Xuất Khẩu Gạo Sang Eu Năm 2022 Là Gì Tỷ Lệ Nào Cao Nhất

Xuất Khẩu Gạo Sang Eu Năm 2022 Là Gì Tỷ Lệ Nào Cao Nhất

Tận dụng tốt những ưu đãi của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), xuất khẩu gạo sang EU tăng rất mạnh cả về lượng, kim ngạch và giá xuất khẩu.

Tận dụng tốt những ưu đãi của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), xuất khẩu gạo sang EU tăng rất mạnh cả về lượng, kim ngạch và giá xuất khẩu.

EVFTA mở cơ hội xuất khẩu gạo chất lượng cao sang EU

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) mang lại cho gạo Việt Nam nhiều cơ hội lớn, đặc biệt là các loại gạo chất lượng cao. Để tận dụng tốt hơn cơ hội này, mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đề xuất với Bộ Công Thương bổ sung vào danh mục gạo thơm được hưởng hạn ngạch thuế quan 6 giống lúa thơm mới, đồng thời đưa ra khỏi danh mục 2 giống lúa thơm.

Năm 2021, lượng gạo của Việt Nam xuất khẩu sang EU đạt 60.000 tấn, trị giá 41 triệu USD, tăng gần 1% về lượng, nhưng tăng hơn 20% về trị giá so với năm 2020. Kể từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sang EU đã tăng thêm 10 - 20 USD/tấn. Theo cơ quan thống kê của châu Âu, trong số các nguồn cung cấp gạo vào EU, giá gạo của Việt Nam tăng mạnh nhất, với mức tăng hơn 20%.

Cơ hội lớn cho doanh nghiệp khi xuất khẩu gạo sang EU

Bộ Công Thương nhận định, mặc dù EU hiện chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng xuất khẩu gạo của Việt Nam (chiếm 1% về lượng và 1,3% về kim ngạch) nhưng đây lại là thị trường tiềm năng về xuất khẩu các loại gạo có giá trị cao. Trong đó, một số giống gạo đặc sản của Việt Nam như ST24, ST25 lần đầu tiên được xuất khẩu vào các thị trường trong khối EU.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) – đánh giá, gạo thơm được miễn thuế 30.000 tấn, giảm được 175 Eur/tấn, tạo điều kiện cạnh tranh tốt hơn cho gạo Việt Nam. Năm 2021, chúng ta xuất khẩu được trên 60% của 30.000 tấn mà phía bạn cho chúng ta hạn ngạch. Do vậy chúng ta hoàn toàn có thể đẩy mạnh xuất khẩu gạo thơm vào EU.

Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) cũng nhận định, xuất khẩu xuất khẩu gạo đang dần khẳng định chỗ đứng tại thị trường EU bởi chất lượng gạo của Việt Nam trong nhiều năm qua đã không ngừng được cải thiện. Các loại gạo thơm, gạo chất lượng cao như ST24, ST25, Jasmine… được người dân khu vực này ưa chuộng.

Theo Bộ Công Thương, trong những năm qua, một trong những nguyên nhân cản trở đà tăng trưởng xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường EU là bởi thuế suất EU áp lên gạo nhập khẩu từ Việt Nam khá cao. Đồng thời, Việt Nam chưa được EU dành hạn ngạch thuế quan nên rất khó cạnh tranh với gạo của các nước khác như Thái Lan, Mỹ, Australia, Ấn Độ, Pakixtan được phân bổ lượng hạn ngạch thuế quan và các nước kém phát triển như Lào, Campuchia, Myanmar được miễn thuế và không bị áp dụng hạn ngạch.

Tuy nhiên, theo cam kết từ Hiệp định EVFTA, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo mỗi năm gồm: 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm. Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm, cam kết này giúp Việt Nam có thể xuất khẩu ước khoảng 100.000 tấn vào EU hàng năm. Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3 - 5 năm. Điều này đã mở ra cơ hội để gạo Việt Nam có thể cạnh tranh với các nước khác khi xuất khẩu vào EU.

Đề xuất thêm 6 giống lúa thơm được hưởng hạn ngạch thuế quan

Theo Bộ NN&PTNT, thực tế thực hiện Hiệp định EVFTA cho thấy, xuất khẩu gạo của Việt Nam vào EU hưởng hạn ngạch thuế quan chủ yếu là: Jasmine 85, ngoài ra có ST5, ST20, các giống Nàng Hoa 9, VD20, RVT, OM 5451 có nhưng không nhiều. Giống gạo thơm được quy định trong danh mục từ năm 2013 khi tiến hành đàm phán Hiệp định EVFTA.

Hiện nay, một số giống đã thoái hóa và không còn được đưa vào sản xuất để xuất khẩu. Bên cạnh đó, một số giống cho sản phẩm hạt gạo có màu đục, không trong nên không phù hợp với thị hiếu để xuất khẩu sang EU.

Vì vậy, Bộ NN&PTNT đề xuất điều chỉnh danh mục giống gạo thơm quy định. Theo đó, bỏ một số giống không còn sản xuất và bổ sung một số giống lúa thơm mới có tiềm năng xuất khẩu vào EU. Cụ thể, đưa ra khỏi danh mục 2 giống lúa thơm là: OM4900 và Tài nguyên Chợ Đào; bổ sung vào danh mục 6 giống lúa thơm mới là ST24, ST25, Đài Thơm 8, OM18, OM7347 và OM9921.

Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn – Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ NN&PTNT) – cho hay, thực tế một số giống lúa thơm mới có tiềm năng đã có lô hàng được xuất vào EU nhưng chưa được hưởng ưu đãi thuế trong hạn ngạch.

Vụ Hợp tác quốc tế cũng cho biết, theo Hiệp định EVFTA, EU đang dành cho Việt Nam hạn ngạch gạo thơm là 30.000 tấn/năm với điều kiện phải có giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm theo đúng danh mục giống gạo thơm đã được liệt kê trong Hiệp định.

Theo Nghị định 103/2020/NĐ-CP quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh châu Âu, hiện nay phần xác nhận trong giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm đang dẫn chiếu theo Quy định thực thi của Ủy ban châu Âu số 2020/991 (quy định về quản lý và phân bổ hạn ngạch gạo riêng đối với Việt Nam).

Tuy nhiên, trong năm 2021, EU đã có sửa đổi bổ sung một số Quy định thực thi; trong đó, tích hợp các quy định về quản lý và phân bổ hạn ngạch gạo đối với Việt Nam vào Quy định thực thi số 2020/761 về hệ thống quản lý hạn ngạch chung của EU. Quy định này có hiệu lực từ 01/01/2022 và thay thế cho quy định số 2020/991.

Theo đó, trong phụ lục về giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm với mã số hạn ngạch là 09.4731, khi xác nhận có dẫn chiếu theo quy định 2020/761.

Do đó, doanh nghiệp khi khai mẫu giấy chứng nhận thì cập nhật số quy định tham chiếu của EU là 2020/761 để thống nhất với quy định của EU và kiểm soát thông quan hải quan được thuận lợi.

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường mà Việt Nam ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTAs) là rất lớn. Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI), hiện tỷ lệ doanh nghiệp hiểu cam kết của các hiệp định FTA nói chung chưa đầy 20%. Vì vậy, các doanh nghiệp mong chờ cơ quan có liên quan tăng cường thông tin về cam kết, cũng như cách thức tận dụng cơ hội.

Đơn cử như vấn đề xuất khẩu gạo sang EU, theo bà Nguyễn Thu Trang, không chỉ câu chuyện hạn ngạch bao nhiêu nghìn tấn để hưởng thuế quan ưu đãi, mà cơ chế cấp hạn ngạch có được thực hiện nhanh hay không. Làm sao các bộ ngành phải tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tận dụng được cơ hội này.

Bên cạnh đó, về phía các doanh nghiệp cũng cần hiểu rằng không phải có Hiệp định là có khách hàng, có thị trường, có lợi thế, mà muốn đẩy mạnh xuất khẩu thì doanh nghiệp cần một quá trình lâu dài tìm hiểu nhu cầu mà thị trường cần.

EVFTA mang lại cho gạo Việt Nam nhiều cơ hội lớn, đặc biệt là các loại gạo chất lượng cao, có vùng trồng ổn định, xuất xứ nguồn gốc tốt đáp ứng các yêu cầu khắt khe của thị trường này. Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) – cho hay, bên cạnh lợi thế của hiệp định EVFTA, chúng ta cũng phải tự nâng cao chất lượng của hạt gạo Việt Nam cũng như thay đổi cách tiếp cận thị trường để có thể chiếm lĩnh mở rộng thị phần được nhiều hơn nữa.

Với nhu cầu ổn định, đặc biệt là ở mức cao đối với các loại gạo đặc sản từ châu Á, trong thời gian tới EU sẽ tiếp tục là thị trường xuất khẩu gạo nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tiếp tục chiến lược chất lượng, gia tăng giá trị sẽ giúp gạo Việt duy trì lợi thế cạnh tranh tại thị trường này.

https://congthuong.vn/evfta-mo-co-hoi-xuat-khau-gao-chat-luong-cao-sang-eu-173721.html?gidzl=z5_oK_uGL5_-Gl5NyWPLKFz2yrZf2542iqQa3kyB10Ba4_8AwLm01kT6frwzMGfNu4UgN6CuV9G-_HjMMG

Thống kê cho thấy, xuất khẩu gạo sang EU trong 4 tháng đầu năm 2022 đạt trên 30.000 tấn, với kim ngạch 23 triệu USD. Riêng trong quý I/2022, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 22.500 tấn gạo sang thị trường này, thu về gần 18 triệu USD, tăng gần 4 lần về lượng và tăng 4,3 lần về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trong khối EU, Italy đã vươn lên dẫn đầu về nhập khẩu gạo của Việt Nam, với kim ngạch nhập khẩu tăng 26 lần so với cùng kỳ. Một số thị trường chủ lực khác là Đức, Pháp, Hà Lan, Thụy Điển…

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đánh giá, kết quả này cho thấy các doanh nghiệp đã tận dụng hiệu quả một số lợi thế từ Hiệp định EVFTA để gia tăng giá trị xuất khẩu gạo sang EU, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá cước vận tải biển đi EU tăng mạnh và nhập khẩu gạo của thị trường này giảm trong năm 2021.

Cam kết từ Hiệp định EVFTA nêu rõ, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo mỗi năm gồm: 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm. Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm, cam kết này giúp Việt Nam có thể xuất khẩu ước khoảng 100.000 tấn vào EU hàng năm.

Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3 - 5 năm. Điều này đã mở ra cơ hội để gạo Việt Nam có thể cạnh tranh với các nước khác khi xuất khẩu vào EU. Do đó, với tấm vé thông hành từ Hiệp định EVFTA, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường này đã có kết quả khởi sắc.

Theo các chuyên gia thương mại, do thị phần gạo của Việt Nam tại EU còn khá khiêm tốn, chỉ chiếm 3,1% trong tổng lượng gạo ngoại khối nhập khẩu vào EU nên Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa để gia tăng xuất khẩu vào thị trường này. Với mức giá cạnh tranh, chất lượng gạo ngày càng được cải thiện và những lợi thế từ Hiệp định EVFTA, xuất khẩu gạo của Việt Nam vào EU được kỳ vọng sẽ tiếp tục bứt phá trong thời gian tới.

Dự báo, năm 2022, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU dự báo còn tăng khá. Đặc biệt, chất lượng gạo Việt Nam được cải thiện, chủ yếu là các loại gạo thơm, đánh trúng được thị hiếu của người tiêu dùng châu Âu. Vì thế, việc tận dụng lợi thế EVFTA để xuất khẩu gạo thơm với thuế 0% nằm trong tay các doanh nghiệp có vùng nguyên liệu lớn, được canh tác theo tiêu chuẩn cao như Lộc Trời, Tân Long, Trung An…

Phân tích nguyên nhân cản trở xuất khẩu gạo sang EU thời gian qua, các chuyên gia cho rằng bởi thuế suất EU áp lên gạo nhập khẩu từ Việt Nam khá cao; đồng thời, Việt Nam chưa được EU dành hạn ngạch thuế quan nên rất khó cạnh tranh với gạo của các nước khác như Thái Lan, Mỹ, Australia, Ấn Độ, Pakistan được phân bổ lượng hạn ngạch thuế quan và các nước như Lào, Campuchia, Myanmar được miễn thuế và không bị áp dụng hạn ngạch.

Tuy nhiên, theo cam kết từ Hiệp định EVFTA, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo mỗi năm (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm). Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm (cam kết này giúp Việt Nam có thể xuất khẩu ước khoảng 100.000 tấn vào EU hằng năm). Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3 - 5 năm. Điều này đã mở ra cơ hội để gạo Việt Nam có thể cạnh tranh với các nước khác khi xuất khẩu vào EU.

Với nhu cầu ổn định, đặc biệt là ở mức cao đối với các loại gạo đặc sản từ châu Á, trong thời gian tới EU sẽ tiếp tục là thị trường xuất khẩu gạo nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Mặc dù vậy, dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp tại châu Âu, cước vận tải biển vẫn duy trì ở mức cao có thể khiến việc khai thác các lợi thế của EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường EU gặp khó khăn trong năm 2022.