Cổng Thông Tin Thành Phố Thủ Đức

Cổng Thông Tin Thành Phố Thủ Đức

Số lớp học theo môn học được tổ chức trong nhà trường theo chương trình Giáo dục Phổ thông 2023

Số lớp học theo môn học được tổ chức trong nhà trường theo chương trình Giáo dục Phổ thông 2023

SỐ HỌC SINH TUYỂN SINH THEO TỪNG LOẠI HÌNH

Bảng điểm chuẩn áp dụng cho các trường công lập trong đó lưu ý là không phải ở trường nào cũng sẽ có đủ tất cả loại hình. Do đó tùy theo loại hình đào tạo ở trên mà ẩn các bảng điểm chuẩn không có.

Phong Điền có nhiều khu du lịch, điểm đến và các trải nghiệm mới khai trương đón du khách dịp Tết. Đi vào hoạt động từ tháng 1-2024, Wonderland Cần Thơ (xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền) đang được chú ý bởi nhiều mô hình thú vị. Với diện tích 5.000m2, Wonderland Cần Thơ tựa như khu cổ tích nhỏ, với hơn 100 mô hình có chiều cao từ 5-8m, được trang trí sặc sỡ sắc màu. Trong đó, nổi bật là linh vật rồng ở ngay đầu cổng với tên gọi Thiên Hải Bình An, có chiều dài 16m, cao 5m và nặng gần 3 tấn, phù hợp là điểm check-in cho năm Giáp Thìn. Ngoài ra tại đây có nhiều mô hình tiểu cảnh với hơn 1.000 chậu hoa rực rỡ. Cũng tại xã Mỹ Khánh, dịp Tết năm nay, Làng du lịch Mỹ Khánh khai trương khu công viên trò chơi với tên gọi Mỹ Khánh Color Park vào ngày 3-2, trong đó nổi bật với hai dịch vụ hoàn toàn mới: thảm trượt cầu vồng và Mỹ Khánh phố hoa. Thảm trượt cầu vồng là cầu trượt phao khô đầu tiên ở ĐBSCL có chiều dài 160m, cao 20m, bề ngang 11m với 6 làn trượt (nhóm 6-10 khách/lần trượt). Ngoài ra tại Làng du lịch Mỹ Khánh có hơn 20 dịch vụ khác để du khách vui chơi giải trí, trong đó nhiều dịch vụ mới như: khu vườn cổ tích, chợ nổi Mỹ Khánh… Những điểm đến còn có những chương trình âm nhạc, lô tô show đậm chất miền Tây.

Tại Phong Điền hiện nay, các điểm đến sinh thái, khu nghỉ dưỡng phát triển: Vườn du lịch sinh thái Tuấn Tường (thị trấn Phong Điền), Làng du lịch sinh thái Ông Đề (tổ 26, ấp Mỹ Ái, xã Mỹ Khánh), Khu du lịch Lung Cột Cầu (xã Nhơn Nghĩa), Vườn sinh thái Lung Tràm (Quốc lộ 61C, xã Nhơn Nghĩa), Cần Thơ Eco Resort (ấp Nhơn Thuận, xã Nhơn Nghĩa), Mekong Silt Ecolodge (ấp Mỹ Nhơn, xã Mỹ Khánh), Vườn trái cây 9 Hồng (ấp Mỹ Nhơn)… Ở những điểm này có nhiều trải nghiệm, dịch vụ đa dạng từ tham quan vườn trái cây, trải nghiệm làm bánh, các trò chơi dân gian đến ẩm thực.

Dịp Tết, các điểm di tích, chùa cũng thường thu hút đông đảo du khách đến tham quan. Nổi bật có Đền thờ Vua Hùng (phường Bình Thủy, quận Bình Thủy), Chùa Ông (phường Tân An, quận Ninh Kiều), Thiền viện Trúc lâm Phương Nam (ấp Mỹ Nhơn, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền), Đình Bình Thủy (phường Bình Thủy, quận Bình Thủy), Nam Nhã Phật Đường (phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy)… đều mở cửa xuyên suốt trong dịp Tết để đáp ứng nhu cầu đi lễ chùa, cầu bình an trong văn hóa của người Việt dịp đầu năm.

Một điểm đến đặc trưng của Cần Thơ là chợ nổi Cái Răng sẽ mang đến cho du khách không khí chợ Tết đặc biệt. Du khách đến chợ vào những ngày cận Tết sẽ cảm nhận không gian chợ trên sông với ghe xuồng tấp nập, đông người mua bán, hoạt động diễn ra náo nhiệt hơn thường ngày và chỉ hoạt động đến sáng ngày 30 Tết. Sau thời gian này bà con tiểu thương trên chợ nổi sẽ tạm dừng các hoạt động mua bán để theo con nước về quê đón Tết. Chợ nổi sẽ hoạt động trở lại từ sau mùng 3 Tết.

Du khách quốc tế tham quan tại vườn hoa ở Cồn Sơn Miền Nam. Ảnh: Kiều Mai

Ở khu vực Bình Thủy, Khu du lịch sinh thái Cồn Sơn Miền Nam (Cồn Sơn Miền Nam) lại là điểm đến mới dành cho du khách trong dịp Tết năm nay. Đây là khu phức hợp giải trí nghỉ dưỡng với diện tích hơn 10ha nằm ở khu vực đầu cồn Sơn. Đặc biệt tại đây có nhiều hoạt động mới, lạ như: cá tra sương mù, vườn thú, trường bắn súng sơn. Vườn thú ở đây đa đạng với cừu, ngựa lùn, hươu, nai… Ngoài ra, du khách cũng có dịp trải nghiệm nhiều hoạt động đa dạng khác ở du lịch cộng đồng cồn Sơn (khu vực giữa và cuối đuôi cồn) với các sản phẩm cá lóc bay, làm cốm nổ…; hay thử cắm trại dã ngoại tại Ngân Long Home & Camp (khu vực giữa cồn).

Đối với du khách yêu thích check-in, các điểm đến như: Căn nhà màu tím (99 đường Chí Sinh, phường Tân Phú), Phố ông Lang (xã Giai Xuân, huyện Phong Điền), Hoa Hồng Coffee (Võ Văn Kiệt, quận Ninh Kiều), Vó Sông Farm (45F Trương Vĩnh Nguyên, phường Thường Thạnh, quận Cái Răng)… có nhiều vườn hoa, các tiểu cảnh được trang trí đẹp mắt phục vụ cho nhu cầu chụp ảnh của du khách.

Đón Tết Giáp Thìn 2024, các khách sạn, khu nghỉ dưỡng như: Victoria Resort Cần Thơ, TTC Cần Thơ, Azerai Cần Thơ… chào đón du khách với các chương trình trải nghiệm đón năm mới countdown qua những bữa tiệc phong cách Âu lãng mạn, BBQ. Đặc biệt, tại Victoria Resort Cần Thơ có chương trình “Trải nghiệm Tết xưa” với các hoạt động: xin chữ ông đồ, cùng nghệ nhân làm bánh tét, mứt dừa…

Cần Thơ là thủ phủ và là đô thị hạt nhân của miền Tây Nam Bộ từ thời Pháp thuộc, nay tiếp tục là trung tâm kinh tế của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Ngoài đặc trưng về địa lý là đầu mối giao thông quan trọng giữa các tỉnh trong khu vực, thành phố Cần Thơ còn được biết đến như một “đô thị miền sông nước”. Thành phố có hệ thống sông ngòi chằng chịt, vườn cây ăn trái bạt ngàn, đồng ruộng mênh mông, nổi tiếng với Bến Ninh Kiều, Chợ nổi Cái Răng một nét sinh hoạt đặc trưng văn hoá Nam Bộ.

Cầu Cần Thơ được khởi công xây dựng vào ngày 25 tháng 9, 2004. Ban đầu, Cầu Cần Thơ được dự kiến khánh thành vào ngày 14 tháng 12, 2008. Tuy nhiên, vì xảy ra sự cố sập nhịp dẫn Cầu Cần Thơ vào ngày 26 tháng 9, 2007, nên Cầu Cần Thơ được khánh thành vào ngày 24 tháng 4, 2010. Tổng mức đầu tư 4.832 tỷ (thời điểm 2001, tức là khoảng 342,6 triệu USD) bằng nguồn Viện trợ phát triển chính thức (ODA) của chính phủ Nhật và vốn đối ứng của chính phủ Việt Nam (khoảng 15%).

Cầu Cần Thơ có những đặc trưng phổ biến của loại cầu dây văng, cùng một số đặc điểm riêng như sau:

Về móng trụ tháp: là loại cọc khoan nhồi có đường kính 2,50 m nhưng có chiều dài vào loại dài nhất được thi công ở Việt Nam: 94 m và mỗi cọc có 45 tấn thép với cốt thép chủ đường kính 38 mm và gần 500 m³ bê tông mác 30 Mpa. Trụ bờ Bắc có 30 cọc và trụ bờ Nam có 36 cọc.

Máy khoan cọc nhồi làm việc theo nguyên tắc tuần hoàn ngược liên tục dùng dung dịch bentonite có pha polymer khoảng 5%. Ở trụ bờ Bắc thi công trên bờ nên dùng ống thép đường kính 2,60 m dày 22 mm và dài 12 m làm ống vách tạm thời (khoan nhồi xong rút lên).

Ở trụ bờ Nam thi công dưới nước có độ sâu 20 m nên phải dùng ống vách chiều dài 42 m cố định (khoan nhồi xong để lại không rút lên). Chân cọc sau khi đổ bê tông được bơm vữa xi măng bằng bơm áp lực cao để tăng cường sức chịu tải của cọc.

Bệ trụ tháp bờ Bắc thi công trên cạn nên làm hố móng và lắp khuôn đúc đổ bê tông thông thường. Riêng bệ trụ tháp bờ Nam thi công dưới nước nên mặt đáy và vòng vây xung quanh được đúc sẵn trên bờ và lắp ghép trên đâu cọc thành ván khuôn liền với bệ trụ.

Cốt thép thi công bệ trụ có đường kính lớn nhất tới 52 mm và nối dối đầu bằng đầu nối có ren, thí nghiệm kiểm chứng cho thấy khi kéo phá hoại cốt thép đứt ở thân chứ không đứt ở mối nối. Về trụ tháp có chiều cao tính từ mặt nước là 164,80 m và tính từ mặt cầu là 134,70 m. Trụ có hình chữ Y ngược và hai chân khép vào để thu hẹp diện tích bệ trụ, hình dạng này rất đẹp và thanh thoát, không như hình chữ H xoạc cẳng, trụ có biểu tượng như hai bàn tay chắp lại vái lên trời với tâm linh của người Á Đông.

Bến Ninh Kiều nay được gọi là Công viên Ninh Kiều là một bến nước và là địa danh du lịch, văn hóa của thành phố Cần Thơ hình thành từ thế kỷ 19. Bến Ninh Kiều tọa lạc ở bờ phải sông Hậu, nằm giữa ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ tiếp giáp với đường Hai Bà Trưng, phường Tân An, quận Ninh Kiều thuộc thành phố Cần Thơ.

Bến Ninh Kiều là một địa danh du lịch có từ lâu và hấp dẫn du khách bởi phong cảnh sông nước hữu tình và vị trí thuận lợi nhìn ra dòng sông Hậu. Từ lâu bến Ninh Kiều đã trở thành biểu tượng về nét đẹp thơ mộng bên bờ sông Hậu của cả Thành phố Cần Thơ, thu hút nhiều du khách đến tham quan và đi vào thơ ca.

Ngày 6 tháng 2 2016 (tức 28 Tết Bính Thân), cầu đi bộ du lịch đầu tiên của thành phố Cần Thơ được khánh thành thu hút đông đảo người dân và du khách thưởng ngoạn sau gần một năm thi công.

Cầu bắc qua rạch Khai Luông, nối bến Ninh Kiều và cồn Cái Khế, bằng bêtông cốt thép bán vĩnh cửu, dài gần 200 m, rộng 7,2 m, tổng mức đầu tư gần 50 tỷ đồng.

Mặt cầu được thiết kế cách điệu uốn lượn hình chữ S tượng trưng cho đất nước. Tại hai phần cầu mở rộng được bố trí hai đài hoa sen.

Trên cầu trang bị hệ thống đèn led màu được điều khiển theo những kịch bản khác nhau tạo nên vẻ đẹp sinh động và hiện đại. Hệ thống cây xanh, bồn hoa ở bên ngoài lan can ở thành cầu, được tưới và thoát nước tự động tiện lợi cho công tác bảo trì.

Bến Ninh Kiều là một thắng cảnh và là địa danh du lịch đồng thời là niềm tự hào đối với người dân Cần Thơ qua câu ví:

Cần Thơ có bến Ninh Kiều Có dòng sông đẹp với nhiều giai nhân Cuộc đời luống những phù vân Trở về bến cũ cố nhân xa rời

Bến Ninh Kiều cũng đi vào âm nhạc Việt Nam qua những bài hát trữ tình: Chiếc áo bà ba một nhạc phẩm của Trần Thiện Thanh với những câu hát cảm xúc:

Về bến Ninh Kiều thấy chàng đợi người yêu Em xinh tươi trong chiếc áo bà ba Em đi mau kẻo trễ chuyến phà đêm Qua bến bắc Cần Thơ

Nhà thờ chính tòa Cần Thơ với tước hiệu Thánh Tâm Chúa Giêsu là nhà thờ chính tòa của Giáo phận Cần Thơ tọa lạc tại đường Nguyễn Thị Minh Khai, Thành phố Cần Thơ.

Năm 1899, dưới thời Giám mục Bouchut, Giám mục Giáo phận Nam Vang, linh mục Duquet (Hội Thừa sai Paris) làm Cha sở họ Cần Thơ đã khởi công xây cất nhà thờ với ước tích kinh phí khoảng 700.000 đồng.

Công việc xây cất chưa hoàn thành, thì Giám mục Bouchut thuyên chuyển ông về làm Giám đốc Đại Chủng viện Nam Vang. Sau đó công trình được linh mục Larrabure khánh thành năm vào năm 1916.

Ngày 24 tháng 11 năm 1960 với sắc lệnh Venerabilium Nostrorum, hàng giáo phẩm Việt Nam được thiết lập, nhà thờ Cần Thơ từ ngày đó trở thành nhà thờ Chính Toà Cần Thơ. Giám mục Philipphê Nguyễn Kim Điền được tấn phong làm Giám mục cai quản giáo phận Cần Thơ, thay thế Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình về làm Tổng Giám mục giáo phận Sài Gòn.

Trong lòng nhà thờ còn có phần mộ của Giám mục Giacôbê Nguyễn Ngọc Quang và Giám mục Emmanuel Lê Phong Thuận. Số giáo dân ngày càng đông do đó, cuối năm 1993, nhà thờ được sửa lại phần cung thánh và mở thêm 2 cánh nhằm đáp ứng nhu cầu dự lễ của giáo dân.

Xét về mặt lịch sử, Trường Châu Văn Liêm Cần Thơ từng là nơi đào tạo nhiều nhân sĩ danh tiếng. Tồn tại theo thời gian trăm năm của ngôi trường hiển nhiên là những dấu ấn, những kỷ niệm, ký ức không chỉ của riêng học sinh, mà còn là một hình ảnh thân thương, quen thuộc với cư dân bản địa.

Ở góc độ kiến trúc và mỹ thuật trang trí, trường mang vẻ đẹp đặc biệt của một công trình đồ sộ với rất nhiều chi tiết sử dụng phong cách Art Décor đang thịnh hành tại Pháp lúc đương thời, ứng dụng vào việc xây trường, tạo nên một di sản đặc biệt của riêng vùng Tây Đô.

Ba dãy nhà ngang hai tầng lầu của trường Châu Văn Liêm tạo thành kết cấu chữ Tam, bố cục song song, dài đến 75m, rộng 12m, với nếp mái ngói dốc, sàn gạch nung, cửa lá sách, trường lang có mái che, được kết nối bằng các khoảng sân rộng thoáng, rợp bóng cây.

Hai tòa biệt thự dùng làm văn phòng điểm xuyết cho tổng thể không gian kiến trúc của trường thêm chặt chẽ, liền mạch. Lối quy hoạch kiến trúc của trường mang công năng phù hợp, là điểm lý tưởng cho việc học tập, giảng dạy của thầy trò trường qua các thế hệ.

Mưa nắng thời gian khiến công trình đã ít nhiều xuống cấp. Hiện dãy nhà ngang đầu tiên đã phải thay thế ngói bằng mái lợp tôn, dãy cuối đã ngưng sử dụng. Phần nền các kiến trúc thấp hơn so với bình diện chung nên chuyện lụt ngập mỗi khi mưa lớn, triều cường đều chưa có giải pháp khắc phục triệt để, một biệt thự cũng phải đóng cửa để đảm bảo an toàn. 5 công trình xây từ thời Pháp thì nay chỉ còn lại 3 đang được sử dụng.

Chùa Munir Ansay là một ngôi chùa Khmer lớn ở thành phố Cần Thơ. Ngôi chùa này không chỉ là một trong những ngôi chùa đẹp nhất của vùng Tây Đô, mà còn là biểu trưng kiến trúc Khme đặc sắc. Chùa Munir Ansay (Muni Răngsây) tọa lạc tại số 36 đại lộ Hòa Bình, thành phố Cần Thơ, được xây dựng năm 1948 bằng vật liệu tre lá đơn sơ.

Sau nhiều đợt trùng tu, xây dựng chùa mới có dáng vẻ như ngày nay. Mãi đến năm 1954 thì cổng chùa mới được xây dựng với kiến trúc mô hình tháp (tam bảo) của Angkor Wat và đến năm 1964 mới xây dựng chánh điện. Cũng như các chùa Khmer khác, chánh điện luôn quay về hướng đông vì theo Phật giáo thì hướng Đông là hướng của các vị thần thánh.

Hằng năm, tại chùa Munir Ansay đều có tổ chức các ngày lễ lớn như Cholchonam Thomay – tết năm mới (ngày 13, 14, 15 tháng 3 âm lịch), Ok-om-Book – lễ đưa nước (tháng 10 âm lịch), Donta – lễ cúng ông bà (tháng 8 âm lịch), lễ Dâng Y của đồng bào Khmer… Lễ được tổ chức vui tươi trang trọng, có nhiều trò chơi dân gian với nhiều hình thức phong phú.

Chùa Munir Ansay là một ngôi chùa Khmer lớn và lâu năm nhất tại Cần Thơ.

Khi nói đến những công trình kiến trúc tại cần thơ thì không thể không nhắc đến đình Bình Thủy, tên chữ là Long Tuyền Cổ Miếu là một đình thần tại Thành phố Cần Thơ. Đây là một công trình có giá trị về kiến trúc nghệ thuật cổ truyền của người Việt giai đoạn khai hoang miền Tây Nam bộ.

Đình Bình Thủy tọa lạc tại địa điểm ngày nay thuộc phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ. Đình nằm sát với khu cư dân được bao quanh bởi hàng rào tứ giác: Mặt Bắc cách bờ sông Hậu khoảng 200 m, mặt Đông là bờ con rạch Bình Thủy, còn mặt Nam sát đường Lê Hồng Phong. Từ trung tâm Thành phố Cần Thơ, nếu đi theo đường Nguyễn Trãi qua đường Cách mạng tháng tám và Lê Hồng Phong 5 km là tới đình Bình Thủy.

Đình Bình Thủy nay nằm trên khoảnh đất rộng hơn 4000 m². Cách kiến trúc ngôi đình này khác rất nhiều so với kiến trúc ở miền Bắc. Đình được cất trên một nền cao ráo và có chiều sâu, nhà trước và nhà sau đều là hình vuông nên chiều nào cũng có 6 hàng cột, các chân cột to, tròn và đều hơi choãi ra làm cho đình càng thêm vững chắc.

Về trang trí ngoại thất, nhìn trên nóc đình, ta thấy nhà trước hai mái chồng lên nhau, nhà chánh điện sau 3 mái chồng lên nhau theo kiểu kiến trúc “thượng lầu hạ hiên”. Trên nóc đình có gắn tượng hình người, hình kỳ lân, hình cá hóa rồng.

Nhìn sang bên trái nóc đình có mảng trang trí bằng xi măng giữa là quyển thư (tựa như cuốn thư đình được bày trí ở các đình miền Bắc) bên cạnh đó là giỏ lam đào và bình hoa, ở bìa mái ngói dưới cùng có ốp lá xoài màu xanh đen và ống ngói cũng được bịt lại bằng sành tráng men xanh. Mặt trước nhà là các cột xi măng trang trí các hình hoa lá đắp nổi thật tinh tế.

Hàng năm nhân dân địa phương tổ chức các ngày lễ Thượng điền, Hạ điền rất đông vui. Lễ hội có không khí náo nhiệt vui tươi của hội làng, với các trò chơi dân gian như thả vịt, kéo co, hát bội, hát tiều, nữ công gia chánh v.v. được duy trì phong phú từ xưa cho đến nay. Đây là một lễ hội văn hóa thu hút hàng nghìn dân chúng khắp nơi tham gia, mang đậm tính chất nền văn minh lúa nước (cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, gia đạo an khang). Hội đình Bình Thủy là một trong 3 hội đình lớn nhất miền Tây.

Trên địa bàn làng cổ Long Tuyền, hiện còn tồn tại một quần thể nhà cổ với khoảng 34 căn. Trong đó xưa nhất và nổi bật nhất là Nhà thờ họ Dương (còn gọi là Nhà cổ Bình Thủy hay Vườn lan Bình Thủy) ở số 26/1A đường Bùi Hữu Nghĩa, thuộc phường Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.

Đây là một ngôi nhà 5 gian, kiểu Á-Âu kết hợp, tuy xây dựng vào năm 1870, nhưng vẫn được nguyên trạng. Theo tài liệu, thì toàn bộ gạch bông, hoa văn, phù điêu, hàng rào…đều được đặt từ Pháp sang. Ngoài ra, trong ngôi nhà còn có một kho đồ cổ quý giá.

Đặc biệt, ngôi nhà cổ này đã được nhiều người nổi tiếng đến thăm viếng, như: Trần Văn Giàu, Sơn Nam, Học Phi, Xuân Diệu, Xuân Thủy,…Ngoài ra, nó còn xuất hiện trong hàng chục bộ phim, như: Chân Trời Nơi Ấy, Những Nẻo Đường Phù Sa, Công tử Bạc Liêu, Cây Tre Trăm Đốt, Tây Đô và Ban Mai, Xương Rồng Cần Thơ, Người Tình (của đạo diễn người Pháp Annand),…

Tháng 3 năm 2009, ngôi nhà đã được công nhận là di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Quốc gia theo Quyết định số 314/BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Trường Đại học Cần Thơ là một trường đại học vùng ở đồng bằng sông Cửu Long. Tiền thân của Trường Đại học Cần Thơ là Viện Đại học Cần Thơ (thành lập năm 1966).

Viện Đại học Cần Thơ được thành lập ngày 31 tháng 3 năm 1966 nhưng đến tháng 10 năm 1966 mới khai trương. Đây là viện đại học thứ năm của Việt Nam Cộng hòa (bốn viện đại học kia là Viện Đại học Sài Gòn, Viện Đại học Huế, Viện Đại học Đà Lạt, và Viện Đại học Vạn Hạnh). Viện Đại học Cần Thơ có bốn phân khoa đại học: Khoa học, Luật khoa và Khoa học Xã hội, Văn khoa, và Sư phạm. Sau đó viện đại học này mở thêm phân khoa Canh nông. Ngoài ra, Phân khoa Sư phạm có Trường Trung học Kiểu mẫu.

Hiện nay, ĐH Cần Thơ là trường có cơ sở vật chất tối tân đồng bằng sông Cửu Long, với 4 khuôn viên tổng cộng gần 250 ha – lớn nhất nhì Việt Nam.

Khu I (số 411, đường 30 Tháng 4, Hưng Lợi, Ninh Kiều, Cần Thơ) là khuôn viên của khoa Ngoại ngữ và Nhà Xuất bản Đại học Cần Thơ

Khu II nằm trên đường 3/2 (đường 3/2, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ) là khu lớn nhất tập trung nhiều khoa, các nhà học, viện nghiên cứu, các công trình học tập, kí túc xá.

Khu III là khuôn viên của khoa Công nghệ thông tin (số 1, đường Lý Tự Trọng. An Phú, Ninh Kiều, Cần Thơ)

Khu IV Khu Hòa An ở xã Hòa An,huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang rộng 130 ha là Khuôn Viên của Khoa Phát triển Nông thôn và Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh, khánh thành năm 2014.

Khi giao thông và giao thương đường bộ, hàng không ngày càng phát triển, tất yếu hoạt động nhiều chợ nổi ở ĐBSCL không còn tấp nập như xưa. Riêng chợ nổi Cái Răng vẫn tồn tại một cách đặc biệt: phát triển kinh tế gắn với du lịch.

Nhiều du khách, nhất là khách quốc tế, biết và ấn tượng về Cần Thơ qua chợ nổi Cái Răng và những kênh rạch xanh mát. Ông Lê Thanh Phong, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch  ĐBSCL, cho rằng: “Chợ nổi Cái Răng là nét đặc trưng sông nước không chỉ của Cần Thơ mà còn của ĐBSCL, là không gian văn hóa gắn liền với lịch sử vùng đất, là tài sản quý phải được gìn giữ. Nếu không có chợ nổi Cái Răng thì du lịch Cần Thơ sẽ bị ảnh hưởng lớn”. Thực tế, tour chợ nổi Cái Răng luôn phải có trong hành trình Cần Thơ của hầu hết các công ty du lịch, khởi hành mỗi ngày.

Thế nhưng trong khi du lịch chợ nổi Cái Răng vẫn chưa giải quyết những tồn tại (rác thải gây mất mỹ quan; sản phẩm và trải nghiệm còn đơn điệu...) thì xuất hiện thêm việc chợ nổi bị phân tán không gian do tác động của việc xây bờ kè. Cụ thể, hiện nay công trình xây dựng Dự án Kè bờ sông - Ứng phó biến đổi khí hậu TP Cần Thơ, đến đoạn của chợ nổi Cái Răng. Trước kia, đây là khu vực có nhiều nhà dân, vựa rau củ quả kết nối giao thương “trên bến dưới thuyền”. Khi kè được xây dựng đã khiến nhiều vựa đã phải dời đi, kéo theo sự di chuyển của các ghe nông sản và phân tán nhiều khu vực, chứ không tập trung đông đúc trải dài trong một không gian như trước kia. Vấn đề này đòi hỏi sự chung tay giải quyết của nhiều ngành, nhiều cấp.

Từ năm 2016, Ðề án Bảo tồn và Phát triển chợ nổi Cái Răng đã được TP Cần Thơ triển khai, với 13 hạng mục. Đến nay nhiều phần việc đã hoàn thành, nổi bật là hoạt động an sinh xã hội. UBND quận Cái Răng đã tạo điều kiện để 170 hộ vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội, phát triển sản phẩm dịch vụ du lịch, nông sản. Lượng khách đến chợ nổi Cái Răng tăng bình quân 12-15% mỗi năm. Nhưng thực tế, công tác bảo tồn chợ nổi Cái Răng vẫn còn nhiều khó khăn, cụ thể: quản lý nhà nước trên chợ nổi thuộc nhiều ngành, nhiều cấp chồng chéo; bảo vệ môi trường còn bất cập… Hiện nay là xây dựng kè sông đang ảnh hưởng đến không gian văn hóa chợ nổi Cái Răng.

Lãnh đạo UBND TP Cần Thơ đã chỉ đạo các sở, ngành có giải pháp tháo gỡ khó khăn, với mục tiêu quan trọng nhất là giữ chân thương hồ, bảo tồn văn hóa chợ nổi Cái Răng. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ đang phối hợp Viện Kinh tế - Xã hội thành phố hoàn chỉnh Đề cương đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa chợ nổi Cái Răng đến năm 2030”; Sở Công thương nghiên cứu đề xuất cơ chế chính sách đặc thù tạo điều kiện duy trì chợ nổi Cái Răng theo quy định; Sở Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu đề xuất thành lập ban quản lý chợ nổi, các chính sách cho nhà đầu tư, các doanh nghiệp, chuyên gia nghiên cứu phát triển chợ nổi Cái Răng; Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng, triển khai các đề án bảo vệ môi trường, chiến dịch thu gom rác thải trên sông; Sở Giao thông vận tải rà soát, quản lý, quy hoạch bến thủy nội địa phục vụ hành khách du lịch, quản lý phương tiện chở khách du lịch…

Hiện nay, có nhiều ý kiến đề xuất trong xây dựng kè sông đoạn chợ nổi Cái Răng nên cân nhắc bổ sung các cửa, ngõ tạo điều kiện cho các vựa, thương hồ có nơi mua bán, kết nối “trên bến dưới thuyền”. Địa phương và ngành hữu quan tìm giải pháp để chợ nổi Cái Răng được công nhận là làng nghề truyền thống để có những chính sách hỗ trợ kinh tế với thương hồ. Bên cạnh bảo tồn hiện trạng chợ nổi thì nên cân nhắc xây dựng một không gian phát triển theo hướng du lịch. Vì thực tế nhiều tiểu thương trên chợ nổi Cái Răng không tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch, họ chỉ mua bán sỉ rau củ quả. Chỉ số ít ghe nhỏ lẻ có dịch vụ ăn uống, nên trải nghiệm cho du khách không đa dạng. Việc có không gian du lịch sẽ giúp đầu tư sản phẩm, dịch vụ phong phú hơn.

Số 10 - Đường Nguyễn Du - phường Trưng Vương - TP. Thái Nguyên

Đ/c Đoàn Thị Hảo - Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy - Bí thư Thành ủy Thái Nguyên

Đ/c Nguyễn Thanh Bình - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy

Đ/c Phan Mạnh Cường - Tỉnh ủy viên - Phó Bí thư Thành ủy - Chủ tịch UBND Thành phố

Đ/c Dương Thị Thu Hằng - Ủy viên BTV Thành ủy - Phó Chủ tịch HĐND (Phụ trách)

Đ/c Triệu Địch Dũng - Thành ủy viên - Phó Chủ tịch HĐND

Đ/c Phan Mạnh Cường - Tỉnh ủy viên - Phó Bí thư Thành ủy - Chủ tịch UBND

Đ/c Nguyễn Hoàng Mác - Ủy viên BTV Thành ủy - Phó Chủ tịch UBND

Đ/c Lê Quang Minh - Thành ủy viên - Phó Chủ tịch UBND

Đ/c Nguyễn Văn Tuệ - Thành ủy viên - Phó Chủ tịch UBND

Thái Nguyên là thành phố tỉnh lị của tỉnh Thái Nguyên, là thành phố lớn thứ ba miền Bắc sau Hà Nội và Hải Phòng, thành phố đông dân thứ 10 cả nước, trung tâm vùng trung du và miền núi phía Bắc. Thành phố Thái Nguyên được thành lập vào năm 1962 và là một thành phố công nghiệp. Thành phố Thái Nguyên nằm bên bờ sông Cầu. Diện tích 222,93 km² và dân số 362.921 người .Thành phố Thái Nguyên từng là thủ phủ của Khu tự trị Việt Bắc trong suốt thời kỳ tồn tại của khu tự trị này (1956 - 1965) Ngoài ra, thành phố Thái Nguyên được cả nước biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên (trước kia thuộc tỉnh Bắc Thái), trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi phía Bắc; trung tâm vùng trung du, miền núi Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 80 km. Phía bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương, phía đông giáp thị xã Sông Công, phía tây giáp huyện Đại Từ, phía Nam giáp huyện Phổ Yên và huyện Phú Bình.

- Sau Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, thị xã Thái Nguyên là tỉnh lỵ tỉnh Thái Nguyên.

- Năm 1956, khu Tự trị Việt Bắc được thành lập, thị xã Thái Nguyên vừa là tỉnh lỵ tỉnh Thái Nguyên, vừa là Thủ phủ của Khu Tự trị Việt Bắc.Theo quyết định số 114/CP ngày 19-10-1962 của Thủ tướng Chính phủ, thị xã Thái Nguyên được nâng cấp thành thành phố Thái Nguyên, thuộc tỉnh Thái Nguyên, với tổng diện tích tự nhiên hơn 100 ki lô mét vuông và với dân số khoảng 60.000 người.

- Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và tăng cường khả năng quốc phòng, theo quyết định ngày 21-4-1965 của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, từ ngày 1-7-1965, hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc kạn sáp nhập thành tỉnh Bắc Thái, thành phố Thái Nguyên là tỉnh lỵ tỉnh Bắc Thái.

- Để phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội của thành phố Thái Nguyên và huyện Đồng Hỷ, ngày 2-4-1985, Hội đồng Bộ trưởng ( nay là Hội đồng Chính phủ) ra quyết định số 102/HĐBT chuyển huyện Đồng Hỷ sang phía đông- bắc sông Cầu; thành phố Thái Nguyên tiếp nhận thêm 7 xã phía tây, tây bắc của huyện Đồng Hỷ, đồng thời cắt xã Đồng Bẩm và 2 phường Chiến Thắng, Núi Voi về huyện Đồng Hỷ. Ngày 8-4-1985, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 109/HĐBT, thành lập phường Tân Thịnh, và giải thể 3 xã Đồng Quang, Cam Giá, Gia Sàng để thành lập 3 phường Đồng Quang, Cam Giá, Gia Sàng.

- Theo Quyết định số 25/HĐBT ngày 13-2-1987 của Hội đồng Bộ trưởng, các xã Túc Duyên, Quang Vinh thành phường Quang Vinh; phường Tân Thịnh được chia thành 2 phường Tân Thịnh và Tân Lập.

- Thực hiện Nghị định số 64/CP ngày 11-7-1994 của Chính phủ, phường Đồng Quang tách thành 2 phường Đồng Quang và Quang Trung.

- Theo Quyết định ngày 6-11-1996 của Quốc hội khóa IX, từ ngày 1-1-1997, tỉnh Bắc Thái được tách thành 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn, thành phố Thái Nguyên là tỉnh lỵ tỉnh Thái Nguyên.

- Theo Quyết định số 14/2004/NĐ-CP, ngày 1-9-2004 của Chính phủ, xã Thịnh Đán được tách thành phường Thịnh Đán và xã Quyết Thắng.

- Ngày 31-7-2008 Chính phủ đã có Nghị định số 84/2008-CP về điều chỉnh địa giới huyện Đồng Hỷ để mở rộng thành phố Thái Nguyên, bàn giao hai xã Cao Ngạn và Đồng Bẩm về thành phố Thái Nguyên.

- Ngày 13-1-2011, Chính phủ đã có nghị quyết số 05/2011/NQ-CP về giải thể, điều chỉnh địa giới để thành lập các phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong đó chuyển xã Tích Lương thành phường Tích Lương thuộc thành phố Thái Nguyên.

Như vậy sau 49 năm thành lập thành phố Thái Nguyên , đến nay sau nhiều lần điều chỉnh, chuyển đổi, toàn thành phố Thái Nguyên đã có 28 xã, phường trong đó có 9 xã và 19 phường; Diện tích tự nhiên là 18.970,48 ha; Dân số 330.707 người; trong đó dân số thường trú là 279.710 người ( thời điểm 1-10-2010)

- Ngày 30-10-1996, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 802/TTG phê duyệt quy hoạch chung thành phố Thái Nguyên, công nhận thành phố Thái Nguyên là trung tâm vùng Việt Bắc.

- Ngày14-10-2002, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 135/2002/QĐ-TTG công nhận thành phố Thái Nguyên là đô thị loại II.

- Ngày 2-11-2005, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định 278/2005 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Thái Nguyên đến năm 2020.

- Ngày 1-9-2010, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 1615/QĐ-TTG công nhận thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên.

Thành phố Thái Nguyên bao gồm 21 phường:

Cao Ngạn  • Phúc Hà  • Phúc Trìu  • Phúc Xuân  • Quyết Thắng  • Tân Cương  • Thịnh Đức  • Linh Sơn  • Huống Thượng  • Sơn Cẩm

Nguồn cung cấp điện cho thành phố Thái Nguyên hiện nay là nguồn điện lưới quốc gia với hệ thống đường dây cao thế 110kV và 220kV thông qua đường hạ thế xuống 35kV - 12kV - 6kV/380V/220V; 95% các đường phố chính đó có đèn chiếu sáng ban đêm.

Thành phố hiện có hai nhà máy nước là nhà máy nước Thái Nguyên và nhà máy nước Tích Lương với tổng công suất là 40.000m3/ng.đêm. Đảm bảo cung cấp nước sạch phục vụ cho sinh hoạt ở mức 100lit/người/ngày. Đến nay, 93% số hộ khu vực nội thành được cấp nước sinh hoạt.

Hệ thống thông tin liên lạc và truyền thông

Thành phố có 1 tổng đài điện tử và nhiều tổng đài khu vực. Mạng lưới viễn thông di động đã và đang được đầu tư đồng bộ hoàn chỉnh, trên địa bàn thành phố đã được phủ sóng và khai thác dịch vụ thông tin di động bởi 6 mạng di động: Vinaphone, Mobifone, Viettel, Gmobile, Vietnamobile và Sfone. Báo chí:

Văn phòng đại diện Báo Nông nghiệp Việt Nam

Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân

Văn phòng đại diện Báo Cựu chiến binh

Văn phòng đại diện Báo Sài Gòn Giải phóng

Phân xã Thông tấn xã Việt Nam tại Thái Nguyên

Đài truyền thanh truyền hình TP.Thái Nguyên: tần số 99 MHz

Đài phát thanh - truyền hình Thái Nguyên: tần số 106.5 MHz

Ngoài ra cũng có thể nghe được một số kênh phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam

Đài phát thanh - truyền hình Thái Nguyên: kênh thông tin tổng hợp TN1, kênh giải trí phim truyện TN2 với thời lượng cả 2 kênh là 36 giờ/ngày. Hiện nay kênh TN1 đã được phát sóng trên dịch vụ truyền hình cáp Trung Ương và gần đây nhất là được phát sóng trên vệ tinh VINASAT nên ở bất cứ đâu trên lãnh thổ Việt Nam hoặc một vài nước trong khu vực bạn cũng có thể xem được kênh TN1

Ngoài ra cũng có thể theo dõi được kênh VTV1 của Đài truyền hình Việt Nam qua hệ thống ăng-ten thông thường, các kênh VTV2, VTV3 không được Đài PT-TH tỉnh chuyển tiếp nên tín hiệu không được tốt.

Truyền hình trả tiền: Hiện thành phố Thái Nguyên có hệ thống truyền hình cáp Việt Nam (số 1 - đường Quyết Tiến), hệ thống truyền hình MyTV (VNPT), Truyền hình số vệ tinh VTC và VTCHD

Danh sách các trường đại học và khoa trực thuộc Đại học Thái Nguyên:

Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên

Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh

Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp

Trường Đại học Y - dược Thái Nguyên

Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên

Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông

Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên

Khoa Quốc tế - Đại học Thái Nguyên

Trường Cao đẳng kinh tế kĩ thuật-Đại học Thái Nguyên

Các trung tâm và viện nghiên cứu trực thuộc Đại học Thái Nguyên:

Viện Nghiên cứu KT & XHNV Miền núi

Trung tâm Nghiên cứu & CGCN vùng Đông Bắc

Viện Nghiên cứu phát triển CNC về KTCN

Các Viện nghiên cứu khoa học trực thuộc Đại học Thái Nguyên phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy.

Ngoài các trường thuộc Đại học Thái Nguyên, thành phố Thái Nguyên còn có nhiều trường Đại học, Cao đẳng thuộc các bộ, ngành khác như:

Đại học Công nghệ giao thông vận tải - Bộ giao thông vận tải

Đại học Việt Bắc - ĐH tư thục thuộc Bộ giáo dục

Văn phòng Đại diện Đại học FPT tại Thái Nguyên

Cao đẳng Cơ khí luyện kim - Bộ Công thương

Cao đẳng công nghiệp Thái Nguyên - Bộ Công thương

Cao đẳng thương mại và du lịch - Bộ Công thương

Cao đẳng Kinh tế tài chính - UBND tỉnh Thái Nguyên

Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp - Bộ Công thương

Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

Cao đẳng Nghề số 1 - Bộ Quốc phòng

Cao đẳng nghề cơ điện luyện kim - Tổng công ty thép Việt Nam

Cao đẳng Nghề công nghiệp Việt Bắc - Tập đoàn than - khoáng sản Việt Nam

Và các trường trung học chuyên nghiệp:

Trung học bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin miền núi - Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam

Trường chính trị Đảng tỉnh - UBND Tỉnh

Trung tâm giáo dục thường xuyên - UBND TP

Trường trung cấp an ninh III - Bộ công An

Trung học phổ thông chuyên Thái Nguyên

THPT Thái Nguyên (THPT sư phạm)

Thành phố là trung tâm y tế của vùng trung du miền núi Bắc Bộ với nhiều bệnh viện lớn có trình độ chuyên môn cao như:

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

Bệnh viện Đa khoa thành phố Thái Nguyên

Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Nguyên

Bệnh viện Điều dưỡng va phục hồi chức năng

Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình

Bệnh viện Lao và Phổi Thái Nguyên

Trung tâm phòng chống HIV/AIDS và Da liễu

Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản

Và nhiều các trung tâm khám chữa bệnh tư nhân, dự án bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng Phúc Thắng đang được đầu tư xây dựng và sẽ hoàn thành vào năm 2015 Thành phố đang kêu gọi đầu tư vào dự án "Bệnh viện đa khoa quốc tế Thái Nguyên"

Đường Hoàng Văn Thụ, Đường Đội Cấn, Đường Cách mạng tháng tám (là con đường dài nhất của thành phố nối khu vực trung tâm với khu trung tâm công nghiệp Gang Thép), Đường Lương Ngọc Quyến, Đường Nha Trang, Đường Hùng Vương, Đường Bến Oánh,Đường Nguyễn Du,Đường Bến Tượng, Đường Phùng Chí Kiên, Đường Phan Đình Phùng, Đường Minh Cầu, Đường Phủ Liễn, Đường Quang Trung, Đường Lê Qúy Đôn, Phố Đồng Quang, Phố Lương Thế Vinh, Đường Chiến Thắng, Đường Gang Thép, Đường Lưu Nhân Chú, Đường Vó Ngựa, Đường Bắc Nam,Đường Thống Nhất,Đường 3-2,Đường 30/4, Đường Chu Văn An,Đường Dương Tự Minh,Đường Bắc Kạn,Đường Túc Duyên,Đường Z115, Đường Tân Thành, Đường Tố Hữu, Đường Hoàng Ngân, Đường Phú Thái, Phố Quyết Tiến, Đường Bắc Sơn, Đường Việt Bắc, Đường Thanh Niên Xung Phong, Đường Thanh Niên, Đường Xuân Hòa, Phố Xương Rồng, Phố Đầm Xanh, Đường Ga Thái Nguyên, ... Ngoài ra thành phố Thái Nguyên còn có những tên đường khá độc đáo nhưng rất dễ hiểu mang tính chỉ dẫn: Đường vào trường Lương Ngọc Quyến, Đường vào Tỉnh đội,..

Tổng diện tích đất dành để xây dựng đường giao thông trên địa bàn là 1.305ha, chiếm 22% tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố.

Thành phố hiện có nhiều tuyến xe buýt đi tới tất cả các địa phương trong tỉnh, bao gồm:

Đồng Hỷ - Sông Công - Phổ Yên - Phố Nỷ (Sóc Sơn, Hà Nội) - Xem lộ trình [4]

A Gang Thép (TPTN) - Đường CMT8 - Trung tâm TPTN -Yên Lãng (Đại Từ) - Xem lộ trình [5]

B Gang Thép (TPTN) - Quốc lộ 3 - Đường tránh TPTN - Tân Long (TPTN)- Yên Lãng (Đại Từ) - Xem lộ trình [6]

Chợ Thái (TPTN)- Hồ Núi Cốc - TT Đại Từ - Ký Phú - Xem lộ trình [7]

TX Sông Công - TP Thái Nguyên - Đồng Hỷ - Xem lộ trình [8]

Tân Long (TPTN) - Phú Bình - Cầu Ca - Xem lộ trình [9]

TP Thái Nguyên - Định Hóa - Xem lộ trình [10]

Quyết Thắng (TPTN) - Đình Cả (Võ Nhai) - Xem lộ trình [11]

TX Sông Công - Phố Nỷ (Sóc Sơn, Hà Nội) - Xem lộ trình [12]

TT Trại Cau (Đồng Hỷ) - Thịnh Đán (TPTN) - TX Sông Công - TT Bãi Bông (Phổ Yên) - Xem lộ trình [13]

Thịnh Đán (TP.Thái Nguyên) - Quân Chu (Đại Từ) - Xem lộ trình [14]

Riêng tuyên số không đi qua địa bàn thành phố.

Thành phố Thái Nguyên là một đầu mút giao thông với 3 đường quốc lộ đi qua gồm: Quốc lộ 3 (đi Hà Nội về phía Nam, đi Bắc Kạn về phía Bắc), Quốc lộ 37 (đi Tuyên Quang về phía Tây, đi Bắc Giang về phía Đông), Quốc lộ 1B (đi Lạng Sơn). Ngoài ra để giảm mật độ các phương tiện ra vào trung tâm thành phố, thành phố đã đầu tư xây dựng tuyến đương tránh TP.Thái Nguyên, hiện tuyến đường này đã được đưa vào sử dụng. Thành phố Thái Nguyên có 2 hệ thống đường sắt chính: Hà Nội - Quan Triều và và Lưu Xá - Kép, ngoài ra còn có tuyến Quan Triều - Núi Hồng chuyên dùng để chở khoáng sản. Hệ thống đường sông nội thủy hiện không còn được sử dụng do các sông thường có mức nước nông nhất là vào mùa đông. Thành phố Thái Nguyên cách thủ đô Hà Nội 80 km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km. Ngoài ra thành phố còn là cửa ngõ đi các tỉnh Đông Bắc như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn.

Ngoài ra, thành phố còn có Sân bay Đồng Bẩm, nhưng hiện đang bị bỏ hoang và không được sử dụng

Thành phố hiện có 1 bến xe khách tại khu vực trung tâm. Dự kiến trong tương lai, thành phố sẽ có 3 bến xe khách: Bến xe trung tâm, Bến xe phía Bắc, Bến xe phía Nam. Bến xe Trung tâm cũ sẽ được chuyển đổi thành Bến trung chuyển xe bus.

Thành phố đang triển khai xây dựng và mở rộng một số khu đô thị mới như: Khu đô thị mới Thai Nguyen Park City (44,42ha), Khu đô thị mới Thịnh Quang(130ha), Khu đô thị mới Bắc Sơn - Sông Hồng (16,5ha), Khu đô thị mới Detechland Túc Duyên (66,9ha), Tổ hợp đô thị và dịch vụ APEC Gia Sàng (52.711m2), Khu đô thị mới phía Tây thành phố (1500ha),Khu đô thị mới phía Nam thành phố (44,5ha), Khu đô thị mới Nam Sông Cầu (133ha), Khu phố châu Âu bên bờ sông Cầu (136.380m2), Khu đô thị mới Thai Hưng (195ha), Dự án đường đô thị Đán-Núi Cốc và hệ thống 8 khu đô thị mới dọc tuyến đường (dự kiến hoàn thành vào năm 2015)... Ngoài ra còn có các dự án Thành phố công nghệ và giao lưu quốc tế APECI (2200ha), Dự án Thành phố thông minh (1035 ha) [10] nằm trong Tổ hợp đô thị thương mại và dịch vụ Yên Bình với tổng diện tích quy hoạch là 8009 ha được triển khai tại 2 huyện Phú Bình và Phổ Yên sẽ là vùng đô thị quan trọng của thành phố Thái Nguyên trực thuộc trung ương trước năm 2020[11]

Một phần các xã phía Tây của Thành phố Thái Nguyên bao gồm các xã Tân Cương, Phúc Xuân và Phúc Trìu sẽ được tách ra để cùng với một phần huyện Đại Từ, Phổ Yên thành lập thị xã Núi Cốc vào năm 2013. Khi thành lập thị xã Núi Cốc sẽ có diện tích 23.844,82ha diện tích tự nhiên và 53.581 nhân khẩu.[12]

Bộ tư lệnh Quân khu 1 đóng tại thành phố Thái Nguyên có nhiệm vụ tổ chức, xây dựng, quản lý và chỉ huy quân đội chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ vùng Đông Bắc bộ Việt Nam và bảo vệ thủ đô Hà Nội từ phía bắc và đông bắc. Quân khu bao gồm các tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang và Bắc Ninh và là 1 trong 7 quân khu trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam.

Danh lam thắng cảnh - Văn hóa - Du lịch

Bảo tàng Văn hóa Dân tộc Việt Nam, Thái Nguyên.

Nhà Rông trong khuôn viên Bảo tàng Văn hóa Dân tộc Việt Nam

Chùa Khmer trong khuôn viên Bảo tàng Văn hóa Dân tộc Việt Nam

Thành phố Thái Nguyên là trung tâm du lịch của tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc. Nơi đây có khu du lịch Hồ Núi Cốc nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, có Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam mới được tổ chức SIDA Thuỵ Điển tài trợ sửa chữa, nâng cấp, là nơi lưu giữ hầu hết các di sản mang đậm bản sắc của các dân tộc Việt Nam, làng nghề chè Tân Cương nổi tiếng, đền thờ Đội Cấn và 91 di tích lịch sử văn hoá khác.

Nhà hát ca múa dân gian Việt Bắc là nhà hát trung ương đóng trên địa bàn Thái Nguyên trực thuộc Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch. Trụ sở tại Đường Chu Văn An - TP.Thái Nguyên. Nhà hát đang được đầu tư xây dựng địa điểm mới tại Đường Hoàng Văn Thụ - TP.Thái Nguyên

Cách trung tâm thành phố 16 km về phía Tây, Khu du lịch Hồ Núi Cốc hứa hẹn là điểm đến đầy hấp dẫn với du khách. Đến với Hồ Núi Cốc là đến với truyền thuyết huyền thoại Nàng Công Chàng Cốc, là hòa mình vào phong cảnh non nước nên thơ hữu tình nơi đây. Cùng với đó là hệ thống vui chơi giải trí khá thú vị như: Huyền Thoại Cung, Động Ba Cây Thông, Động Thế giới Âm phủ, Sân khấu nhạc nước, Vườn thú Hồ Núi Cốc, Công viên nước Hồ Núi Cốc...hay bạn cũng có thể đi du thuyền trên hồ, đi thăm các hòn đảo, thăm ngôi nhà cổ 300 năm trên Hồ Núi Cốc. Tất cả sẽ đem lại cho bạn những giây phút nghỉ ngơi thư giãn tuyệt vời nhất tại Hồ Núi Cốc. Trong những năm qua, mạng lưới nhà hàng khách sạn không ngừng được đầu tư xây dựng và phát triển, đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng cao của du khách. Khu du lịch Hồ Núi Cốc được xác định là vùng du lịch trọng điểm quốc gia.

Tên chữ là Phù Chân tự, được xây dựng từ đầu thế kỷ XIX trên một quả đồi thoai thoải thuộc làng Phù Liễn, huyện Đồng Hỷ (nay thuộc phường Hoàng Văn Thụ- TPTN). Chùa đã được trùng tu nhiều lần. Các công trình chính của chùa như điện Tam Bảo, điện thờ Mẫu, nhà tổ và một số nhà tháp là nơi đặt linh vị của các nhà sư trụ trì. Từ xa xưa, chùa Phù Liễn được coi là địa linh, là một trong những điểm hành hương về cầu trời phật của người dân Thái Nguyên.

Khi Phù Liễn tự, khi Đồng Mỗ am"

Vào ngày mùng một, ngày rằm hàng tháng, Phật tử khắp nơi về chùa Phù Liễn thắp hương cúng Phật. Lễ hội của nhà chùa mở vào ngày 12 tháng Giêng hàng năm, trong lễ hội có nhiều trò chơi dân gian như chọi gà, kéo co, múa sư tử và hội thơ xuân Phù Liễn.

Đền thờ ông Đội Cấn- Thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp tại Thái Nguyên năm 1917 và các nghĩa sĩ tham gia khởi nghĩa này. Đền cũ được xây dựng trước năm 1945, đã bị bom Pháp phá huỷ năm 1947. Ngôi đền hiện nay xây dựng trên nền cũ, trong khuôn viên khu đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tỉnh Thái Nguyên ở trung tâm thành phố.

Tọa lạc trên đường Đội Cấn thành phố Thái Nguyên, Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam là bảo tàng trung ương duy nhất đóng trên địa bàn Thái Nguyên trực thuộc Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch. Bảo tàng được xây dựng từ năm 1960 với lối kiến trúc độc đáo vào loại bậc nhất Việt Nam. Với 5 phòng trưng bày trong nhà và 6 khu vực trưng bày ngoài trời với nhiều nền văn hóa của các dân tộc thuộc nhiều vùng miền khác nhau. Đến với Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam là hòa mình với không gian văn hóa các vùng miền, được thỏa sức tìm hiểu văn hóa của 54 dân tộc anh em, qua đó tăng cường sự hiểu biết giữa các dân tộc, các vùng miền trên đất nước Việt Nam. Hãy đến với Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam - Số 1 Đường Đội Cấn TP.Thái Nguyên!

Bảo tàng Bảo tàng lực lượng vũ trang Việt Bắc - Quân khu I tọa lạc trên khuôn viên rộng 45 nghìn m² thuộc phường Tân Thịnh, TP Thái Nguyên. Đây là nơi gìn giữ và giới thiệu hơn 9.500 hiện vật các loại phản ánh lịch sử hình thành và phát triển trong các thời kỳ cách mạng của lực lượng vũ trang Việt Bắc - Quân khu I.

Nhà trưng bày của Bảo tàng được xây dựng hai tầng. Tầng một diện tích 700 m² trưng bày giới thiệu vị trí chiến lược, truyền thống yêu nước cách mạng của vùng Việt Bắc và phòng triển lãm chuyên đề. Tầng hai 800m2 trưng bày theo các chủ đề: Việt Bắc căn cứ địa cách mạng, chiến trường chính của cả nước trong cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp (1946 - 1954); Quân khu I trong cuộc chiến tranh Việt Nam (1954-1975), Quân khu I trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; quan hệ quốc tế và trưng bày chuyên đề. Bảo tàng còn có khu trưng bày ngoài trời hiện đang trưng bày 28 hiện vật gốc thể khối lớn như: Máy bay, tên lửa, ra đa, súng pháo là vũ khí, khí tài do con em đồng bào các dân tộc Việt Bắc sử dụng lập nên nhiều chiến công trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc.

Xưa nay, nói đến trà Việt, người ta nghĩ ngay đến trà Thái Nguyên. Mặc dù diện tích trồng chè chỉ đứng thứ 2 cả nước (sau Lâm Đồng), nhưng Thái Nguyên nằm trong vùng chè lâu đời của Việt Nam, với sản phẩm chè có hương vị đặc trưng mà không nơi nào khác có được. Từ rất lâu, chè Thái Nguyên đã được tôn vinh là "đệ nhất danh trà" của đất nước. Chè Thái Nguyên ngon nhất là chè xanh Tân Cương, búp đều, nhỏ, hình móc câu, có vị cốm thơm. Nuớc pha trà ngon nhất là nước suối đầu nguồn, nuớc sạch ở giữa lòng sông hoặc nước giếng khơi.

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ BÀ RỊA

1. Vị trí và tính chất của thành phố Bà Rịa  trong mối quan hệ vùng

1.1. Vị trí của thành phố Bà Rịa

Thành  phố  Bà  Rịa  có  tọa  độ  địa  lý  từ  10030'  đến  10050'  vĩ  độ  Bắc, từ 107010' đến 107017' kinh độ Đông, cách thành phố Hồ Chí Minh 90km về hướng Đông Bắc, cách thành phố Vũng Tàu 25km về hướng Nam. Là đầu mối giao thông đường bộ quan trọng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, có vai trò kết nối các đô thị trong hệ thống đô thị hành lang QL 51 của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như thành phố Biên Hòa - Nhơn Trạch - Đô thị mới Phú Mỹ với thành phố Vũng Tàu, đồng thời do Bà Rịa có vị thế là tâm điểm của 03 tuyến Quốc lộ quan trọng là QL51, QL56, QL55 nên thành phố còn là trung tâm kết nối vùng trung du Đông Nam Bộ, có thể tiếp cận với hệ thống cảng biển đang phát triển của Vũng Tàu và Phú Mỹ.

Thành phố Bà Rịa có địa giới hành chính:

- Phía Bắc giáp huyện Châu Đức và một phần huyện Tân Thành;

- Phía Nam giáp thành phố Vũng Tàu;

- Phía Đông giáp huyện Long Điền và Đất Đỏ;

- Phía Tây giáp huyện Tân Thành.

Thành phố Bà Rịa có 11 đơn vị hành chính gồm 08 phường và 03 xã. Tổng diện tích tự nhiên của toàn thành phố là 9.146,50 ha.

+ Khu vực nội thành gồm 8 phường: Phước Hưng, Phước Trung, Phước Hiệp, Phước Nguyên, Long Hương, Long Toàn, Kim Dinh, Long Tâm.

+ Khu vực ngoại thành gồm 3 xã: Hòa Long, Long Phước, Tân Hưng.

1.2. Tính chất của thành phố Bà Rịa

Thành phố Bà Rịa là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Là hạt nhân thúc đẩy quá trình đô thị hoá của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tính chất của thành phố được khẳng định:

- Là trung tâm thương mại dịch vụ của tỉnh và của tiểu vùng.

- Là trung tâm giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học của tỉnh và của tiểu vùng.

- Có vị trí quan trọng về an ninh Quốc phòng.

Thành phố Bà Rịa có vai trò quan trọng trong việc kết nối về không gian kinh tế giữa các trung tâm công nghiệp của tỉnh và thực hiện vai trò cung ứng các sản phẩm dịch vụ cho các khu công nghiệp, cung ứng vật tư đồng thời tiêu thụ nông sản cho sản xuất nông nghiệp, cung ứng hàng hóa tiêu dùng cho các huyện lân cận.

1.3. Thành phố Bà Rịa trong mối quan hệ Vùng

+ Thành phố Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) giữ vai trò quan trọng trong vùng thành phố Hồ Chí Minh (vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – Đông Nam Bộ), cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 80-100km.

+ Thành phố có chức năng là đô thị vệ tinh vùng đô thị đối trọng phía Đông Nam của vùng Tp.Hồ Chí Minh.

+ Nằm trong hệ thống hành lang kỹ thuật quan trọng của vùng thành phố Hồ Chí Minh đó là hành hang QL51, bao gồm nhiều đô thị đã hình thành và sẽ phát triển như: Tp.Biên Hòa, đô thị Long Thành, đô thị Phước Thái, chùm đô thị Phú Mỹ và thành phố Bà Rịa. Bao gồm các tuyến điện cao thế, các tuyến ga và cụm cảng biển, v.v… rất thuận lợi về hạ tầng.

+ Thành phố Bà Rịa là đầu mối giao thông quan trọng, nối kết được với 3 Quốc lộ (QL51, QL56, QL55) và có đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu chạy qua, có hệ thống cảng nội địa đang phát triển và tương lai có đường sắt đi qua.

+ Hệ thống đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bao gồm thành phố Vũng Tàu, chùm đô thị mới Phú Mỹ, thành phố Bà Rịa, thị trấn Long Điền, thị trấn Ngãi Giao, v.v… là một bộ phận quan trọng của không gian kinh tế gắn liền vùng thềm lục địa và Duyên hải Đông Nam bộ với Nam tây Nguyên, trong đó thành phố Bà Rịa đóng vai trò trung tâm của hệ thống đô thị.

+ Thành phố tiếp giáp với thành phố Vũng Tàu và gần 2 khu vực sẽ phát triển kinh tế mạnh như sân bay quốc tế Gò Găng và đô thị mới Long Sơn (trung tâm lọc hóa dầu).

+ Chuỗi đô thị tam giác: đô thị Phú Mỹ - thành phố Bà Rịa - Thị trấn Long Điền - thành phố Vũng Tàu mà trung tâm là thành phố Bà Rịa là khu vực phát triển năng động và đang trong giai đoạn đô thị hóa nhanh.

Thành phố Bà Rịa giữ vai trò quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa -

hiện đại hóa và đô thị hóa trên trục QL.51 và của vùng tỉnh.

- Tiềm năng thuận lợi, khó khăn

+ Quỹ đất xây dựng phong phú và có diện tích lớn (có núi, đồng bằng, rừng ngập mặn, có nhiều diện tích tạo được cảnh quan đẹp và hấp dẫn các nhà đầu tư như khu vực phía Nam thành phố).

+ Có vị trí địa lý: là trung tâm của chùm đô thị Tân Thành, Long Điền, thành phố Vũng Tàu nên có nhiều điều kiện mở các trường dạy nghề trung tâm, các cơ sở nghiên cứu khoa học và phát triển thương mại dịch vụ.

+ Tiềm năng về hệ thống hạ tầng kỹ thuật: Thành phố Bà Rịa có hệ thống hạ tầng kỹ thuật phát triển so với các đô thị trong vùng, tập trung nhiều loại hình giao thông và tuyến Quốc lộ, đường sắt, nhiều cơ sở kỹ thuật hạ tầng như khí ga, nhà máy nhiệt điện, đường điện cao thế, v.v…

+ Có vị trí tương đối thuận lợi về giao thông.

+ Tuy nhiên, thành phố vẫn chưa khai thác tốt các tiềm năng về lợi thế sẵn có. Tốc độ đô thị hóa nhanh nhưng chưa đồng đều ở một số khu vực.

+ Thành phố đã quan tâm thực hiện đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng đô thị để phù hợp với vai trò và chức năng là trung tâm hành chính của tỉnh. Tuy nhiên tính hấp dẫn của đô thị còn hạn chế, do vậy sự tăng dân số cơ học chậm so với các điều kiện hạ tầng đô thị đã có, do đó quy mô dân số đô thị còn đạt thấp.

+ Sự cạnh tranh mạnh mẽ của các đô thị trong Vùng và tỉnh, các trung tâm đô thị trong Vùng Đông Nam bộ khá phát triển, trong khi Bà Rịa là một thành phố mới được nâng cấp từ Thị xã, xuất phát điểm kinh tế - xã hội còn thấp. Đặc biệt, sức hút mạnh mẽ của thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Vũng Tàu, đô thị Phú Mỹ (thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành), có khả năng làm hạn chế sức phát triển đô thị của Bà Rịa nếu Thành phố không tạo ra được cơ sở hạ tầng và dịch vụ thật sự hấp dẫn và thuận lợi cho các hoạt động đầu tư.

2. Tổng quan về kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Bà Rịa

Trong năm 2013, mặc dù có nhiều khó khăn thách thức, nhưng nhờ xác định đúng mục tiêu nhiệm vụ và chủ động, tích cực triển khai thực hiện các chính sách, giải pháp phù hợp, cùng với sự phấn đấu nỗ lực của các ngành, các cấp, của các doanh nghiệp và toàn xã hội, nền kinh tế của Thành phố đạt được những kết quả tích cực. Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, sức mua thị trường giảm, nền kinh tế tuy có tăng trưởng nhưng tốc độ thấp.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố Bà Rịa được thể hiện tương đối rõ nét, cụ thể là:

- Cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố: Công nghiệp – Xây dựng chiếm 62,59%, tăng 18,41% so với năm 2011; Dịch vụ - Thương mại chiếm 34,07%, Nông nghiệp – Thủy sản chiếm 3,33%.

- Mức tăng trưởng kinh tế trung bình 3 năm 2010, 2011 và 2012 đạt 25,47%

+ Về Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp:

Trong điều kiện gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, tuy nhiên thành phố Bà Rịa đã tập trung khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của từng ngành, từng địa phương, tạo mọi điều kiện để phát triển sản xuất trên địa bàn thành phố. Toàn ngành có 822 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tạo việc làm cho 7.732 lao động . Tổng giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp theo giá hiện hành 2.441,8 tỷ đồng, đạt 103,2% so với kế hoạch, so với thực hiện cùng kỳ năm trước tăng 19%; theo giá cố định 1.623 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, so với cùng kỳ năm trước tăng 8,4%. Khu công nghiệp điện của thành phố

Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố ổn định và phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hầu hết các doanh nghiệp Trung ương, tỉnh đã đầu tư công nghệ mới vào sản xuất kể cả khâu lao động kỹ thuật. Sản lượng các sản phẩm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp như đá xây dựng, điện, nước, cửa sắt, … có sự tăng trưởng cả về chất lượng lẫn số lượng. Đội ngũ công nhân và người lao động được đa dạng hóa về ngành nghề để phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần.

Trên địa bàn thành phố có 3.699 cơ sở kinh doanh thương mại - dịch vụ, giải quyết việc làm cho 7.171 lao động. Tổng doanh thu thương mại – dịch vụ 5.345 tỷ đồng, đạt 102% so với kế hoạch năm, tăng 25,5% so với thực hiện cùng kỳ; trong đó doanh thu thương mại 3.120 tỷ đồng, đạt 101,7% kế hoạch năm, tăng 26% so với thực hiện cùng kỳ, doanh thu dịch vụ 2.225 tỷ đồng, đạt 102% kế hoạch năm, tăng 24,8% so với thực hiện cùng kỳ.

Đã thực hiện các thủ tục chuyển đổi chức năng Bến xe khách Bà Rịa và Trung tâm thương mại Bà Rịa thành khu chức năng siêu thị và là chợ đầu mối của Tỉnh. Chỉ đạo các ngành chức năng thực hiện các biện pháp đảm bảo hàng hóa phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân; tăng cường các biện pháp đấu tranh, phòng chống gian lận thương mại. Triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường.

Trong điều kiện gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và của Thành ủy; sự nỗ lực của các cấp, các ngành và nhân dân thành phố Bà Rịa  nên tình hình kinh tế xã hội của thành phố vẫn duy trì ổn định và phát triển. Giá trị sản xuất nông nghiệp tính theo giá hiện hành 341,9 tỷ đồng, đạt 100,9% so kế hoạch năm, đạt 101,8% so thực hiện cùng kỳ; tính theo giá cố định 211,5 tỷ đồng đạt 100,6% so kế hoạch năm, đạt 99,4% so thực hiện cùng kỳ . Trong kỳ không để dịch bệnh phát sinh trên cây trồng, vật nuôi.

Về thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới: Đề án xây dựng nông thôn mới xã Hòa Long, đạt 19/19 tiêu chí về xã nông thôn mới. Phê duyệt Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội – môi trường 03 xã Hòa Long, Long Phước, Tân Hưng; phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng khu dân cư 1/2000 xã Hòa Long. Trình Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định Đề án xây dựng nông thôn mới xã Long Phước và xã Tân Hưng.

Thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Bà Rịa lần thứ IV, nhiệm kỳ 2010 – 2015 đề ra, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố đã nỗ lực khắc phục khó khăn; thực hiện tốt và vận dụng sáng tạo các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước gắn với nội dung các chương trình hành động trong cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", triển khai thực hiện nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Kinh tế thành phố có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010-2012 đạt 25,47%/năm. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ; các thành phần kinh tế được quan tâm tạo điều kiện phát triển. Công tác quy hoạch và quản lý đô thị được chỉ đạo tích cực, bên cạnh đó, thành phố đã chủ động triển khai nhiều biện pháp thực hiện năm an toàn giao thông 2012 và mở đợt cao điểm tập trung giải quyết trật tự an toàn giao thông và trật tự đô thị.

c. Thu - chi ngân sách và thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn Thành phố

Thành phố đã tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị và ngành thuế tập trung rà soát đôn đốc các khoản thu nộp thuế kịp thời theo luật định, thực hiện quản lý chặt chẽ và khai thác có hiệu quả các nguồn thu, hoàn thành và vượt dự toán các chỉ tiêu về thu ngân sách. Tổng thu ngân sách trên địa bàn thành phố Bà Rịa năm 2012 đạt 776,308 tỷ đồng. Chi ngân sách theo đúng kế hoạch, sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích đạt hiệu quả, ưu tiên phần vượt thu cho đầu tư phát triển. Tổng chi ngân sách trên địa bàn của thành phố năm 2012 đạt 673,38 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người theo giá hiện hành năm 2012 đạt 48,01 triệu đồng/ người, bằng 1,5 lần so với bình quân cả nước.

Bảng các chỉ tiêu KTXH trên địa bàn thành phố Bà Rịa năm 2012

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn

(bao gồm địa phương và trung ương)

Tổng chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn

Thu nhập bình quân đầu người (làm tròn)

Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nội thành

3. Quy mô đất đai, dân số thành phố Bà Rịa

Tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố là: 91,42 km2 trong đó:

+ Khu vực nội thành có tổng diện tích đất tự nhiên là 52,72 km2, gồm 8 phường: Phước Hưng, Phước Trung, Phước Hiệp, Phước Nguyên, Long Hương, Long Toàn, Kim Dinh, Long Tâm.

+ Khu vực ngoại thành có tổng diện tích đất tự nhiên là 38,69 km2, gồm 3 xã: Hòa Long, Long Phước, Tân Hưng.

- Dân số thường trú trên địa bàn toàn Thành phố (đã bao gồm dân số quy đổi từ: lực lượng học sinh, sinh viên tại các cơ sở dạy nghề, lượng bệnh nhân từ các vùng lân cận đến khám chữa bệnh, khách tham dự hội nghị hội thảo, lực lượng công an, quân đội, đóng trên địa bàn) là: 153.862 người, trong đó:

+ Dân số khu vực nội thành (đã bao gồm dân số quy đổi) là: 120.705 người. (Trong đó: Dân số quy đổi các lực lượng quân đội, khách du lịch, người ngoài thành phố đến khám chữa bệnh, lao động đăng ký tạm trú trên địa bàn khu vực nội thành là: 51.377 người).

+ Dân số khu vực ngoại thành (đã bao gồm dân số quy đổi) là: 33.157 người. (Trong đó: Dân số quy đổi các lực lượng học sinh, sinh viên tại các cơ sở dạy nghề, công an, quân đội, khách du lịch, người ngoài thành phố đến khám chữa bệnh, lao động đăng ký tạm trú là: 3.495 người).

4. Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn thành phố Bà Rịa

Thời gian gần đây tốc độ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Bà Rịa là khá nhanh. Nhu cầu xây dựng nhà ở của người dân cũng như nhu cầu đầu tư các công trình công cộng, phúc lợi xã hội trên địa bàn thành phố phát triển mạnh và đã từng bước hình thành nên một thành phố Bà Rịa với diện mạo đô thị ngày một khang trang, hiện đại.

Thực trạng nhà ở tại thành phố Bà Rịa  những năm gần đây cho thấy sự phân bố các loại hình nhà ở trên địa bàn thành phố Bà Rịa  là khá đa dạng về chủng loại cũng như về cấu trúc, nhưng tập trung chủ yếu là các loại hình sau:

- Nhà ở khu vực nội thành của thành phố (các phường): Khu vực nội thành có tổng diện tích sàn nhà ở là 2.281.606 m2. Diện tích sàn nhà ở bình quân đạt 18,9 m2 sàn/người. Tỷ lệ nhà kiên cố, khá kiên cố, bán kiên cố đạt 96,71%.

+ Nhà ở liên kế theo dạng nhà ống, tập trung nhất dọc theo các tuyến phố, các trục đường chính, nhà ở thường có mặt tiền rộng, nét kiến trúc hiện đại, có mục đích kết hợp giữa sinh hoạt và kinh doanh dịch vụ: tầng 1 hoạt động thương mại, dịch vụ, tầng 2, 3 trở lên dùng để ở; và nhà ở liên kế có sân vườn trước nhà tập trung tại các trục phố mới.

+ Thành phố đã và đang đầu tư xây dựng các khu nhà ở để đáp ứng sự gia tăng dân số và giải quyết tái định cư, mở rộng các khu dân cư, xây dựng hoàn thiện khu trung cư thu nhập thấp (250 căn), khu tái định cư H20 (388 căn), đã kêu gọi đầu tư các dự án khu dân cư như khu dân cư Lan Anh 1,2,4,5, Khu nhà ở Phước Sơn, Khu dân cư Nam QL51…

+ Nhà ở kết hợp với vườn cây sinh thái do người dân thành phố chủ động xây mới và cải tạo, có chiều cao từ cao 1-3 tầng nằm rải rác tại các khu dân cư của các phường.

+ Nhà biệt thự phân bố chủ yếu tại các khu đô thị mới và một số rải rác tại các khu dân cư trong đô thị.

- Nhà ở khu vực ngoại thành (các xã): Khu vực ngoại thành có tổng diện tích sàn nhà ở là 611.633 m2. Diện tích sàn nhà ở bình quân đạt 18,45 m2 sàn/người. Tỷ lệ nhà kiên cố, khá kiên cố, bán kiên cố chiếm 93,57%.

Những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, ngành của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Bà Rịa, một số dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới được triển khai thực hiện trên địa bàn thành phố. Hiện thành phố Bà Rịa có 01 khu đô thị đang xây dựng (Khu đô thị Nam QL51 có quy mô 50,01 ha, do hai công ty Liên doanh Cty Đông Nam &  Cty xây dựng và phát triển đô thị Bà Rịa - Vũng Tàu quản lý, hiện đang triển khai thực hiện xây dựng hạ tầng với diện tích 11,01ha). Bên cạnh đó công tác xây dựng và quản lý nhà ở được thực hiện đồng bộ theo quy hoạch chi tiết nên diện tích sàn nhà ở bình quân theo đầu người tăng lên đáng kể, nhà ở với chất lượng tốt, nét kiến trúc hiện đại đã tạo nên sự hài hòa và khang trang cho đô thị.

Bảng tổng hợp các chỉ tiêu về nhà ở thành phố Bà Rịa năm 2012

Diện tích sàn bình quân (m2/hộ)

Diện tích sàn bình quân (m2/người)

(Nguồn: Phòng Quản lý đô thị thành phố Bà Rịa)

Cùng với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, ngành của Trung ương và của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, UBND thành phố Bà Rịa sẽ tiếp tục triển khai thực hiện đầu tư xây dựng theo các định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đồng thời rà soát phát triển nhà ở theo các nội dung đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Bà Rịa được phê duyệt.

Trong những năm qua, hệ thống cơ sở hạ tầng y tế trên địa bàn thành phố luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, ngành trong tỉnh cũng như thành phố để cải tạo, nâng cấp trang thiết bị và đầu tư xây dựng mới. Do vậy, đến nay hầu hết các cơ sở y tế có chất lượng kiên cố và đều trong tình trạng hoạt động tốt, đảm bảo đáp ứng cho nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng như của khu vực Đông Nam bộ.

Các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Bà Rịa hiện nay bao gồm:

- Các cơ sở đào tạo y tế tuyến khu vực, ngành, bao gồm: Trường Trung cấp Y tế tỉnh, Bệnh xá Quân Y tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

- Các cơ sở y tế tuyến tỉnh như: Bệnh viện Bà Rịa, Bệnh viện đa khoa Bà Rịa, Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Y học cổ truyền, Trung Tâm chẩn đoán Y khoa, Trung Tâm giám định Y khoa, Trung Tâm Mắt, Trung Tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung Tâm phòng chống bệnh xã hội, Trung Tâm phòng chống HIV/AIDS, Trung Tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Chi cục An vệ sinh thực phẩm, với tổng số giường bệnh 1.545 giường.

- Các cơ sở y tế tuyến Thành phố: Phòng Y tế thành phố, Trung Tâm Y tế thành phố, Trung Tâm Dân số KHHGĐ.

- Ngoài ra còn có Y tế tuyến phường, xã và các cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập khác, với tổng số 112 giường bệnh.

+ Tổng số giường bệnh toàn thành phố là 1.657 giường (Xem Biểu 15 – Phụ Lục IV). Trong đó, tổng số giường bệnh phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh khu vực nội thành thành phố là 493 giường (chiếm 30% tổng số giường bệnh toàn thành phố).

Về cơ sở vật chất, trong những năm qua hệ thống cơ sở y tế trên địa bàn Thành phố được quan tâm đầu tư các trang thiết bị máy móc hiện đại. Bên cạnh sự hỗ trợ từ các nguồn ngân sách Nhà nước, các bệnh viện đã liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Nhờ đó hệ thống trang thiết bị đã được trang bị đầy đủ, đồng bộ để phục vụ cho công tác khám chữa bệnh đạt kết quả tốt nhất. Hệ thống máy chủ, máy trạm quản lý công tác khám chữa bệnh đã triển khai đồng bộ, đồng thời với đội ngũ y, bác sỹ có trình độ chuyên môn cao. Do đó đã giải quyết kịp thời nhiều ca bệnh phục vụ cho nhân dân của toàn tỉnh và khu vực.

Song song với việc nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị hiện đại, các bệnh viện và các cơ sở y tế đã chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ, nâng cao kỹ năng giao tiếp và thái độ phục vụ người bệnh. Nhờ đó uy tín chất lượng khám chữa bệnh đã được nâng lên rõ rệt. Nhiều phương pháp khám chữa bệnh tiên tiến đã được áp dụng và triển khai thành công tại các Bệnh viện. Do đó số lượng bệnh nhân tử vong, bệnh nhân chuyển tuyến trên đã giảm, góp phần giảm sự quá tải cho các bệnh viện tuyến Trung ương và giảm chi phí cho bệnh nhân và gia đình.

Thành phố đã tổ chức các loại hình văn hóa nghệ thuật, thu hút đông đảo đối tượng tham gia và hưởng thụ. Thông qua Chương trình hành động nâng cao chất lượng hoạt động các Trung tâm văn hóa – học tập cộng đồng xã, phường giai đoạn 2011 – 2015; Chương trình thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; triển khai việc bố trí giáo viên về các Trung tâm văn hóa học tập cộng đồng tại các xã phường; Triển khai và tổ chức thực hiện kế hoạch hè 2012. Xây dựng Đề án phường văn hóa Kim Dinh giai đoạn 2011 – 2015; Đề án xã đạt tiêu chuẩn văn hóa nông thôn mới giai đoạn 2012 – 2015.

Hoạt động văn hóa và thể thao trong năm thu hút khoảng 5,5 triệu lượt người, đạt bình quân mức hưởng thụ 55,5 lần/người/năm, đạt 103,7 % kế hoạch năm.

Đời sống văn hoá của nhân dân Thành phố ngày càng được nâng cao. Hiện trên địa bàn thành phố Bà Rịa, các công trình văn hóa phục vụ cấp đô thị có tổng số 07 công trình (bao gồm: Trung tâm Văn hóa tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Hậu Cứ đoàn ca múa nhạc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Thư viện tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Thư viện thành phố Bà Rịa, Rạp chiếu phim Bà Rịa, Bưu điện thành phố Bà Rịa - Xem Biểu 18 – Phụ Lục I). Ngoài ra, 11/11 phường, xã đều có các khu Trung tâm Văn hóa - Học tập cộng đồng phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Tại một số thôn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố còn có điểm bưu điện văn hóa, thư viện, đoàn nghệ thuật, hiệu sách, cửa hàng sách.

Bên cạnh đó, hệ thống truyền thanh từ thành phố đến các phường, xã được củng cố và đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại. Trên địa bàn thành phố có Đài phát thanh truyền hình tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đài phát thanh thành phố Bà Rịa phủ sóng đến 100% khu dân cư; ngoài ra 100% các phường, xã đều có đài truyền thanh cơ sở, kịp thời tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến cán bộ và quần chúng nhân dân, phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh và thành phố.

Các hoạt động và các loại hình văn hoá nghệ thuật như âm nhạc, múa, hát, thơ ca, v.v… trên địa bàn thành phố cũng rất phong phú, đa dạng.

Hệ thống công trình thể dục thể thao trên địa bàn thành phố Bà Rịa khá phát triển, hiện các công trình thể dục thể thao phục vụ nhu cầu cấp đô thị của toàn thành phố bao gồm: Sân vận động tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Sân quần vợt Tp.Bà Rịa, Sân quần vợt mái che Nhà thi đấu đa năng, Bể bơi, Sân bóng đá mini cỏ nhân tạo, Nhà thi đấu bóng bàn, cầu lông, bóng đá mini, bóng chuyền. Các công trình thể dục thể thao đều có chất lượng kiên cố, kiểu dáng kiến trúc hiện đại và được đầu tư mua sắm trang thiết bị luyện tập tiên tiến và đang trong tình trạng hoạt động tốt, hàng năm các công trình thể dục thể thao nêu trên là địa điểm diễn ra các sự kiện, hoạt động phong trào thể dục thể thao của khu vực, tỉnh và thành phố, đáp ứng tốt nhu cầu thể dục thể thao cấp đô thị.

Trong những năm qua, được sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Thành ủy, UBND Thành phố và sự chỉ đạo của ngành giáo dục tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, công tác giáo dục trên địa bàn thành phố Bà Rịa  được chú trọng và ưu tiên đặt lên hàng đầu.

Hệ thống cơ sở hạ tầng giáo dục thường xuyên được quan tâm đầu tư xây dựng về mọi mặt, từ cơ sở vật chất, kiên cố hóa trường học, đến nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của các ngành học, cấp học, đáp ứng tốt yêu cầu dạy và học trong toàn Thành phố và đảm bảo kế hoạch triển khai thực hiện xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

Theo thống kê năm 2012, 100% các trường học, cơ sở đào tạo đều trong tình trạng sử dụng tốt. Các phòng học được đầu tư xây dựng với chất lượng kiên cố, đảm bảo công tác giảng dạy và học tập. Hiện nay, ngoài các hệ thống mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn thành phố con có các trường đại học, trường cao đẳng, trường trung học, dạy nghề với tổng số cơ sở giáo dục đào tạo là 16 cơ sở.

- Trong những năm qua, hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại dịch vụ trên địa bàn Thành phố phát triển nhanh và mạnh mẽ, tạo điều kiện thúc đẩy các loại hình kinh doanh dịch vụ thương mại trên địa bàn phát triển mạnh mẽ. Mạng lưới thương mại dịch vụ trên địa bàn thành phố Bà Rịa phát triển đa dạng kể cả về loại hình kinh doanh cũng như về số lượng và chất lượng của hàng hóa dịch vụ. Các hoạt động thương mại dịch vụ với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế đã đáp ứng tốt các nhu cầu tiêu dùng của nhân dân thành phố Bà Rịa nói riêng và nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói chung.

Ngành thương mại dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của thành phố trong những năm gần đây, cụ thể là: Tổng giá trị sản xuất của ngành dịch vụ thương mại năm 2010 đạt 1.626 tỷ đồng; năm 2011 đạt 1.936 tỷ đồng; năm 2012 đạt 2.304 tỷ đồng. Tăng trưởng mạnh của ngành thương mại dịch vụ cho thấy vai trò trung tâm thương mại - dịch vụ của thành phố Bà Rịa rất quan trọng với cả vùng tỉnh.

Hiện tại thành phố có 01 trung tâm thương mại (Trung tâm thương mại Bà Rịa), 05 siêu thị, 01 bách hóa tự chọn, 02 chợ khu vực nội thành và 03 chợ khu vực ngoại thành.

Thành phố Bà Rịa có một số di tích, công trình, cảnh quan có giá trị phục vụ cho phát triển du lịch như: Căn cứ chùa Diệu Linh - hang Dơi thuộc khu cách mạng Núi Dinh, Địa đạo Long Phước - Xã Long Phước, Đình thần Long Hương - P. Long Hương, nhà Tròn…

Hiện trạng đất sản xuất công nghiệp như sau: có 131,57 ha đất quy hoạch cụm công nghiệp; 41,6 ha đất các công ty, xí nghiệp ngoài cụm công nghiệp, 71,64 ha đất khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, 87,48 ha đất khai thác khoáng sản; tổng cộng diện tích đất công nghiệp là 331,71 ha.

Theo báo cáo điều chỉnh quy hoạch phát triển các cụm Công nghiệp-TTCN tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2001-1010, xét đến 2020, trên địa bàn thành phố sẽ phát triển 8 cụm công nghiệp-TTCN; cụm khí áp thấp, cụm Long Hương 1, cụm Long Hương 2, cụm Long Phước, cụm Hòa Long, tổng diện tích các cụm công nghiệp này khoảng 500 ha. Tuy nhiên, đến nay mới có cụm công nghiệp khí thấp áp triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng.

Tốc độ tăng trưởng các cơ sở sản xuất công nghiệp địa phương trên địa bàn thành phố về số lượng bình quân là 17,35%. Số hộ sản xuất cá thể đạt mức tăng 5,6%. Đặc biệt trên địa bàn phường Long Tân và xã Tân Hưng, mức tăng về số lượng cơ sở bình quân 8,3%.

Quy hoạch phát triển CN – TTCN trên địa bàn thành phố Bà Rịa giai đoạn 2001 –2010 được phê duyệt đã xác định những mục tiêu và giải pháp cơ bản cho việc phát triển CN – TTCN thành phố.

- Trụ sở UBND thành phố xây dựng bên bờ sông Dinh thuộc phường Phước Hiệp trên đường 27/4 và 11/11 phường xã đều có trụ sở làm việc khá khang trang với quy mô  01 trệt, 02 lầu đáp ứng được nhu cầu làm việc cho cán bộ công nhân viên chức.Các cơ quan khác như: phòng Giáo dục, phòng Văn hoá thông tin, kho bạc nhà nước thành phố, chi cục thuế thành phố, Liên đoàn lao động thành phố cũng được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh. Khu trung tâm hành chính tỉnh và các sở ban ngành được hình thành đưa vào hoạt động quý I năm 2012. Ngoài ra còn có công trình như: đài truyền hình, Toà án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thư viện tỉnh, Sở chỉ huy quân sự tỉnh, công an tỉnh cũng đã được hoàn thiện và đưa vào sử dụng...

Ảnh: Khu trung tâm hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu , Viện KSND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Bảng hiện trạng sử dụng đất đô thị thành phố Bà Rịa năm 2012

Tỷ lệ so với tổng diện tích đất (%)

Đất giao thông khu vực nội thành

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng QLĐT thành phố Bà Rịa)

Thành phố Bà Rịa là cửa ngõ vào thành phố Vũng Tàu và khu kinh tế ven biển Long Đất, Xuyên Mộc, Hàm Tân v.v... là khu vực hội tụ của 3 đường quốc lộ: QL.51, QL.55, QL.56 với tổng chiều dài: 23,3km trên địa bàn thành phố.

- QL.51: Là trục giao thông chính của vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, nối liền 3 thành phố:. TP.Hồ Chí Minh; TP. Biên Hòa và TP. Vũng Tàu, QL. 51 đạt tiêu chuẩn đường cấp II đồng bằng (04 làn xe cơ giới và 02 làn xe thô sơ), mặt đường BTN tình trạng khá, đoạn qua thành phố Bà Rịa – Vũng Tàu dài 8,60km. Tháng 7 năm 2009 Dự án nâng cấp mở rộng quốc lộ 51 đã được phê duyệt với chiều rộng nền đường từ 32,90m đến 39,30m (06 làn xe cơ giới và 02 làn xe hỗn hợp), tùy từng đoạn chạy qua từng địa phương.

- QL.55: Chạy từ thành phố Bà Rịa qua Long Đất, Long Điền xuyên qua khu dân cư   Đất đỏ đến Xuyên Mộc rồi đi Phan Thiết. Nối với các tỉnh duyên hải Đông Nam bộ, có giá trị giao thông liên vùng, nối vùng Nam trung bộ với miền Đông. Đoạn qua thành phố Bà Rịa. Dài khoảng 3km, mặt đường BTN rộng 7m, nền đường rộng 9m, đạt chuẩn cấp III và IV đồng bằng (02 làn xe hỗn hợp), tình trạng trung bình.

- QL.56: Là trục đường giao thông nối thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam với vùng Tây Nguyên. QL.56 có thể đi thẳng lên Long Khánh để đi Đà Lạt và qua Bình Giã theo đường 765 đi Xuân Lộc để lên khu mỏ Bô xít. QL.56 không chỉ có vai trò quan trọng trong tỉnh mà trong cả khu vực Tây nguyên. Đoạn qua thành phố Bà Rịa có chiều dài 11,7km, đạt tiêu chuẩn cấp III MN (02 làn xe hỗn hợp), mặt đường BTN tình trạng khá, giao thông thuận tiện.

- Đường tỉnh 991C (Hòa Long – Long Tân – Phước Tân): Quy hoạch đến năm 2010 toàn tuyến đạt cấp IV đồng bằng. Nhưng đến nay các đoạn làm mới vẫn chưa được thi công, đang dừng ở mức dự án.

- Đường tỉnh 995A (TL.44A cũ): Là đường bao quanh các xã phía Tây Nam của huyện Long Đất, bắt đầu từ thành phố Bà Rịa về Long Hải vòng qua Phước Hải rồi ngược lên Đất Đỏ, đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng. Là tuyến vận chuyển hải sản, vật liệu xây dựng, muối và cũng là tuyến đi nghỉ mát, du lịch đến Long Hải, giao thông thuận tiện.

- Đường tỉnh 995B (TL.44B cũ): Từ TX. Bà Rịa đi Phước Hải, mặt đường BTN đạt chuẩn cấp IV đồng bằng.

- Đường tỉnh 992A (Long Hương – Châu Pha), mặt đường BTN đạt chuẩn cấp IV đồng bằng.

- Đường tỉnh 995C (Long Điền – Bà Rịa – Châu Đức): Mặt đường BTN đạt chuẩn cấp IV đồng bằng.

- Đường huyện bao gồm 4 tuyến (HL.8, HL.3, đường cống Sở Cây Me, và đường Suối Chùa) tổng chiều dài 22,2km, mặt đường rộng 6-12m, một số tuyến được tráng nhựa đạt tiêu chuẩn cấp IV và V đồng bằng.

Ngoài ra còn có tuyến HL.2 hiện đã được nâng lên thành ĐT.995C, có mặt đường BTN rộng 9m. HL.10 đoạn trong thành phố đã nâng cấp thành đường chính đô thị.

- Mạng lưới đường đối nội của thành phố đã được xây dựng khá hoàn chỉnh tại khu vực nội thị cũ và đang được đẩy mạnh xây dựng tại các khu vực mở rộng. Tổng độ dài các tuyến đường nội thị là 132,99 km. Mật độ giao thông chính đạt 7,12 km/km2, tỷ lệ đất giao thông là 21,43%.

- Mạng đường đô thị có cấu trúc ô bàn cờ với các tuyến chính có mặt cắt từ 25 - 46m, các tuyến khu vực có mặt cắt từ 11,5 - 5m

- Mạng đường chính thành phố đã được nâng cấp, mặt đường đôi có kết cấu bê tông nhựa rộng từ 8m x 2 đến 12m x 2, hè lát gạch con sâu rộng từ 6,5m đến 8m, lộ giới từ 31 đến 52m gồm các đường: Hùng Vương, Hoàng Diệu, Võ Thị Sáu, Bạch Đằng, Cách Mạng Tháng Tám, Trường Chinh, Nguyễn Tất Thành, Phạm Hùng, Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn An Ninh, Phạm Văn Đồng.v.v...

- Đường khu vực gồm các đường: Phan Đăng Lưu, Điện Biên Phủ. Mặt đường bê tông nhựa rộng 11m, hè lát gạch con sâu rộng 5m, lộ giới 21m.

- Mạng lưới đường nội thị, đường khu vực, đã được lắp đặt đèn chiếu sáng và cây xanh dọc đường, tạo cho bộ mặt thành phố khang trang, thoáng mát, môi trường sống dân cư đô thị được cải thiện.

- Khu vực ngoại thị: Hệ thống đường liên xã, liên thôn chủ yếu có kết cấu bê tông và cấp phối.

Ảnh: Bến xe khách thành phố Bà Rịa, Giao thông nội thành

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiều sông lớn, nhỏ thuận lợi cho giao thông thủy và hệ thống liên cảng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho thành phố xây dựng cảng trung chuyển hàng hoá, cảng cá trong tương lai.

Hệ thống giao thông thủy thành phố Bà Rịa có sông Dinh chảy qua khu vực phía Tây thành phố Bà Rịa, chiều dài ngắn, bề ngang hẹp và cạn, mùa mưa nước chảy mạnh, mùa khô nước rất cạn vì vậy không có giá trị khai thác giao thông thủy.

Khu vực phía Nam thành phố Bà Rịa có sông Ba Cội, sông Mũi Giụi chiều dài khoảng 12km, độ sâu 7-8m có khả năng cho thuyền lưu thông tốt.

Khu vực thành phố Bà Rịa trước 1975 có sân bay Bà Rịa, sân bay Núi Đất, nhưng nay cơ sở vật chất đã hư hỏng không được sử dụng nữa.

Hiện tại thành phố Bà Rịa nói riêng và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung chưa có giao thông đường sắt. Trong tương lai sau năm 2015 sẽ có tuyến đường sắt nối từ Biên Hòa đến Vũng Tàu qua khu vực phía Tây Nam thành phố Bà Rịa, đóng góp thêm cho ngành giao thông vận tải và giảm tải cho tuyến quốc lộ 51 hiện nay.

- Bến xe: Có 01 Bến xe khách liên tỉnh diện tích 0,4 ha (QL.51, phường Phước Hiệp), 01 Bến xe khách vòng xoay Hoà Long diện tích 2,2 ha (QL56, xã Hoà Long- TP.Bà Rịa), 01 Bến xe khách vòng xoay Vũng Dằn- Trường Chinh diện tích 2,4 ha (Vòng xoay Vũng Dằn, phường Long Toàn- TP.Bà Rịa), hiện tại với số bến xe trên đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu đi, đến của nhân dân, 01 bến xe Bus diện tích 0,5 ha (Vòng Xoay QL51- Nguyễn Hữu Thọ, phường Phước Trung).

- Bãi đậu xe: Tại các khu vực thương mại mới xây dựng đã có bãi đậu xe du lịch, xe con.

Thành phố Bà Rịa là 1 trong những trung tâm điện lực của quốc gia, hiện có 1 nhà máy nhà máy Nhiệt điện Bà Rịa;

+  Có  01  nhà  máy  gasturbin  đang  hoạt  động,  với  công  suất  thiết  kế 354MW(gồm các tổ máy có công suất (2x20+3x33+58)MW phát lên cấp điện áp 110KV và các tổ máy(3x33+58)MW phát lên cấp điện áp 220KV. Nhiên liệu nhà máy sử dụng để phát điện là dầu và khí

+ Có 01 nhà máy Wartyla, với công suất thiết kế 120MW Hòa vào lưới điện quốc gia 220KV và 110KV qua trạm biến áp trung tâm.

Ảnh: Chiếu sáng đường phố , Thành phố về đêm

Lưới điện phân phối của thành phố Bà Rịa hiện vận hành ở cấp 22KV, đường dây trên không, loại 3 pha 4 dây hoặc 1 pha 2 dây, trung tính nối đất trực tiếp và nối đất lặp lại. Trên địa bàn thành phố Bà Rịa có sử dụng cả máy biến áp 1 pha và 3 pha, đối với máy biến áp 1 pha, gam máy có dung lượng 25KVA, 50KVA, 100KVA, thường được sử dụng nhiều. Đối với máy biến áp 3 pha, gam máy có dung lượng phổ biến là 250KVA, 400KVA. Ngoài ra máy biến áp chuyên dụng của khách hàng thường sử dụng gam máy 560KVA, 750KVA . Lưới điện trung thế ở khu vực thành phố Bà Rịa có kết cấu mạch vòng vận hành hở, trên các đường trục, nhánh có đặt nhiều máy cắt, cầu dao phụ tải, cầu dao…để phân đọan sự cố. Nhìn chung công suất cấp điện cơ bản đáp ứng đủ các nhu cầu sử dụng điện. Hiện nay, tiêu chuẩn cấp điện sinh hoạt khu vực nội thành thành phố đạt 789,36 KW/người/năm, 100% tuyến đường khu vực nội thành đã được chiếu sáng.

Mạng lưới cấp nước của Thành phố Bà Rịa được xây dựng qua nhiều thời kỳ 1925-1965, được mở rộng  cải tạo vào những năm 1978-1981 và những năm gần đây. Tổng chiều dài mạng lưới cấp nước chính hiện nay vào khoảng 350 km với các tuyến ống có đường kính từ Ø400 - Ø100 và các tuyến ống nhánh Ø63. Trên địa bàn thành phố hiện nay có 03 Nhà máy cấp nước bao gồm: Nhà máy nước Hồ Đá Đen, Nhà máy nước Sông Dinh, Nhà máy nước ngầm Bà Rịa với tổng công suất thiết kế là 166.000 m3/ngày đêm cấp nước cho thành phố Vũng Tàu, thành phố Bà Rịa, huyện Long Điền, huyện Tân Thành. Trong đó tổng công suất cấp nước tại thành phố Bà Rịa là 20.000 m3/ngày đêm (khu vực nội thành 17.000 m3/ngày đêm, khu vực ngoại thành 3.000 m3/ngày đêm), tổng khối lượng nước khu vực nội thành sử dụng và được thu phí là 15.045 m3/ngày đêm. Ngoài ra, các hộ dân cư khu vực ngoại thành còn sử dụng thêm các nguồn nước giếng khoan tự xử lý.

Ảnh: Nhà máy nước Hồ Đá Đen thành phố

Hiện nay tỷ lệ dân ở khu vực nội thành được cấp nước sạch đạt 95,36%, tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt dân số khu vực nội thành hiện nay đạt bình quân 124,64 lít/người/ngày đêm, đáp ứng tốt nhu cầu dùng nước của nhân dân. Hệ thống cấp nước của thành phố Bà Rịa hiện nay cơ bản là đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho mục đích sinh hoạt của dân cư và sản xuất trên địa bàn, chất lượng nước đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, lưu lượng và nguồn cung cấp ổn định, có khả năng mở rộng phạm vị phục vụ trong tương lai.

Tổng số hộ sử dụng nước máy của Xí nghiệp cấp nước Bà Rịa

Cấp 1 phần cho xã  Hòa  Long (còn lại do TT nước sinh hoạt nông thôn cấp)

Cấp 1 phần cho xã  Hòa  Long (còn lại do TT nước sinh hoạt nông thôn cấp)

Khu vực nội thành hệ thống thoát nước của thành phố hiện nay là hệ thống chung gồm nước thải sinh hoạt, nước mưa. Tất cả các nguồn thải trên được thu gom qua hệ thống các cống và chảy ra sông Dinh và sông Thủ Lựu. Chủ yếu là Sông Dinh chiếm 65-85% lưu lượng nước thải sinh hoạt của thành phố Bà Rịa còn lại là thoát ra sông Thủ Lựu và các khu bãi trũng, ruộng. Tổng chiều dài đường cống thoát nước chính khu vực nội thành 148,69 km, đảm bảo mật độ đường cống thoát nước chính khu vực nội thành 7,96 km/km2, cơ bản đáp ứng thu gom 100% lượng nước mưa, nước thải.

Hiện nay UBND tỉnh đã phê duyệt dự án đầu tư hệ thống thu gom và xử lý nước thải của thành phố Bà Rịa với quy mô 12.000m3/ngày/đêm, tổng mức đầu tư là 548,600 tỷ đồng và 200,024 tỷ đồng từ nguồn vốn ODA của Thuỵ Sỹ tài trợ để đầu tư mua sắm trang thiết bị, dự kiến hoàn thành đưa vào hoạt động trong năm 2014. Bên cạnh đó, đối với việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông và hạ tầng các khu dân cư đều có các hạng mục xây dựng đường cống thoát nước.

e. Thông tin, bưu chính viễn thông

Hệ thống thông tin, bưu chính viễn thông trên địa bàn thành phố Bà Rịa những năm qua phát triển nhanh và mạnh. Trên địa bàn thành phố có 01 Bưu điện trung tâm và 07 bưu điện khu vực phục vụ tốt cho nhu cầu thông tin liên lạc của nhiều tầng lớp nhân dân của tỉnh và thành phố. Hiện nay, việc sử dụng công nghệ thông tin, internet được áp dụng trong tất cả các cơ quan của Thành phố và cơ bản phổ biến tại các trường học, công ty và trong sinh hoạt hàng ngày của cư dân. Tổng số thuê bao điện thoại di động và cố định trên địa bàn toàn thành phố Bà Rịa năm 2012 là: 46.335 thuê bao (Trong đó, tổng số thuê bao khu vực nội thành là 40.046 thuê bao). Bình quân số thuê bao điện thoại trên dân số toàn thành phố đạt 30,11 máy/100 dân, bình quân số thuê bao điện thoại trên dân số khu vực nội thành đạt 33,18 máy/100 dân.

Ngoài ra, với mạng lưới truyền thanh truyền hình và đài phát thanh khá phát triển, hệ thống đài phát thanh, truyền hình đã tiếp, phát sóng truyền hình Trung ương và tỉnh giúp cho người dân thành phố nắm bắt kịp thời các thông tin mới, các chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như các chính sách của địa phương.

f. Quản lý chất thải và vệ sinh môi trường đô thị

Công tác giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố Bà Rịa thời gian qua đã được UBND thành phố đặc biệt quan tâm chỉ đạo. Hiện nay thành phố Bà Rịa có 01 Công ty Công trình Đô thị với nhiệm vụ thực hiện công tác vệ sinh môi trường, quét, thu gom, vận chuyển rác trên 8 phường và khu vực trung tâm của 2 xã Hoà Long và Long Phước; Duy trì hệ thống cống thoát nước, vệ sinh các sông, Duy trì hệ thống cây xanh đô thị, công viên, quảng trường, duy trì hệ thống điện chiếu sáng đô thị. Quản lý các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị theo phân cấp, thực hiện công việc chỉnh trang đô thị trong các dịp lễ, tết trong năm và thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khác do UBND tỉnh, UBND Thành phố giao. Với các loại phương tiện vận chuyển cơ giới như: xe tải nhỏ ben, xe tải thùng, xe ép rác, xe hút bùn tự hoại, xe rửa đường, xe quét đường, xe tang lễ, v.v…, giải quyết thu gom rác thải tương đối tốt. Do đó, đường phố trên địa bàn thành phố khá sạch sẽ, không có hiện tượng rác đổ đống nhiều ngày, công tác cải tạo chỉnh trang đô thị như: Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh, cây xanh đường phố, v.v... luôn được quan tâm đầu tư đúng mức. Theo số liệu tính toán, tổng lượng CTR phát sinh trên địa bàn Thành phố là 28.779 tấn/năm, tổng lượng CTR trên địa bàn Thành phố được thu gom, xử lý là 26.552 tấn/năm, bình quân tổng lượng CTR được thu gom, xử lý trong ngày là 72,75 tấn/ngày. 100% tổng lượng rác thải sinh hoạt được thu gom đều được vận chuyển, xử lý tập trung tại khu xử lý chất thải rắn với quy mô 15ha tại khu vực Cổng Trắng (mỏ vật liệu) để xử lý. Hình thức xử lý là phân loại và chôn lấp.

Đối với chất thải rắn công nghiệp thì được thu gom vận chuyển về khu xử lý chất thải công nghiệp của tỉnh tại xã Tóc Tiên – Huyện Tân Thành.

Giai đoạn đến năm 2020, UBND Thành phố sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất giải pháp với các cơ quan thẩm quyền cấp trên, đồng thời tiếp tục huy động các nguồn vốn để đầu tư xây dựng 01 nhà máy xử lý CTR sử dụng các trang thiết bị và công nghệ hiện đại, nhằm xử lý tốt lượng CTR được thu gom, đảm bảo vệ sinh môi trường cho đô thị.

5. Kiến trúc cảnh quan của thành phố Bà Rịa

Kiến trúc các khu đô thị tại thành phố Bà Rịa còn ở hình thái đơn giản, chủ yếu là các khu nhà thấp tầng, như các đô thị khác của Việt Nam. Riêng khu trung tâm, do có các công trình hành chính tỉnh mới xây dựng nên hình thái kiến trúc khu vực này đã mang dáng dấp của đô thị mới, hiện đại và phong phú hình khối.

5.1. Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị

Trong quá trình phát triển thành phố Bà Rịa, để nâng cao công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực quản lý đô thị như: Quản lý quy hoạch kiến trúc; đất đai; xây dựng đô thị; sử dụng, khai thác các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, trật tự an toàn đô thị, môi trường, cây xanh, điện chiếu sáng công cộng và các hoạt động văn hóa xã hội theo tình hình phát triển thực tế, thành phố Bà Rịa đã ban hành Quy chế quản lý đô thị thành phố Bà Rịa tại Quyết định số 12/2007/QĐ-UBND ngày 19/12/2007. Sau đó, đến năm 2010 thành phố đã nghiên cứu và tiếp tục ban hành quy chế quản lý kiến trúc đô thị.

Kể từ khi ban hành Quy chế quản lý đô thị đến nay, cảnh quan đô thị của thành phố Bà Rịa đã thay đổi theo hướng tích cực và diện mạo của thành phố ngày một khang trang hơn trước. Cụ thể là, 100% tuyến phố đều được gắn biển tên đường và nhà ở dọc theo mỗi tuyến đường đều được gắn biển số nhà. Các tuyến đường trục chính đô thị và trục chính khu vực đều được thảm nhựa nâng cấp mặt đường, xây dựng bó vỉa và lát gạch block vỉa hè, v.v... Công tác duy tu, bảo dưỡng đường thường xuyên được quan tâm và đảm bảo tốt việc lưu thông của các phương tiện cơ giới.

Sau một thời gian thực hiện công tác quản lý, chỉnh trang đô thị, ủy ban nhân dân thành phố Bà Rịa đã ban hành quyết định công nhận 9 tuyến phố trên tổng số 17 tuyến phố chính khu vực nội thành đạt tiêu chí tuyến phố văn minh đô thị. Tại các tuyến phố, cây xanh, thảm cỏ ở các dải phân cách được chăm sóc, cắt tỉa thường xuyên, mỗi năm đều được trồng bổ sung và cải tạo theo đúng yêu cầu kỹ, mỹ thuật. Công tác vệ sinh môi trường của thành phố được triển khai thực hiện theo hướng xanh - sạch - đẹp, mỗi ngày thành phố đều tổ chức các phương tiện như: xe phun nước rửa đường, tưới cây, xe thu gom rác thải, v.v... nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường. Ngoài ra, công tác quản lý trật tự lòng, lề đường được duy trì bảo đảm đường thông hè thoáng. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền xây dựng nếp sống văn minh đô thị, treo cờ trong các ngày lễ, các sự kiện được phổ biến thực hiện đến từng hộ gia đình.

Sau 05 năm kể từ khi được công nhận là đô thị loại III (tại Quyết định số 547/QĐ-BXD, ngày 16/4/2007 của Bộ Xây dựng), ngày 22/8/2012 thành phố Bà Rịa chính thức được thành lập tại Nghị quyết số 43/NQ-CP. Đến nay, kinh tế xã hội của thành phố Bà Rịa có những bước phát triển nhanh, mạnh trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Tốc độ đô thị hóa tăng nhanh trong những năm qua là cơ sở và tiền đề để thành phố tiếp tục đầu tư phát triển các khu đô thị mới, khu ở mới theo các định hướng quy hoạch để đáp ứng tốt các nhu cầu về nhà ở của người dân đô thị.

Với mục tiêu phấn đấu xây dựng Thành phố theo 6 tiêu chuẩn và 49 chỉ tiêu phân loại đô thị được quy định tại Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/05/2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị và Thông tư số 34/2009/TT-BXD ngày 30/09/2009 của Bộ Xây dựng về việc quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 42/2009/NĐ-CP, những năm gần đây trên địa bàn thành phố Bà Rịa đã có nhiều dự án khu dân cư, khu nhà ở đô thị đăng ký. Hiện thành phố Bà Rịa có 01 khu đô thị đang xây dựng (Khu đô thị Nam QL51 có quy mô 50,01 ha, do hai công ty Liên doanh Cty Đông Nam &  Cty xây dựng và phát triển đô thị Bà Rịa - Vũng Tàu quản lý, hiện đang triển khai thực hiện xây dựng hạ tầng với diện tích 11,01ha).

5.3. Khu cải tạo, chỉnh trang đô thị

Bên cạnh những khu đô thị mới và các khu chức năng, dịch vụ và du lịch sinh thái dự kiến sẽ đầu tư xây dựng, được sự quan tâm của các ban, ngành của Trung ương và của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, những năm qua UBND thành phố Bà Rịa đã đầu tư ngân sách cho việc cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật của đô thị hiện hữu như: Ngầm hoá hệ thống lưới điện trung thế, cáp viễn thông tại một số tuyến đường nội thị của thành phố; Thảm nhựa các tuyến đường; Lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng, lắp đặt hệ thống đèn và biển báo giao thông, v.v... góp phần phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng sống của người dân trên địa bàn.

Thành phố Bà Rịa có mạng lưới giao thông bố trí hợp lý. Một số tuyến đường trục chính khu vực nội thành đã được đầu tư xây dựng đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật như: Hệ thống điện chiếu sáng, vỉa hè, cây xanh được trồng có chọn lọc, có điểm nhấn, v.v... hình thành những tuyến phố đẹp, văn minh trong đô thị, góp phần quan trọng vào cảnh quan chung của khu vực nội thành.

Trong những năm qua, được sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp, ngành của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, UBND thành phố Bà Rịa đã tập trung chỉ đạo xây dựng theo hướng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị, ngầm hoá hệ thống lưới điện trung thế, cáp viễn thông tại một số tuyến đường nội thị của thành phố, các tuyến đường nội thành đều được thảm nhựa, nâng cấp mặt đường, xây dựng bó vỉa, lát gạch vỉa hè, xây dựng cải tạo hệ thống điện trang trí và điện chiếu sáng, trồng cây xanh thảm cỏ, cải tạo hệ thống cấp thoát nước, v.v… Công tác quản lý trật tự lòng lề đường được duy trì bảo đảm đường thông hè thoáng. Bên cạnh đó, để tiếp tục giữ vững danh hiệu "Thành phố văn hóa", thành phố luôn quan tâm chỉ đạo các cấp chính quyền phường, xã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh đô thị, treo cờ trong các dịp lễ và các sự kiện quan trọng, v.v…; công tác vệ sinh môi trường đường phố được bảo đảm.

Tổng số tuyến đường trục chính khu vực nội thành được công nhận là tuyến phố văn minh là 9 tuyến phố trên tổng số 17 tuyến phố. Như vậy, tính đến năm 2013 số tuyến phố được công nhận là tuyến phố văn minh so với tổng số tuyến phố chính khu vực nội thành thành phố đạt tỷ lệ 52,94%.

5.5. Không gian công cộng đô thị

Trên địa bàn thành phố Bà Rịa có 28 khu không gian công cộng, là nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động văn hóa giao lưu chung, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Thành phố. Các khu không gian công cộng bao gồm: Công viên Lê Thành Duy, Công viên Bờ Đông Sông Dinh, Hoa viên trước TTHC tỉnh, Không gian sân trước TTTM thành phố Bà Rịa, Không gian sân trước TTVH Tỉnh, Không gian Sân vận động tỉnh, Không gian Sân trước trung tâm văn hoá Thành phố, Hoa Viên Long Hương, Công Viên 27/4 (công viên hở), Rừng thiên nhiên 27/4, Công viên Long Kiên, Hoa viên Thành Thái, v.v... (Xem chi tiết Biểu 38).

Ngoài ra, dọc theo các trục đường trên địa bàn thành phố có rất nhiều cây xanh bóng mát, đồng thời với hệ thống các sông, hồ trên địa bàn thành phố như: sông Dinh, sông Ba Cội, Mũi Giụi, v.v... sẽ là nơi lý tưởng để người dân đô thị có không gian thư giãn để có thể thư thái hít thở không khí trong lành, đi dạo, tập thể dục và chạy bộ vào mỗi buổi sáng sớm. Trong thời gian tới, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Bà Rịa sẽ tiếp tục quan tâm chỉ đạo thực hiện đầu tư xây dựng phát triển thêm các khu không gian công cộng, các khu vui chơi giải trí theo quy hoạch, đồng thời khuyến khích các tầng lớp nhân dân tích cực trồng thêm cây xanh đường phố và cây xanh tại khu ở, v.v... góp phần tạo cảnh quan môi trường, tăng cường các không gian xanh, không gian công cộng trong đô thị.

5.6. Công trình di sản, văn hóa lịch sử và kiến trúc tiêu biểu

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói chung và thành phố Bà Rịa nói riêng là địa bàn có nhiều di tích lịch sử lâu đời trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Trên địa bàn thành phố Bà Rịa hiện có tổng cộng 04 di tích đã được xếp hạng, trong đó có 3 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, 01 di tích xếp hạng cấp tỉnh.

Tại khu vực nội thành của Thành phố có 02 công trình được công nhận là công trình văn hóa cấp Quốc Gia (công trình Nhà Tròn tại phường Phước Hiệp, Căn cứ chùa Diệu Linh hang Dơi thuộc khu cách mạng Núi Dinh tại phường Kim Dinh) và 01 công trình được công nhận là công trình văn hóa cấp tỉnh (Đình thần Long Hương). Ngoài ra tại khu vực ngoại thành còn có 01 công trình được công nhận là công trình văn hóa cấp Quốc Gia, đó là Địa đạo Long Phước thuộc Xã Long Phước.

Các công trình lịch sử, văn hóa hiện có trên địa bàn thành phố Bà Rịa, gắn với di tích lịch sử, mang những nét văn hóa đặc sắc, góp phần thúc đẩy phát triển các loại hình du lịch trên địa bàn thành phố như: tham quan, tìm hiểu lịch sử cách mạng của dân tộc hoặc du lịch tâm linh, v.v... đồng thời đây cũng chính là nguồn cổ vũ tinh thần to lớn đối với của nhân dân thành phố Bà Rịa nói riêng và nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói chung trong công cuộc xây dựng và phát triển thành phố theo hướng hiện đại, bền vững nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc.

Hàng năm, các công trình nêu trên luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các ban ngành của Tỉnh, của Thành phố, cũng như sự đóng góp tích cực của nhân dân thập phương và nhân dân trên địa bàn thành phố nhằm mục tiêu tu bổ và trùng tu tôn tạo để lưu giữ nét văn hóa đặc sắc đến các thế hệ mai sau. Do vậy, đến nay các công trình này đều ở trong tình trạng hoạt động tốt, đảm bảo tính bền vững, ổn định về kết cấu cũng như đảm bảo về mỹ quan của công trình. Tỷ lệ các di sản văn hoá lịch sử và kiến trúc tiêu biểu được trùng tu, tôn tạo đánh giá đạt 100%.

Ban Biên Tập Cổng thông tin điện tử Thành phố Bà Rịa.

Biển Đà Nẵng kéo dài gần 60km với nhiều bãi tắm liên hoàn đẹp tuyệt vời kéo dài từ chân đèo Hải Vân đến Non Nước được du khách thập phương biết đến là một trong những điểm nghỉ ngơi, thư giãn, tắm biển lý tưởng nhất khu vực Châu Á. Tạp chi Forbes – Mỹ đã bình chọn biển Đà Nẵng là 01 trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh cùng với bãi biển Bahia – Brazil, Bondi – Úc, Castelo – Bồ Đào Nha, Las Minitas – Dominia, Wailea thuộc bang Hawai của Mỹ.

Biển Đà Nẵng có độ sóng nhỏ, nước êm, nước trong xanh bốn mùa, không bị ô nhiễm, độ an toàn cao, các bãi tắm ở bán đảo Sơn Trà còn có nhiều san hô, nguồn động thực vật ven bờ và dưới biển phong phú. Các bãi tắm có độ dốc lớn, nước trong xanh thích hợp cho những du khách muốn thưởng thức các loại hình dịch vụ giải trí nghỉ dưỡng, câu cá, lướt ván, lặn ngắm san hô, du thuyền,.. Bên cạnh đó, từ trung tâm thành phố đến các bãi biển đều rất gần, chỉ thoáng chốc du khách đã có thể đắm mình trên bãi biển.

Đặc biệt, du khách đến Đà Nẵng tắm biển có thể hoàn toàn yên tâm vì thành phố là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước về công tác cứu hộ bãi biển. Đội cứu hộ, cứu nạn với quân số đông, có mặt ở khắp các bãi biển nhằm đảm bảo an toàn cho người dân và du khách tắm biển tại các bãi biển của thành phố Đà Nẵng. Đôi cứu hộ, cứu nạn làm việc chuyên nghiệp từ 4h30 sáng đến 19h00 hàng ngày nhằm đảm bảo sự an toàn cao nhất cho du khách khi tắm và nghỉ ngơi trên biển.

Một số bãi tắm tiêu biểu của Đà Nẵng như:

Hiện nay, chính quyền thành phố Đà Nẵng đã mở một số lối xuống biển tại quận Ngũ Hành Sơn để hình thành các bãi tắm mới phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người dân và du khách.

TRUNG TÂM XÚC TIẾN DU LỊCH ĐÀ NẴNG

Thời gianChọn thời gianTháng GiêngTháng HaiTháng BaTháng TưTháng NămTháng SáuTháng BảyTháng TámTháng ChínTháng MườiTháng Mười MộtTháng Mười Hai

Loại hìnhChọn loại hìnhDu lịch nghỉ dưỡngDu lịch sinh tháiDu lịch văn hóa, lịch sửDu lịch tham quan, khám pháDu lịch MICEDu lịch TeambuildingDu lịch thể thao

Đà Nẵng một địa danh thật kỳ diệu. Muốn biển có biển! Đã nhất là nơi tập trung rất nhiều bãi biển được mệnh danh là quyến rũ nhất hành tinh.

Chiều ngày 22/4, Công an thị xã Bến Cát tổ chức Đại hội thành lập Hội Cựu Công an nhân dân thị xã Bến Cát lần thứ I. Tham dự Đại hội có Đại tá Lê Văn Đang – Phó Chủ tịch Hội Cựu Công an nhân dân tỉnh Bình Dương, đồng chí Huỳnh Văn Nghe – Phó Bí thư Thường trực Thị ủy, đồng chí Trần Thị Thảo – Phó Chủ tịch UBND thị xã.

Hội Cựu Công an nhân dân thị xã Bến Cát có 97 hội viên. Đại tá Nguyễn Văn Dũng được chỉ định giữ chức vụ Chủ tịch Hội.

Hội Cựu Công an nhân dân thị xã Bến Cát  là tổ chức xã hội. Hội tổ chức và hoạt động theo Điều lệ chung của Hội Cựu Công an nhân dân Việt Nam; tuân thủ quy định của pháp luật, chịu sự quản lý của Ủy ban nhân dân, Công an thị xã Bến Cát và các ngành có liên quan về lĩnh vực Hội hoạt động.

Tại Đại hội, đã thông qua chương trình hoạt động của Hội Cựu Công an nhân dân thị xã với các nội dung như: tham mưu thành lập Chi hội Cựu Công an các xã, phường; tuyên truyền và giáo dục chính trị, tư tưởng, tôn chỉ, mục tiêu của Hội đến hội viên; Phát triển hội viên và xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh; phát huy năng lực, sở trường, kinh nghiệm trong công tác giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở, tham gia các hoạt động an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo của địa phương,phong trào xây dựng nếp sống văn hóa ở địa bàn dân cư; tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của lực lượng Công an nhân dân, góp phần xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh, giữ vững và bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương.