Hậu Giang Và Cần Thơ

Hậu Giang Và Cần Thơ

Gần biển nhân tạo Cần Thơ có nhiều địa điểm vui chơi, ăn uống mà bạn có thể ghé thăm sau một buổi chiều tắm biển.

Gần biển nhân tạo Cần Thơ có nhiều địa điểm vui chơi, ăn uống mà bạn có thể ghé thăm sau một buổi chiều tắm biển.

Thưởng thức hải sản và đặc sản miền Tây sông nước

Dọc theo bãi biển nhân tạo là hàng dừa xanh rì, lúc nào cũng vẫy tay đón gió. Do đó, bạn có thể thưởng thức những trái dừa mát lạnh, ăn hải sản tươi ngon cùng với bạn bè và người thân.

Nướng hải sản trên bếp lửa tí tách bên bờ cát đầy gió. Trên đầu những ngôi sao lấp lánh giữa màn trời đêm. Sẽ đem đến cho bạn khoảnh khắc bình yên, tạm quên đi cuộc sống thành phố bận rộn.

Dọc theo bờ biển là mini beach - quán nước nhỏ nhỏ xinh xinh, với những chiếc lều nhỏ đầy màu sắc. Cùng nhau nhâm nhi những món nước tươi mát, trên nền nhạc du dương, và hóng gió mát. Thời gian như lắng đọng lại, bạn sẽ có cảm giác hòa mình vào thiên nhiên.

Thời gian thích hợp đến biển Cần Thơ?

Bãi biển hoạt động từ 6h00 - 23h00 mỗi ngày. Nếu bạn muốn ngắm bình minh và tắm biển lúc sáng sớm thì có thể đến đây từ khoảng 6h00 - 9h00. Nếu bạn muốn bắt trọn những khoảnh khắc thơ mộng trên bãi biển.

Ngắm nhìn mặt trời khuất bóng thì 16h30 - 23h00 là thời điểm thích hợp nhất. Đi dạo quanh trên bờ cát trắng lúc hoàng hôn đang dần buông đầy gió, xa xa là tiếng còi tàu mang đến cảm giác thật khó tả. Tuy nhiên, bạn đừng nên đi biển Cần Thơ vào buổi ban trưa nhé! Thời tiết khá nóng và biển đầy nắng sẽ khiến bạn cảm thấy không thoải mái.

Biển nhân tạo Cần Thơ ở đâu?

Biển Cần Thơ nằm ngay trung tâm thành phố, thuộc khu Bãi Cát ngay ngã ba sông Hậu, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều. Đây là bãi tắm nước ngọt với quy mô lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long từ trước đến nay.

Thỏa thích vui chơi với những hoạt động dưới nước

Đến với bãi tắm Cần Thơ, bạn còn có cơ hội trải nghiệm nhiều trò chơi dưới nước khác. Bạn có thể vui chơi cùng gia đình, bạn bè hoặc chơi một mình điều được. Tại đây sẽ có hoạt động bơi thuyền, thuyền kayak chứ không phải là thuyền 3 độc mộc 3 lá nhé. Sải mái dầm trên sông Hậu mênh mông, băng băng sóng gió bên bờ là hàng cây bằng xanh mát. Thuyền kayak lặng lẽ rẻ sóng trôi.

Bạn muốn trải nghiệm cảm giác mạnh? Hãy thử ngay trò moto nước lượn quanh sông Hậu. Moto nước sẽ đưa bạn lướt trên đầu những ngọn sóng vỗ. Nếu muốn hòa mình vào ngọn gió trên sông thì đừng bỏ qua trò cano kéo dù. Với trò này bạn sẽ quan sát được bãi biển từ trên cao, và phóng tầm mắt về phía cầu Cần Thơ gần đó.

Ngoài ra còn có trò phao chuối, thích hợp cho các bạn nhỏ vui chơi cùng nhau. Đặc biệt, bạn cũng có thể thuê tàu cao tốc chạy dọc theo bãi biển. Đây cũng là một hoạt động được nhiều du khách lựa chọn.

Giá vé vào biển nhân tạo Cần Thơ

Giá vé tắm tại bãi biển Cần Thơ chỉ mất 20,000 đồng/vé, bao gồm cả:

Các hoạt động vui chơi ở biển Cần Thơ

Bên cạnh việc đi dạo trên bờ biển, ngắm nhìn bình minh và hoàng hôn, thì vẫn còn nhiều hoạt động thú vị khác đang chờ bạn. Hãy cùng điểm danh qua vài hoạt động khác chúng ta có thể tham gia tại bãi cát Cần Thơ nhé!

Đầu tiên không thể bỏ qua hoạt động tắm biển nhân tạo nhé! Bạn có thể trầm mình trên dòng sông Hậu đỏ nặng phù sa hiền hòa.

Tắm nắng trên những chiếc ghế trải dài khắp bãi tắm. Lắng nghe tiếng sóng vỗ rì rào. Tiếng mọi người nô đùa. Cùng với làn gió mát từ giữa sông thổi vào mang theo hơi nước mát mẻ. Phía xa ngoài sông là hình ảnh tàu thuyền qua lại, xa hơn nữa là hàng cây xanh rậm rạp bên kia bờ sông.

B. THÔNG TIN TUYỂN SINH NĂM 2024

4.2. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện ĐKXT

a. Tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển

b. Xét tuyển điểm Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

c. Xét tuyển điểm học bạ THPT (Các ngành ngoài sư phạm)

d. Xét vào ngành Sư phạm bằng điểm học bạ THPT

e. Tuyển chọn vào chương trình tiên tiến và chất lượng cao

g. Xét tuyển thẳng vào học Bồi dưỡng kiến thức

- Điều kiện ĐKXT: Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2024 và thuộc một trong những đối tượng nói trên được tuyển thẳng vào học bổ sung kiến thức một năm trước khi vào đại học chính quy.

Chương trình đào tạo đại trà, học tại Khu Hòa An (năm thứ 1 vả thứ 4 học tại Cần Thơ, năm thứ 2 và thứ 3 tại khu Hòa An)

Điểm chuẩn Phân hiệu Đại học Cần Thơ tại Hậu Giang như sau:

Khi có yêu cầu thay đổi, cập nhật nội dung trong bài viết này, Nhà trường vui lòng gửi mail tới: [email protected]

Khi mới thành lập vào năm 1975, tỉnh Hậu Giang gồm thành phố Cần Thơ, một thị xã cùng 12 huyện. Và thị xã đó là tỉnh nào ngày nay?

Gợi ý: Tên tỉnh này có 8 chữ cái và nổi tiếng với lễ hội Ooc Om Boc - Đua Ghe Ngo (Cúng trăng).

Khi mới thành lập vào năm 1975, tỉnh Hậu Giang gồm thành phố Cần Thơ, thị xã Sóc Trăng cùng 12 huyện. Đến cuối năm 1991, Quốc hội ban hành Nghị quyết chia tỉnh Hậu Giang thành hai tỉnh là Cần Thơ và Sóc Trăng. Địa bàn Hậu Giang ngày nay thuộc tỉnh Cần Thơ.

Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: An Minh

Cuối năm 2003, Quốc hội thông qua nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh. Theo đó, tỉnh Cần Thơ chia thành tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương. Lúc này, tỉnh Hậu Giang gồm có thị xã Vị Thanh và 5 huyện.

VNF hiện là công ty lớn nhất Việt Nam chuyên thu gom, xử lý phụ phẩm từ các nhà máy tôm để tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng trong ngành dược phẩm, thức ăn chăn nuôi và thực phẩm. VNF có hệ thống nhà máy chính ở Cà Mau, Hậu Giang và văn phòng và trung tâm nghiên cứu ở TP.HCM. -       Ngành nghề kinh doanh: Chế biến, xử lý phụ phẩm thủy hải sản. -       Các sản phẩm do VNF sản xuất, gồm:    +        Nhóm nguyên liệu, phụ gia cho thức ăn chăn nuôi: Dịch Thủy Phân Tôm (SSE), Dịch Thủy Phân Mực (SSH). +        Chế phẩm sinh học: Chitin/Chitosan. +        Nhóm nguyên liệu thực phẩm dành cho người (sản xuất tại Nhà máy VNF Hậu Giang): Bột tôm, Dịch đạm tôm, Chiết xuất tôm, Muối tôm, Hạt nêm tôm, Nước mắm tôm, v.v…

- Công ty Cổ phần Việt Nam Food Hậu Giang (gọi tắt là “VNF Hậu Giang”) thuộc Khu công nghiệp Sông Hậu, Xã Đông Phú, Huyện Châu Thành, Tỉnh Hậu Giang. - VNF Hậu Giang là Nhà máy chuyên chế biến các sản phẩm Food từ nguyên liệu chính là “Đầu tôm tươi”. - Các sản phẩm của Công ty gồm: Bột tôm; Dịch đạm tôm; Muối tôm; Dầu gạch tôm; Hạt nêm gạch tôm..v.v. Trong đó, Bột tôm và Dịch đạm tôm là sản phẩm chủ lực của Nhà máy. Thông tin chi tiết tại website:http://www.vnfoods.vn - VNF Hậu Giang đặc biệt quan tâm về chất lượng sản phẩm song song với việc đảm bảo phúc lợi theo quy định pháp luật và chăm lo đời sống tinh thần cho người lao động. Bên cạnh đó, Nhà máy rất chú trọng huấn luyện, đào tạo kiến thức định kỳ cho đội ngũ lao động về quy định ATTP, ATVSLĐ, 5S, nghiệp vụ PCCC và tổ chức các buổi training kỹ năng tin học văn phòng, KAIZEN...

Về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Lập Thạch để thành lập huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc

__________________________________

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc,

Điều 1. Điều chỉnh địa giới hành chính huyện Lập Thạch để thành lập huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc như sau:

Thành lập huyện Sông Lô thuộc tỉnh Vĩnh Phúc trên cơ sở điều chỉnh 15.031,77 ha diện tích tự nhiên và 93.984 nhân khẩu của huyện Lập Thạch (bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các xã: Bạch Lưu, Hải Lựu, Đôn Nhân, Quang Yên, Lãng Công, Nhân Đạo, Phương Khoan, Đồng Quế, Nhạo Sơn, Như Thuỵ, Yên Thạch, Tân Lập, Tứ Yên, Đồng Thịnh, Đức Bác, Cao Phong và thị trấn Tam Sơn).

Huyện Sông Lô có 15.031,77 ha diện tích tự nhiên và 93.984 nhân khẩu, có 17 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Bạch Lưu, Hải Lựu, Đôn Nhân, Quang Yên, Lãng Công, Nhân Đạo, Phương Khoan, Đồng Quế, Nhạo Sơn, Như Thuỵ, Yên Thạch, Tân Lập, Tứ Yên, Đồng Thịnh, Đức Bác, Cao Phong và thị trấn Tam Sơn.

Địa giới hành chính huyện Sông Lô: Đông giáp huyện Lập Thạch; Tây giáp huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ; Nam giáp thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; Bắc giáp huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính:

Huyện Lập Thạch còn lại 17.310,22 ha diện tích tự nhiên và 123.664 nhân khẩu, có 20 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm: thị trấn Lập Thạch, thị trấn Hoa Sơn, các xã: Sơn Đông, Triệu Đề, Đình Chu, Xuân Lôi, Văn Quán, Tiên Lữ, Đồng Ích, Bàn Giản, Tử Du, Liên Hòa, Ngọc Mỹ, Xuân Hòa, Vân Trục, Liễn Sơn, Thái Hòa, Bắc Bình, Hợp Lý, Quang Sơn.

Địa giới hành chính huyện Lập Thạch: Đông giáp huyện Tam Dương và Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc; Tây giáp huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; Nam giáp huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc; Bắc giáp huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Tỉnh Vĩnh Phúc có 123.176,43 ha diện tích tự nhiên và 1.059.063 nhân khẩu, có 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc là: thành phố Vĩnh Yên; thị xã Phúc Yên; các huyện: Tam Dương, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên, Lập Thạch và Sông Lô.

Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức

của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hậu Giang

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 105/2012/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức;

Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Thông tư số 11/2021/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Giám đốc Sở Nội vụ.

Điều 1. Vị trí và chức năng của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về: Lao động, tiền lương và việc làm trong khu vực doanh nghiệp; giáo dục nghề nghiệp (trừ sư phạm); bảo hiểm xã hội; an toàn, vệ sinh lao động; người có công; bảo trợ xã hội; trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội (sau đây gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội) và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời, chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

a) Dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các văn bản khác theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Dự thảo kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh trong phạm vi quản lý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

c) Dự thảo quyết định việc phân cấp, ủy quyền nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện);

d) Dự thảo quyết định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

đ) Dự thảo quyết định thực hiện xã hội hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo phân cấp của cơ quan nhà nước cấp trên.

2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh:

a) Dự thảo các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo phân công;

b) Dự thảo quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án, chương trình sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao.

a) Tổ chức thực hiện các chiến lược, chương trình, kế hoạch dài hạn và hằng năm, dự án, đề án về việc làm, hỗ trợ tạo việc làm, phát triển thị trường lao động, dịch vụ việc làm, bảo hiểm thất nghiệp, tuyển dụng và quản lý lao động tại Việt Nam theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền; thu thập, lưu trữ, tổng hợp, phân tích, dự báo, phổ biến và quản lý thông tin thị trường lao động của địa phương;

b) Hướng dẫn và thực hiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm, chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp lụật;

c) Quản lý nhà nước đối với các tổ chức dịch vụ việc làm theo quy định của pháp luật; tổ chức cấp, gia hạn, cấp lại hoặc thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh;

d) Thực hiện chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài; xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động; cấp, cấp lại, gia hạn và thu hồi giấy phép lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định của pháp luật lao động;

đ) Quản lý tổ chức được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phân cấp, ủy quyền, giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu về tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài;

e) Thực hiện quản lý nhà nước về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

5. Về lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:

a) Cung cấp thông tin chính sách, pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động trực tiếp giao kết;

b) Xác nhận việc đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập đối với doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài có thời gian dưới 90 ngày; xác nhận việc đăng ký hợp đồng lao động đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động trực tiếp giao kết;

c) Cung cấp thông tin về thị trường lao động, nhu cầu tuyển dụng của người sử dụng lao động để người lao động sau khi kết thúc hợp đồng ở nước ngoài về nước lựa chọn việc làm phù hợp với kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ nghề nghiệp được tích lũy sau quá trình làm việc ở nước ngoài;

d) Hỗ trợ người lao động sau khi về nước tiếp cận dịch vụ tư vấn tâm lý xã hội tự nguyện nhằm hòa nhập xã hội.

6. Về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (trừ sư phạm):

a) Triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp ở địa phương sau khi được phê duyệt; sắp xếp, tổ chức hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý;

b) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp;

c) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp và nhà giáo; tổ chức hội giảng nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, hội thi thiết bị đào tạo tự làm cấp tỉnh, các hội thi có liên quan đến người học các chương trình giáo dục nghề nghiệp;

d) Tổ chức thực hiện việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể, đổi tên trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp; việc thành lập, công nhận trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận; việc thành lập, đình chỉ hoạt động phân hiệu của trường trung cấp; việc công nhận, không công nhận hiệu trưởng trường trung cấp tư thục, việc công nhận, miễn nhiệm giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục. Thực hiện việc công nhận Hội đồng quản trị trường trung cấp tư thục; việc cấp, đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài đối với trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp;

đ) Rà soát, xây dựng, quản lý danh mục ngành, nghề đào tạo trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo khác; tổ chức thực hiện quy định về đào tạo trình độ trung cấp, sơ cấp, đào tạo thường xuyên, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đào tạo nghề trong doanh nghiệp; thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động nông thôn, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, lao động nữ và các đối tượng chính sách khác.

7. Về lĩnh vực lao động, tiền lương:

a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể, giải quyết tranh chấp lao động và đình công, chế độ đối với người lao động trong sắp xếp, tổ chức lại, bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; giải thể, phá sản doanh nghiệp; trong sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước;

b) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ tiền lương trong khu vực sản xuất kinh doanh;

c) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật đối với lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới, người lao động cao tuổi, lao động là người khuyết tật, lao động chưa thành niên, lao động là người giúp việc gia đình và một số lao động khác;

d) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về cho thuê lại lao động tại địa phương;

đ) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật lao động về việc đăng ký và quản lý nhà nước đối với tổ chức và hoạt động của các tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

8. Về lĩnh vực bảo hiểm xã hội:

a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội trong phạm vi địa phương theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh kiến nghị trong đó đề xuất phương án xử lý (nếu có) với các bộ, ngành có liên quan giải quyết những vấn đề về bảo hiểm xã hội thuộc thẩm quyền;

c) Tiếp nhận hồ sơ và thực hiện xác định số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội tạm thời nghỉ việc đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý xin tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất;

d) Chủ trì, phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội và các cơ quan có liên quan triển khai tổ chức thực hiện tuyên truyền bảo hiểm xã hội trên địa bàn phù hợp với đặc điểm của từng nhóm đối tượng tại địa phương trên cơ sở Kế hoạch tuyên truyền bảo hiểm xã hội theo từng giai đoạn do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt.

9. Về lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động:

a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong phạm vi địa phương; Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động;

b) Hướng dẫn và triển khai công tác quản lý, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa đặc thù về an toàn lao động; tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa đặc thù về an toàn lao động tại địa phương;

c) Hướng dẫn về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; tiếp nhận tài liệu và xác nhận việc khai báo, sử dụng các loại máy, thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;

d) Chủ trì, phối hợp tổ chức điều tra tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động làm bị thương nặng từ 02 người lao động trở lên; điều tra lại các vụ tai nạn lao động và phối hợp với ngành y tế điều tra bệnh nghề nghiệp theo đề nghị của cơ quan bảo hiểm xã hội;

đ) Hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trên địa bàn; tổ chức thu thập, lưu trữ thông tin về tình hình tai nạn lao động; công bố, đánh giá về tình hình tai nạn lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng xảy ra tại địa phương;

e) Tiếp nhận tài liệu thông báo việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động trên địa bàn quản lý.

a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng;

b) Triển khai thực hiện quy hoạch hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng, các công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ; quản lý công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ theo phân cấp trên địa bàn;

c) Chủ trì, phối hợp tổ chức công tác tiếp nhận và an táng hài cốt liệt sĩ theo phân công hoặc phân cấp; thông tin, báo tin về mộ liệt sĩ; thăm viếng mộ liệt sĩ, di chuyển hài cốt liệt sĩ;

d) Quản lý đối tượng, hồ sơ đối tượng và kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của họ;

đ) Hướng dẫn và tổ chức các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”; quản lý và sử dụng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” cấp tỉnh.

11. Về lĩnh vực bảo trợ xã hội:

a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ, chính sách trợ giúp xã hội, giảm nghèo; chế độ, chính sách và pháp luật đối với người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, người có thu nhập thấp và các đối tượng bảo trợ xã hội khác;

b) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững theo thẩm quyền; các chương trình, đề án, dự án về công tác xã hội, người cao tuổi, người khuyết tật, trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội, giảm nghèo, y tế lao động xã hội và các chương trình, đề án trong lĩnh vực bảo trợ xã hội;

c) Tổ chức xây dựng mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội, tổ chức cung cấp các dịch vụ công tác xã hội; hướng dẫn tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội vào các cơ sở trợ giúp xã hội và từ cơ sở trợ giúp xã hội về gia đình;

d) Tổng hợp, thống kê số liệu về đối tượng bảo trợ xã hội, người cao tuổi, người khuyết tật, người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí, người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng bảo trợ xã hội khác.

a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch, mô hình, dự án về: bảo vệ trẻ em; sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em; phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em; Tháng hành động vì trẻ em;

b) Điều phối thực hiện quyền trẻ em phù hợp với đặc điểm, điều kiện của địa phương; đề xuất việc bố trí, vận động nguồn lực bảo đảm thực hiện quyền của trẻ em và bảo vệ trẻ em tại địa phương; tổ chức, quản lý hoạt động của cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em theo thẩm quyền; hỗ trợ, can thiệp đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;

c) Theo dõi, đánh giá việc thực hiện các quyền trẻ em theo quy định của pháp luật; đề xuất việc lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em khi địa phương xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng báo cáo hằng năm hoặc đột xuất về việc thực hiện quyền trẻ em, giải quyết các vấn đề về trẻ em của địa phương.

13. Về lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội:

a) Thực hiện nhiệm vụ thường trực về phòng, ngừa tệ nạn mại dâm, hỗ trợ giảm tác hại, hòa nhập cộng đồng cho người bán dâm;

b) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về chính sách, giải pháp phòng, ngừa tệ nạn mại dâm, cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện; hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh;

c) Hướng dẫn tổ chức và hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh;

d) Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về cai nghiện ma túy; về phòng, ngừa tệ nạn mại dâm.

14. Về lĩnh vực bình đẳng giới:

a) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tại địa phương;

b) Hướng dẫn lồng ghép vấn đề bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới vào việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tham mưu tổ chức thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương;

c) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các chiến lược, chương trình, kế hoạch, mô hình, dự án về bình đẳng giới; Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

15. Quản lý theo quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và các tổ chức phi chính phủ thuộc phạm vi chuyên ngành, lĩnh vực.

16. Hướng dẫn thực hiện cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật; quản lý hoạt động của các đơn vị sự nghiệp trong và ngoài công lập thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực.

17. Thực hiện hợp tác quốc tế về ngành, lĩnh vực quản lý và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

18. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý đối với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và chức danh chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

19. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ; xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực được giao.

20. Triển khai thực hiện chương trình cải cách hành chính của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo mục tiêu, chương trình cải cách hành chính của Ủy ban nhân dân tỉnh.

21. Kiểm tra, thanh tra theo ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách đối với tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

22. Tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

23. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

24. Tổ chức lễ tang cho cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, sĩ quan trong các lực lượng vũ trang đang làm việc hoặc nghỉ hưu khi từ trần theo quy định tại Nghị định số 105/2012/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ về việc tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức và các quy định của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh có liên quan; tổ chức lễ tang cho đối tượng khác và công dân có nhu cầu tổ chức lễ tang tại Nhà tang lễ tỉnh Hậu Giang.

25. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của các phòng chuyên môn thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phù hợp theo đúng quy định.

26. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

27. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và theo phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

28. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Cơ cấu tổ chức và biên chế

1. Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, gồm: Giám đốc và không quá 03 (ba) Phó Giám đốc

a) Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là người đứng đầu Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, là Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh, lãnh đạo công tác của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh theo Quy chế làm việc và phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh; báo cáo trước Hội đồng nhân dân tỉnh, trả lời kiến nghị của cử tri, chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh;

b) Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là người giúp Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phụ trách, chỉ đạo một hoặc một số mặt công tác; chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

c) Việc bổ nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của Đảng, nhà nước về công tác cán bộ và theo đúng tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định.

d) Việc miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách đối với Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.

đ) Căn cứ quy định về phân cấp quản lý tổ chức cán bộ của Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các đơn vị thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo tiêu chuẩn chức danh do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.

- Văn phòng (bao gồm công tác pháp chế);

- Phòng Lao động - Việc làm - Giáo dục nghề nghiệp;

- Phòng Bảo trợ xã hội - Trẻ em và Bình đẳng giới;

- Phòng Phòng, chống tệ nạn xã hội.

b) Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc

a) Biên chế công chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được giao trên cơ sở vị trí việc làm gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính của tỉnh được cấp có thẩm quyền giao.

b) Số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm viên chức và người lao động do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.

c) Việc tuyển dụng, bố trí công chức, viên chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức danh, tiêu chuẩn, cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp của viên chức theo quy định của pháp luật.

d) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và danh mục vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hàng năm Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng kế hoạch biên chế công chức, số lượng người làm việc, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 07 tháng 3 năm 2022 và thay thế Quyết định số 11/2019/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hậu Giang.

Điều 5. Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Thị trường lao động Việt Nam có thể xem được chính thức hình thành và phát triển từ năm 1986 đến nay, hơn 35 năm qua đã có một bước tiến dài. Tuy nhiên, rất cần những trợ lực, thay đổi tích cực để có thể thích ứng trong tình hình mới, vượt qua những “cú sốc”, điển hình như đại dịch Covid-19 vừa qua...

Dù đã có sự cải thiện nhưng kỹ năng, tay nghề lao động nước ta vẫn còn khoảng cách so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Ảnh minh họa

Khúc mắc trong đào tạo và tay nghề, kỹ năng của người lao động

Doanh nghiệp sử dụng lao động là mắt xích quan trọng và liên hoàn trong việc tạo nên thị trường lao động. Việt Nam có nhiều doanh nghiệp lớn với quy mô hàng chục, thậm chí sử dụng hàng trăm ngàn lao động, điều này đã định hình một thị trường lao động rõ nét cho nước nhà. Vậy các doanh nghiệp đánh giá và đang cần gì ở thị trường lao động hiện nay?

Ông Đặng Minh Trường, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Tập đoàn Sun Group, cho rằng: Rất cần nâng cao vai trò, nhận thức giáo dục nghề nghiệp và dẫn chứng Singapore năm 1960 trên 90% học sinh được định hướng học đại học, còn hiện giờ hơn 60% lại đi học nghề để đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Nước ta hiện nay tư tưởng phải có bằng đại học vẫn còn nặng, trong khi những ngành nghề kỹ thuật, phổ thông lại không quá cần đến trình độ này. Do đó, cần quan tâm phát triển hài hòa giữa giáo dục phổ thông và nghề nghiệp.

Cũng bàn về đào tạo lao động phù hợp nhu cầu, ông Phạm Văn Tài, Tổng Giám đốc Thaco Trường Hải, kiến nghị hạn chế tình trạng đào tạo ra không có việc làm, muốn vậy cần có dự báo xu hướng và thị trường lao động, trung tâm đào tạo nhân tài, đào tạo theo xu hướng chuyển đổi số, cần có cơ chế để hỗ trợ doanh nghiệp thu hút lao động nhân lực chất lượng cao từ nước ngoài.

Nói thêm về câu chuyện này, ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ, bày tỏ: Nhu cầu các doanh nghiệp với thị trường lao động là rất lớn, các trường dạy nghề nhiều nhưng không “khớp” nhu cầu này. Nên nghiên cứu chế độ tiền lương, chính sách đãi ngộ lao động có tay nghề cao, tư duy đột phá, không thể cào bằng, nếu không “chất xám” sẽ đổ ra nước ngoài hoặc vào doanh nghiệp FDI.

Dù đã có những sự cải thiện, tuy nhiên lao động nước nhà từ tay nghề đến kỹ năng vẫn chưa được đánh giá cao, bà Carolyn Turk, Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, nhấn mạnh: Thách thức với Việt Nam là lực lượng lao động kỹ năng chưa cao, đứng 116/141 quốc gia được khảo sát, trong khi Singapore đứng thứ 19. Có đến 73% doanh nghiệp khó khăn trong tuyển dụng các vị trí quản lý. Vấn đề hiện nay là cần thiết đào tạo kỹ năng số, kỹ năng xã hội, kỹ năng xanh, kỹ năng chất lượng cao cho người lao động. Rất cần có sự tương tác giữa nhà trường và doanh nghiệp, giúp người lao động thích nghi nhanh với thị trường lao động.

Còn bà Ingrid Christensen, Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam, cho rằng: Cần chú ý kỹ năng gì ngành kinh tế cần và đào tạo gì cho người lao động, cho thị trường lao động, không đào tạo tràn lan, đào tạo không nghiên cứu thị trường lao động, sẽ tạo ra một lượng lớn lao động không có việc làm, lâu dài dẫn đến tình trạng thất nghiệp nghiêm trọng, nhiều hệ lụy.

Phân vân về trình độ, kỹ năng lao động tại Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phân tích: Tỷ lệ lao động qua đào tạo nước ta khá khiêm tốn, lao động có tay nghề cao lại thiếu, năng suất lao động thấp, thấp hơn Trung Quốc 4 lần, Maylaysia 7 lần, tụt hậu so với Nhật Bản 60 năm… tốc độ già hóa dân số đang tiến nhanh, đến năm 2030 sẽ già hóa dân số nếu không tận dụng thời cơ dân số vàng sẽ mất đi cơ hội phát triển.

Tỷ lệ thất nghiệp chung luôn duy trì ở mức lý tưởng nhưng Việt Nam vẫn là thị trường dư thừa lao động

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung thông tin: Lực lượng lao động tăng từ 27,87 triệu người (năm 1986) lên 51,4 triệu người (quý II/2022); tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng 49% (năm 2014) lên 67% (6 tháng đầu năm 2022). Cầu lao động tăng về số lượng và cải thiện về chất lượng theo hướng hiện đại và bền vững. Trong giai đoạn 2011-2019, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho từ 1,5-1,6 triệu lượt người, tỷ lệ thất nghiệp chung luôn duy trì ở mức dưới 3%. Các năm 2020-2021, do tác động của đại dịch Covid-19, mỗi năm tạo việc làm cho khoảng 1,3 triệu lượt người, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 3,22% (tăng 0,54%), nhưng thị trường lao động đã tiếp tục phục hồi mạnh mẽ trong 8 tháng đầu năm 2022. Tỷ lệ lao động làm các công việc dễ bị tổn thương (tự làm, làm trong khu vực phi chính thức) giảm từ 65,5% (năm 2010) xuống còn 47,1% (quý II/2022), tương ứng với tỷ lệ lao động làm trong khu vực được bảo vệ (làm công ăn lương) tăng từ 34,5% (năm 2010) lên 52,93% (quý II/2022).

Chính phủ đã có những quyết sách để ổn định thị trường lao động: Từ năm 2021 đến nay, Trung ương và các địa phương đã dành tổng kinh phí hơn 82.000 tỉ đồng thực hiện các chính sách hỗ trợ gần 728.500 lượt người sử dụng lao động và trên 49,7 triệu lượt người lao động và các đối tượng khác.

Mặc dù đã có những thành tựu đáng kể nhưng theo đánh giá của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Trên bình diện cả nước, cung lao động còn nhiều bất cập, hạn chế, chưa đáp ứng cho cầu lao động của một thị trường lao động hiện đại, linh hoạt, bền vững và hội nhập. Cầu lao động của nền kinh tế cũng chưa đủ “hiện đại”, chưa có đủ việc làm bền vững để đáp ứng nhu cầu việc làm phù hợp với nguyện vọng của người lao động. Lao động dịch chuyển khỏi ngành nông nghiệp, đa số chuyển sang làm việc trong các ngành công nghiệp gia công, lắp ráp; đi lao động có hợp đồng ở ngoài nước, làm các công việc giản đơn, giá trị gia tăng thấp hay các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng thấp. Nhìn tổng thể, ở thời điểm hiện tại thị trường lao động Việt Nam vẫn là một thị trường dư thừa lao động, có trình độ, kỹ năng thấp và có sự phát triển không đồng đều. So với các nước trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam là nước có tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ thấp (26,2%), là một thách thức không nhỏ đối với bối cảnh hiện nay.

Để thị trường lao động phát triển theo hướng linh hoạt, hiện đại, đầy đủ, bền vững, hội nhập quốc tế

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá: Thị trường lao động đã có những bước phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, ngày càng hội nhập, từng bước tiệm cận với thị trường lao động khu vực và thế giới. Cung - cầu lao động được hình thành và kết nối trên các nguyên lý của thị trường.

Tuy nhiên, để phát triển thị trường lao động phải coi đây là hàng hóa đặc biệt, quyết định lớn đến sự phát triển của một đất nước, Thủ tướng lưu ý: Chú trọng nâng cao nhận thức về thị trường lao động. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật đồng bộ, thống nhất để thị trường lao động phát triển theo hướng linh hoạt, hiện đại, đầy đủ, bền vững, hội nhập quốc tế, nhằm giải phóng triệt để sức sản xuất, tập trung phát triển lao động có kỹ năng, thúc đẩy tạo việc làm bền vững, có thu nhập cao. Tiếp tục nội luật hóa và quy định cụ thể các tiêu chuẩn lao động phù hợp với điều kiện của Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế. Phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp dịch vụ việc làm, hệ thống giáo dục nghề nghiệp và lưới an sinh xã hội...

Tập trung xây dựng hệ thống quản trị thị trường lao động hiện đại, minh bạch. Đẩy mạnh đầu tư số hóa quản trị lao động việc làm kết nối với số hóa quản lý dân cư. Chú trọng đầu tư cả về cơ chế chính sách, nguồn lực để xây dựng hệ thống thông tin và dự báo thị trường lao động đa tầng từ địa phương tới toàn quốc, đa lĩnh vực theo ngành nghề, có các cấp trình độ khác nhau. Đẩy mạnh xây dựng chính sách việc làm chủ động, phù hợp với cơ chế thị trường, đa dạng hóa các nguồn tín dụng để thúc đẩy việc tạo việc làm mới, việc làm sáng tạo, chất lượng cao, việc làm bền vững, việc làm xanh, việc làm cho đối tượng yếu thế, vùng sâu, vùng xa.

Song song đó, cần quan tâm tới việc dịch chuyển lao động, việc làm theo địa lý, địa bàn, đảm bảo có cơ cấu phân bổ lao động việc làm hợp lý trên toàn quốc; có cơ chế khuyến khích hỗ trợ dịch chuyển lao động, hỗ trợ các địa bàn còn yếu kém; đẩy mạnh liên kết thị trường việc làm giữa các vùng trong nước, hình thành cơ chế kết nối cung cầu tự động giữa thị trường trong và ngoài nước. Đổi mới toàn diện hệ thống đào tạo, giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tận dụng thời cơ dân số vàng. Tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đẩy mạnh phân luồng và bảo đảm quyền lợi của học sinh vừa được học nghề.

Thủ tướng cũng chỉ đạo rà soát, đánh giá sắp xếp tổ chức, đầu tư nâng cao năng lực của hệ thống đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, nhất là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao...

Cuối tuần qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, phối hợp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập. Hội nghị được tổ chức sau hội nghị toàn quốc về thị trường vốn, bất động sản.

Ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, chủ trì và chỉ đạo hội nghị. Tham dự có ông Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ, cùng lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố, nhiều hội, hiệp hội, các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế…

Có 20 ý kiến phát biểu từ doanh nghiệp, hiệp hội, các tổ chức quốc tế, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương. Nhiều ý kiến đánh giá sâu sắc, gợi mở, mang tính xây dựng, phát triển thị trường lao động Việt Nam.

TRUNG TÂM DẠY NGHỀ ĐƯỜNG THỦY SÔNG HẬU

1.    Địa chỉ: Số 105C, Trần Quang Diệu, phường An Thới, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.

2.    Điện thoại: 02923822838; Email:[email protected]

3.    Trung tâm dạy nghề đường thủy Sông Hậu là cơ sở đào tạo loại 4.

4.    Được phép Đào tạo, bổ túc, bồi dưỡng để cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng tư, chứng chỉ nghiệp vụ.

Biển Cần Thơ - Điểm cực chill ven bờ sông Hậu

Cần Thơ có biển? Đúng vậy, bạn không hề nghe nhầm đâu. Tuy nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, nhưng Cần Thơ vẫn có biển. Biển nhân tạo Cần Thơ hay còn được gọi là biển Cần Thơ là điểm đến lý tưởng sau một ngày làm việc mệt mỏi hoặc thư giản vào cuối tuần. Ngồi trên bãi cát trắng. Đón những làn gió mát. Lắng nghe tiếng sóng vỗ rì rào cùng tiếng thuyền ngoài xa. Tất cả hòa quyện vào nhau đem đến cho bạn cảm giác mới mẻ khác lạ.

Ngày 1/1/2014, 400m bãi bờ sông Hậu đã được phủ lên mình một triệu mét khối cát với mục đích mang du lịch biển về Cần Thơ. Với khối lượng cát khổng lồ, bờ sông đầy bùn đất ngày nào giờ trở thành bãi cát trắng ngần. Nơi đây đã trở thành bãi tắm không bùn thu phục vụ nhu cầu người dân địa phương. Bên cạnh đó cũng thu hút nhiều du khách đến tham quan và vui chơi giải trí.

Nếu bạn muốn tìm một nơi du lịch mới mẻ, thì hãy đến ngay biển Cần Thơ. Đến với vùng biển có một không hai này, bạn sẽ được hít thở bầu không khí trong lành. Ngắm nhìn hoàng hôn dần buông xuống. Từ đây có thể ngắm cầu Cần Thơ, chiếc cầu dây văng có nhịp chính dài nhất Đông Nam Á. Thời điểm cầu Cần Thơ dần lên đèn, một dòng ánh sáng lấp lánh phản chiếu bên dưới mặt sông, mềm mại như một dải lụa.