồ bơi xuống bể tắm. Tôi thì chỉ mong mùa đông nhanh đến để diện đồ cho đẹp, đi dạo ven hồ ở đây sẽ thích lắm", cụ bà nói.

Xem thêm hình ảnh về các cụ ở dưỡng lão bình dân ở ngoại thành Hà Nội.

"Chi phí phát sinh là do thuốc thang, xoa bóp, bấm huyệt", chị Phương, 42 tuổi, ở quận Đống Đa cho biết.

Khi bố mất năm 2015, người mẹ hơn 70 tuổi của chị lựa chọn sống một mình. Nhưng bệnh Alzheimer của bà ngày một nặng, cuối năm ngoái bị thêm đột quỵ, sốt nhiều ngày.

Sau hơn hai tháng chạy chữa, gia đình chị Phương biết không thể dựa vào người giúp việc để chăm sóc mẹ như trước. Họ khảo sát bốn viện dưỡng lão rồi chọn một trung tâm phân khúc cao cấp gần nhà. Mẹ chị ở phòng 6 người nhưng phải ăn bằng ống sonde nên chi phí 18 triệu đồng mỗi tháng. Gia đình đóng hơn 140 triệu đồng cho nửa năm đầu và tiền cọc hai tháng.

Vào đây một tuần mẹ chị đã tỉnh táo hơn, chịu nói chuyện. Tuy nhiên do lười ăn nên bà được kê truyền huyết tương, giá 1,5 triệu đồng một lọ, mỗi tháng truyền 5 lọ. Để cải thiện hoạt động cơ miệng, bà được châm cứu với lộ trình 14 buổi, mỗi buổi 300.000 đồng. Bên cạnh đó, bà còn được dùng thêm các thuốc sa sút trí tuệ, huyết áp và thuốc bổ khác.

Tháng 5 này, chị vừa nhận hóa đơn đóng thêm hơn 6 triệu đồng chưa kể đã chi từng đó cho thuốc thang, bỉm sữa.

Một cụ già gặp khó khăn vận động, sống trong viện dưỡng lão ở Thanh Trì, Hà Nội được bạn bè tới thăm, mùa đông năm 2021. Ảnh: Phan Dương

Việt Nam hiện có ba mô hình viện dưỡng lão gồm: cơ sở do các tổ chức an sinh xã hội xây dựng, chủ yếu nuôi dưỡng những người cao tuổi bất hạnh, có hoàn cảnh khó khăn; viện dưỡng lão do nhà nước hoàn toàn bảo trợ nhằm phục vụ những người cao tuổi từng có đóng góp nhất định cho nước nhà, những người cao tuổi nằm trong chính sách ưu tiên của nhà nước và cuối cùng là viện dưỡng lão hoàn toàn do tư nhân thành lập.

Chưa có nghiên cứu cụ thể nào về áp lực chi phí với các gia đình muốn đưa người cao tuổi vào viện dưỡng lão tư nhân, song thực tế chỉ có những người có lương hưu hoặc gia đình có điều kiện mới vào đây.

Cả nước hiện có gần 2,7 triệu người hưởng lương hưu với mức trung bình 5,4 triệu đồng một tháng. Số tiền này mới đáp ứng được hơn một nửa chi phí vào một viện dưỡng lão tầm trung, với điều kiện vẫn tự phục vụ được bản thân và ở phòng tập thể.

Khảo sát của VnExpress với 10 trung tâm dưỡng lão phân khúc tầm trung ở Hà Nội cho thấy chi phí nằm trong khoảng 8-20 triệu đồng mỗi tháng, tuỳ thuộc vào loại phòng và chưa bao gồm các chi phí khác như tiền bỉm, sữa.

Bà Nguyễn Thị Kim Thanh với 17 năm quản lý điều hành một viện dưỡng lão ở Hà Nội thừa nhận chi phí là rào cản lớn nhất với người già muốn được chăm sóc trong các trung tâm chuyên nghiệp.

Điều này trùng với kết quả một khảo sát 400 độc giả của VnExpress. Với câu hỏi "Gia đình bạn có thể cho cha mẹ vào viện dưỡng lão ở mức độ nào?", 43% cho biết không đủ khả năng, 33% cho biết có thể chi 8-10 triệu đồng, 14% ở mức 10-15 triệu đồng và 10% trên 15 triệu đồng một tháng.

Một người cao tuổi trong căn phòng riêng khép kín hơn 20 m2, chi phí hơn 14 triệu đồng một tháng tại viện dưỡng lão ở phố Tô Ngọc Vân, quận Tây Hồ (Hà Nội), hôm 5/5. Bà đã sống ở đây 9 năm kể từ khi chồng qua đời, con cái ở nước ngoài. Ảnh: Phan Dương

Theo bà Thanh, nguyên nhân của tình trạng này là phần đông người Việt chưa có sự chuẩn bị cho tuổi già. Trong nhiều gia đình, khi người cao tuổi ốm đau một vài tháng có thể ổn nhưng kéo dài rất dễ dẫn đến khủng hoảng tài chính.

Ở trung tâm của bà Thanh, nơi hiện chăm sóc hơn 100 cụ, sau hai năm Covid-19 một số gia đình gặp khó khăn kinh tế đã phải xin giảm phí, thậm chí muốn thanh lý hợp đồng, đưa cha mẹ về.

Anh Tùng Anh, 37 tuổi ở Hoài Đức, Hà Nội đã đưa ra lựa chọn này khi Covid khiến việc kinh doanh thua lỗ. Lúc này chi phí hơn 13 triệu đồng mỗi tháng của mẹ ở viện dưỡng lão trở thành gánh nặng quá sức. "Tôi đắn đo nhiều tháng. Không muốn làm xáo trộn cuộc sống của mẹ nhưng vẫn quyết định đón bà về tự chăm sóc", anh chia sẻ. Mẹ anh vào viện dưỡng lão từ năm 2019 và rất thích ở đây vì có nhiều bạn bè trò chuyện. Khi con thông báo đón về, cụ bà đã khóc nói "Con đưa khỏi đây mẹ sẽ chết".

Phía viện dưỡng lão bà Thanh đã tìm hiểu lý do, từ đó quyết định đổi cho cụ sang phòng rẻ hơn và giảm một số chi phí khác để gia đình yên tâm gửi tiếp.

Tại trung tâm dưỡng lão của ông Nguyễn Tuấn Ngọc, người đầu tiên lập viện dưỡng lão ở Việt Nam, thậm chí có những gia đình trốn đóng phí. Trung tâm đã phải nuôi từ thiện một số cụ con cái bỏ mặc như vậy thời gian qua.

Cụ Phan Thị Độ, quê Tĩnh Gia, Thanh Hóa sống trong một viện dưỡng lão ở Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội hôm 5/5. Người phụ nữ không con chọn vào viện dưỡng lão tư nhân để dưỡng già bằng lương hưu quân đội và chế độ liệt sĩ của chồng, từ đầu tháng 4/2023. Ảnh: Minh Ngọc

Để viện dưỡng lão trở thành nơi có thể trông cậy của các gia đình và bớt gánh nặng chi phí, theo ông Ngọc, lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi cần được xem như các lĩnh vực an sinh, phúc lợi xã hội từ đó có can thiệp của nhà nước để hoạt động hiệu quả và phù hợp khả năng của phần đông người có nhu cầu.

"Mong mỏi của chúng tôi nhiều năm nay là được tiếp cận quỹ đất đai để giảm bớt áp lực đầu tư", ông Ngọc cho biết.

Đồng tình với ý kiến trên, bà Thanh cho rằng người Việt cần thay đổi quan niệm tài chính. "Không thể coi chi phí cho cha mẹ là khoản phát sinh mà phải nằm trong hoạch định chi tiêu, có kế hoạch rõ ràng. Tuổi già là một hành trình rất dài, cần sự đầu tư chăm sóc, sao cho thời gian khoẻ dài ra và thời gian yếu ngắn lại", bà Thanh nói.

Theo số liệu năm 2022 của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) tuổi thọ trung bình của người Việt hiện nay là 73,6, cao hơn mức bình quân thế giới nhưng số năm khỏe mạnh lại ở mức thấp (64 tuổi).

Khảo sát "Mức độ sẵn sàng cho cuộc sống độc lập khi về già" của Prudential Việt Nam năm 2021 cho thấy 85% người được hỏi muốn có cuộc sống độc lập khi về già song chỉ 40% tự tin đã chuẩn bị tốt.

Để giải quyết vấn đề này, kinh nghiệm của một số nước là cần kêu gọi phát triển các dịch vụ chăm sóc người già và cải cách hệ thống lương hưu. Năm 2022 chính phủ Trung Quốc cho biết sẽ chi 35 tỷ nhân dân tệ (120.000 tỷ đồng) để xây dựng các cơ sở hưu trí, như một phần trong kế hoạch cải thiện việc chăm sóc người cao tuổi. Nhật Bản là nơi có viện dưỡng lão phát triển, chi phí có thể lên đến 3.000 USD mỗi tháng, song người dân chỉ phải trả 10-30%, còn lại có bảo hiểm chi trả. Để được như vậy, từ năm 40 tuổi người dân Nhật Bản đã tham gia bảo hiểm chăm sóc.

Trong chi phí cho mẹ đi viện dưỡng lão, ba chị em trong gia đình chị Phương thỏa thuận người chị cả có kinh tế nhất sẽ chịu 50%, hai em chia nhau 50%. Với những khoản phát sinh, hiện họ buộc phải dùng đến lương hưu hơn 7 triệu đồng mỗi tháng của mẹ.

"Hy vọng thời gian tới sức khỏe mẹ ổn, chứ lâu dài những chi phí bất ngờ này có thể làm chị em tôi áp lực", chị Phương thừa nhận.