Tổ Chức Tài Chính Vi Mô Là Gì

Tổ Chức Tài Chính Vi Mô Là Gì

Thông tư này quy định về việc phân loại đối với các tài sản có (gọi tắt là nợ) phát sinh từ các hoạt động sau của tổ chức tài chính vi mô: Cho vay; ủy thác cho vay; gửi tiền (trừ tiền gửi thanh toán) tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Thông tư này quy định về việc phân loại đối với các tài sản có (gọi tắt là nợ) phát sinh từ các hoạt động sau của tổ chức tài chính vi mô: Cho vay; ủy thác cho vay; gửi tiền (trừ tiền gửi thanh toán) tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Hệ thống tài chính gồm những gì?

Hệ thống tài chính là tổng thể các hoạt động tài chính của nền kinh tế quốc dân. Các thành phần của hệ thống tài chính có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển chung của tài chính, bao gồm:

Huy động là chức năng tạo lập các nguồn tiền. Nó thể hiện khả năng khai thác nguồn tiền nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế.

Huy động vốn phải tuân thủ cơ chế thị trường, quan hệ cung cầu và giá trị của tiền tệ. Hơn nữa, chức năng huy động vốn phụ thuộc vào môi trường kinh tế. Nếu nền kinh tế bị khủng hoảng, các chủ thể sẽ gặp khó khăn khi huy động vốn.

Ví dụ: Để có được nguồn tiền cho bản thân, bạn cần phải đi làm. Ngoài ra, bạn cũng có thể đi vay, đầu tư,… Những hình thức “kiếm tiền” này chính là biểu hiện đơn giản của chức năng huy động của tài chính.

Tài chính ra đời do sự xuất hiện của Nhà nước

Cùng với quá trình phát triển của xã hội, sự xuất hiện của Nhà nước đã thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động tài chính. Với chức năng và quyền lực của mình, Nhà nước đã thiết lập quỹ ngân sách thông qua việc phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới dạng giá trị. Điều này đã hình thành lĩnh vực tài chính nhà nước và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, mở rộng phạm vi hoạt động tài chính.

Hoạt động phân phối tài chính mang tính khách quan nhưng chịu sự chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp từ Nhà nước thông qua các chính sách kinh tế như chính sách thuế, chính sách tiền tệ, và các biện pháp điều tiết khác. Với quyền lực chính trị và thông qua hệ thống các chính sách và chế độ, Nhà nước đã tạo ra một môi trường pháp lý cho hoạt động tài chính, đồng thời kiểm soát việc đúc tiền, in tiền và lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế.

Thách thức và cơ hội trong lĩnh vực tài chính

Đặt giữa bức tranh chung của thị trường tài chính toàn cầu, hệ thống tài chính ở Việt Nam đang mở ra nhiều cơ hội tăng trưởng nhờ sự hội nhập và tiến bộ công nghệ nhưng cũng đối mặt với những thách thức đáng kể, đặc biệt là trong bối cảnh biến động toàn cầu và những khó khăn nội tại của nền kinh tế.

Sự biến động thị trường toàn cầu có thể tạo ra rủi ro lớn và đòi hỏi sự linh hoạt trong chiến lược tài chính. Ví dụ biến động của tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến giá trị các tài sản và nợ phải trả của doanh nghiệp hoặc quốc gia. Những thay đổi nhanh chóng trong tỷ giá có thể tạo ra những rủi ro không lường trước được.

Theo nhận định từ báo Vietnamnews.vn, “Kinh tế thế giới phải đối mặt với nhiều sóng gió, đặc biệt là tác động của xung đột địa chính trị kéo dài và cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa các nước lớn; rủi ro càng kéo dài trên thị trường tài chính và tiền tệ”.

Thêm vào đó, rủi ro tài chính, tiền tệ ngày càng gia tăng, giá cả, lạm phát, lãi suất toàn cầu hiện vẫn ở mức cao khiến cho quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu cũng chậm hơn dự kiến. Điều này cũng ẩn nhiều nguy cơ và thách thức lên lĩnh vực tài chính.

Với sự phát triển vũ bão của công nghệ thông tin, nhiều công nghệ mới được ra đời, vấn đề bảo mật tài chính vẫn là thách thức đối với ngành tài chính nói chung.

Mặc dù đã đầu tư nhiều giải pháp an toàn thông tin và có những biện pháp phòng chống tội phạm, nhưng ngành tài chính vẫn đang đối mặt với nhiều đe dọa từ tin tặc. Số vụ tấn công lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn còn dai dẳng và chưa triệt để.

Thêm vào đó, hệ thống ngân hàng thương mại nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất là trong các hoạt động tín dụng, mà cụ thể là tỷ lệ nợ xấu vẫn còn cao, hoạt động giám sát tài chính tiền tệ chưa hiệu quả nên chưa đóng góp nhiều cho công tác đảm bảo an ninh, an toàn tài chính của toàn hệ thống.

Hạn chế về thể chế và năng lực quản lý của cá nhân và tổ chức cũng khiến cho nhiều lỗ hổng bảo mật trong giao dịch tài chính vẫn chưa được khắc phục kịp thời.

Thay đổi chính sách tiền tệ từ các ngân hàng trung ương có thể ảnh hưởng đến lãi suất và chi phí vốn, tạo ra thách thức cho quản lý tài chính.

Lấy ví dụ, việc tăng hoặc giảm lãi suất cơ bản có thể ảnh hưởng đến chi phí vốn cho vay và lợi nhuận từ các đầu tư. Nếu lãi suất tăng, chi phí vay có thể tăng lên, ảnh hưởng đến chi phí tài chính của doanh nghiệp.

Điều này cũng ảnh hưởng đến giá trị thị trường của các tài sản tài chính như trái phiếu và cổ phiếu. Các doanh nghiệp phải đối mặt với thách thức trong việc đánh giá lại giá trị tài sản và lợi nhuận dự kiến trong bối cảnh biến động này.

Cơ hội lớn trong lĩnh vực tài chính được mở ra nhờ sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng của ngành FinTech – Công nghệ tài chính.

Tháng 2/2023, Hệ thống Giám sát và Phân tích thông tin trên môi trường mạng (Reputa) có trích dẫn dự báo của Robotics Group, rằng thị trường Fintech Việt Nam có thể cán mốc 18 tỷ USD vào năm 2024, và Việt Nam có thể vượt mặt Singapore để trở thành quốc gia có thị trường tài chính số tăng trưởng nhanh nhất khu vực.

“Triển vọng tươi sáng này được lý giải bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế dương, dân số trẻ am hiểu công nghệ đi kèm nỗ lực của Chính phủ trong việc thúc đẩy tiêu dùng số”.

Và sự phát triển đó mang lại cơ hội cho các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức tiếp cận tới các giải pháp tài chính sáng tạo và hiệu quả hơn.

Khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính cho cả cá nhân và doanh nghiệp đều được tăng cường.

Các ứng dụng di động, trang web và các nền tảng trực tuyến cung cấp cơ hội để thực hiện giao dịch tài chính mọi nơi và mọi lúc.

Các công nghệ chuyển đổi số như trí tuệ nhân tạo (AI) và phân tích dữ liệu lớn (big data) được sử dụng để cải thiện quy trình đánh giá tín dụng và chính sách tài chính, giúp đưa ra quyết định về tín dụng một cách nhanh chóng và chính xác hơn.

Các công nghệ hiện đại như điện toán đám mây, tự động hóa quy trình bằng robot, sinh trắc học, công nghệ thực tế ảo đã hỗ trợ đắc lực cho dịch vụ quản lý và dự báo tài chính. Blockchain có thể được sử dụng để cải thiện quản lý chuỗi cung ứng và quản lý tài sản.

Đọc thêm: Top 7 phần mềm quản lý tài chính doanh nghiệp tốt nhất hiện nay

Với một bộ giải pháp quản trị tài chính 4.0, các vấn đề và kỳ vọng trong bài toán tài chính nội bộ của doanh nghiệp có thể được giải quyết triệt để và toàn diện – mà với cách làm thủ công truyền thống là gần như bất khả thi.

Nhờ công nghệ, chủ doanh nghiệp sẽ luôn nắm được sức khoẻ tài chính của doanh nghiệp một cách tức thời, nhanh chóng đưa ra các quyết định và quyết sách chiến lược quan trọng về tài chính.

Đồng thời, bộ phận kế toán cũng có thể nhanh chóng chuẩn bị nhiều báo cáo khác nhau với độ chính xác cao. Các giao dịch tài chính ra – vào và các hoạt động xem xét hoá đơn chứng từ và duyệt chi tiền trong toàn nội bộ cũng được trơn tru, thuận lợi.

Theo phát biểu của ông Nguyễn Trường Hiệp, Giám đốc Bộ sản phẩm Quản trị tài chính Base Finance+ của Base.vn, mục tiêu và sứ mệnh của công nghệ này nên là “vì một sức khỏe tài chính và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam.”

Không thể phủ nhận tầm quan trọng và các ảnh hưởng từ tài chính tới các cá nhân, doanh nghiệp và toàn bộ xã hội nói chung. Vấn đề đặt ra lúc này là làm thế nào để sẵn sàng thích ứng và linh hoạt trong việc đối mặt với những thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội phát triển trong lĩnh vực tài chính hiện nay.