Thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu là gì? Đối tượng chịu thuế? Các quy định của thuế xuất nhập khẩu mới nhất cần chú ý.
Thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu là gì? Đối tượng chịu thuế? Các quy định của thuế xuất nhập khẩu mới nhất cần chú ý.
Những trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng trong hoạt động xuất khẩu
Xử lý trường hợp thiếu chứng từ đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu
Trên đây là những thông tin cơ bản về Thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu và đối tượng chịu thuế. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Lawkey – đơn vị cung cấp dịch vụ báo cáo thuế chuyên nghiệp nhất.
Bạn đọc Võ Ngọc Anh ở phường Bàu Trâm, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai hỏi: Tòa soạn có thể cho biết trị giá tính thuế, thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định như thế nào?
Tại Điều 8 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định như sau:
1. Trị giá tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là trị giá hải quan theo quy định của Luật Hải quan.
2. Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan nhưng được thay đổi về đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan theo quy định của pháp luật thì thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới.
Thời điểm đăng ký tờ khai hải quan thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.
Dưới góc độ pháp lý, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có thể hình dung là quan hệ pháp luật phát sinh giữa người thu thuế là Nhà nước, và người nộp thuế là cá nhân, tổ chức có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. Vậy thuế xuất khẩu, nhập khẩu có vai trò gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Ta có thể hiểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu như sau. Đây là loại thuế gián thu đánh vào những mặt hàng được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam. Kể cả thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật. Có ranh giới địa lý xác định. Ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng. Bảo đảm Điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh. Quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
Đối tượng chịu thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu bao gồm các loại hàng hóa sau:
– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
– Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan và các khu phi thuế quan khác. Và ngược lại.
– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.
– Hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối. Đây là hàng hóa do doanh nghiệp chế xuất xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối theo quy định của pháp luật thương mại, pháp luật đầu tư.
Giống như bất kỳ loại thuế nào, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cũng thể hiện ba vai trò cơ bản:
+ Một là, tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước bởi đây là
+ Hai là, điều tiết hoạt động kinh tế.
+ Ba là, hướng dẫn tiêu dùng trong xã hội.
Thuế xuất khẩu, nhập khẩu có các vai trò trên là bởi thuế này là cơ sở để nhà nước kiểm soát được số lượng, chất lượng và tác động của hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu đối với thị trường Việt Nam.
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đánh vào các hàng hoá xuất, nhập khẩu và sau đó được cấu thành trong giá cả của hàng hoá xuất, nhập khẩu nên loại thuế này còn có một vai trò đặc thù đó là bảo hộ nền sản xuất trong nước và chống lại xu hướng cạnh tranh không cân sức giữa hàng hóa trong nước với hàng hoá ngoại nhập. Có thể hiểu rõ hơn về vai trò này trên 02 khía cạnh:
+ Một là, đối với hàng hoá nhập khẩu, do bị đánh thuế nhập khẩu nên về lý thuyết, giá cả của loại hàng hoá này trên thị trường nước nhập khẩu sẽ tăng lên, trong khi đó các hàng hóa được sản xuất trong nước do không phải chịu thuế nhập khẩu (hoặc chỉ phải chịu thuế nhập khẩu cho phần nguyên liệu hay máy móc nhập khẩu) nên giá thành sản phẩm của loại hàng hoá này có xu hướng rẻ hơn và do đó có sức cạnh tranh lớn hơn đối với hàng ngoại nhập.
Điều này cho thấy việc đánh thuế nhập khẩu thực chất là một biện pháp để bảo hộ nền sản xuất trong nước, khi Chính phủ nhận thấy những bất lợi nghiêng về phía các hàng hóa được sản xuất từ các doanh nghiệp trong nước.
+ Hai là, đối với hàng xuất khẩu, do bị đánh thuế xuất khẩu nên việc tiêu thụ các hàng hoá này ở thị trường nước ngoài trở nên khó khăn hơn so với thị trường nội địa và khi đó, các hàng hoá này có xu hướng sẽ được tiêu thụ trong nước. Bằng cách này, Nhà nước đã bảo hộ một cách hữu hiệu cho thị trường tiêu thụ trong nước.
Mặt khác, khi Nhà nước muốn khuyến khích xuất khẩu nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hoá do nước mình sản xuất khi chúng được tiêu thụ trên thị trường nước ngoài thì thuế suất đối với hàng hoá xuất khẩu sẽ được quy định giảm đi, thậm chí là bằng không.
Việc Nhà nước giảm thuế xuất khẩu đối với hàng hoá xuất khẩu sẽ tạo ra khả năng cạnh tranh tốt hơn cho loai hàng hoá này trên thị trường quốc tế, so với hàng hóa cùng loại của những nước khác đang lưu thông trên thị trường.
Như vậy, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không những đóng vai trò giống như những sắc thuế khác mà còn có một vai trò quan trọng đặc biệt khác là bảo hộ nền sản xuất trong nước.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu